Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 47+48 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS nắm được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ, tập tính của chúng.

- Giải thích được sự thích nghi về hình thái, cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau.

2. Kĩ năng:

- Rèn KN quan sát, so sánh. KN hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

-GV: Hình phóng to 48.1; 48.2 SGK.

- HS: kẻ bảng SGK trang 157 vào vở.

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp

2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Nêu đặc điểm cấu tạo trong của thỏ thích nghi với đời sống?

3. Bài mới:

HĐ1: KĐ: GV giới thiệu nội dung bài học.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 47+48 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/5/2020 Ngày giảng: 7A5: ...../5 ; 7A6: ....../ 5 Tiết 47: SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nắm được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ, tập tính của chúng. - Giải thích được sự thích nghi về hình thái, cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau. 2. Kĩ năng: - Rèn KN quan sát, so sánh. KN hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. CHUẨN BỊ -GV: Hình phóng to 48.1; 48.2 SGK. - HS: kẻ bảng SGK trang 157 vào vở. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm cấu tạo trong của thỏ thích nghi với đời sống? 3. Bài mới: HĐ1: KĐ: GV giới thiệu nội dung bài học. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động 5: Bộ ăn sâu bọ. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc các thông tin của SGK trang 162, quan sát hình vẽ 50.1; SGK - Bộ ăn sâu bọ gồm những đại diện nào? - Chúng đặc điểm gì để phù hợp với cách ăn sâu bọ? ? Chân chuột chũi có đặc điểm gì phù hợp với việc đào hang trong đất? - GV cho HS thảo luận toàn lớp về những ý kiến của các nhóm. - GV cho HS kiến thức đúng. V. Bộ ăn sâu bọ - Răng nhọn, răng hàm cũng có 3, 4 mấu nhọn. - Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển, mõm có lông xúc giác để tìm mồi. - Chân trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khoẻ để đào hang Hoạt động 6: Bộ gặm nhấm Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS sử dụng nội dung thông tin sgk, quan sát lại hình và trả lời câu hỏi: ? Nêu đặc điểm cấu tạo của bộ răng phù hợp với cách gặm nhấm? ? Nhận biết bộ thú gặm nhấm nhờ cách bắt mồi như thế nào? - Gv nhận xét và chốt KT. VI. Bộ gặm nhấm - Răng cửa lớn luôn mọc dài, thiếu răng nanh. HĐ 7. Bộ ăn thịt ? Đặc điểm cấu tạo chân báo, sói phù hợp với việc săn mồi và ăn thịt như thế nào? ? Nhận biết bộ thú ăn thịt, thú ăn sâu bọ, thú gặm nhấm nhờ cách bắt mồi như thế nào? VII. Bộ ăn thịt + Răng cửa sắc nhọn, răng nanh dài nhọn, răng hàm có mấu dẹp sắc. + Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt êm. Hoạt động 8: Các bộ móng guốc: Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu HS đọc SGK trang 166, 167; quan sát hình 51.3 để trả lời câu hỏi: ? Tìm đặc điểm chung của bộ móng guốc? VIII. Các bộ móng guốc: - Đặc điểm của bộ móng guốc + Số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón có bao sừng gọi là guốc. Hoạt động 9: Bộ linh trưởng: Hoạt động của GV và HS Nội dung VĐ1: Đặc điểm chung của bộ - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát hình 51.4, trả lời câu hỏi: ? Tìm đặc điểm cơ bản của bộ linh trưởng? ? Tại sao bộ linh trưởng leo trèo rất giỏi? IX. Bộ linh trưởng: - Bộ linh trưởng + Đi bằng bàn chân + Bàn tay, bàn chân có 5 ngón + Ngón cái đối diện với các ngón còn lại giúp thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo. + Ăn tạp Hoạt động 10: Đặc điểm chung của lớp thú: Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học về lớp thú, thông qua các đại diện để tìm đặc điểm chung. Chú ý đặc điểm: bộ lông, đẻ con, răng, hệ thần kinh. X. Đặc điểm chung của lớp thú: - Đặc điểm chung của lớp thú: + Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất + Thai sinh và nuôi con bằng sữa + Có lông mao, bộ răng phân hoá 3 loại + Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt. Hoạt động 11: Vai trò của thú: Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: ? Thú có những giá trị gì trong đời sống con người? ? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển? - GV nhận xét ý kiến của HS và yêu cầu HS rút ra kết luận. XI. Vai trò của thú: - Vai trò: Cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, dược liệu, nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ và tiêu diệt gặm nhấm có hại. - Biện pháp: + Bảo vệ động vật hoang dã. + Xây dựng khu bảo tồn động vật. + Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế. HĐ 3: Luyện tập - GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm ? Nêu vai trò của lớp thú HĐ 4: Vận dụng ? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: GV yêu cầu hs về nhà thực hiện Cho tập hợp các sinh vật sau: Vịt trời, gà lôi, châu chấu, vượn, hươu, cá chép, giun đất, dơi, kanguru. Hãy sắp xếp thành từng nhóm sinh vật có một, hai, ba hình thức di chuyển V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Ôn tập lại các nội dug học kì II để tiết sau ôn tập. Ngày soạn: 19/5/2020 Ngày giảng: 7A5: ...../5 ; 7A6: ....../ 5 TIẾT 48: ÔN TẬP VỀ ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về ĐVCSX 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng tư duy 3.Thái độ : - Giúp các em có thái độ nghiêm túc trong học tập 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực phản hồi, NLquan sát, tìm mối quan hệ II. CHUẨN BỊ - Gv : hệ thống bài tập có liên quan - HS : ôn tập kiến thức và xem lại các bài tập đó làm III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 .Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới: HĐ1: KĐ: GV nêu yêu cầu của tiết ôn tập. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu hs nhớ kiến thức, trao đổi kết quả nhớ theo nội dung sau theo cặp. ?Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. I. Lớp chim. Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. Đặc điểm cấu tạo ngoài ý nghĩa thích nghi - Thân: Hình thoi - Chi trước: Cánh chim - Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau - Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng - Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp - Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng - Cổ: Dài, khớp đầu với thân - Giảm sức cản không khí khi bay - Quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh - Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh - Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng - Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ - Làm đầu chim nhẹ - Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông ? Nêu đặc điểm chung của lớp Chim. ?Nêu vai trò của chim trong tự nhiên và đối với đời sống con người. - GV yêu cầu hs nhớ kiến thức, trao đổi kết quả nhớ theo nội dung sau theo cặp. GV tổ chức cho hs thi tôi hỏi bạn trả lời. ? Nêu đặc điểm chung của Thú. ? Nêu vai trò của Thú đối với đời sống con người. Lấy ví dụ. *Đặc điểm chung: + Mình có lông vũ bao phủ + Chi trước biến đổi thành cánh + Có mỏ sừng + Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp. + Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể + Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con non nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. + Là động vật hằng nhiệt. *Vai trò của chim trong tự nhiên và đối với đời sống con người - Lợi ích: + Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm + Cung cấp thực phẩm + Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh. + Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch. + Vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng hoặc chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn của cây.... - Có hại: + Một số loài chim ăn hạt, ăn quả, ăn cá + Là động vật trung gian truyền bệnh. II. Lớp thú. Đặc điểm chung của Thú: + Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất + Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ + Có lông mao bao phủ cơ thể + Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng lanh, răng hàm. + Tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não. + Là động vật hằng nhiệt. - Vai trò: + Cung cấp nguồn dược liệu quý: xương hổ, mật gấu,... + Cung cấp những nguyên liệu để làm những đồ mĩ nghệ có giá trị: da hổ, sừng tê giác,... + Làm vật liệu thí nghiệm: chuột nhắt,... + Tất cả các loài gia súc đều là nguồn thực phẩm và một số loài có vai trò sức kéo quan trọng: trâu, bò,... + Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp: chồn, cầy,... HĐ 3: Luyện tập - GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm ? Nêu vai trò của lớp chim lấy vd. HĐ 4: Vận dụng - Yêu cầu HS làm phiếu học tập. Những câu nào dưới đây là đúng: Câu 1. Thỏ là loài động vật có hình thức sinh sản như thế nào? A. Đẻ trứng. B. Đẻ con. C. Đẻ trứng và đẻ con. D. Đẻ trứng hoặc đẻ con. Câu 2. Trong tự nhiên, thỏ có tập tính kiếm ăn vào lúc nào? A. Buổi sáng. B. Buổi sáng và buổi trưa. C. Buổi trưa. D. Buổi chiều và ban đêm. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: GV yêu cầu hs về nhà thực hiện - Sau khi nghiên cứu các di tích hóa thạch, các nhà khoa học đã phát hiện ra bò sát cổ và chim cổ có nhiều điểm giống nhau. Em có nhận xét gì về mối quan hệ của 2 loài động vật này? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - HS về nhà ôn tập những kiến thức trọng tâm theo nội dung ôn tập để tiết sau kiểm tra một tiết.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_4748_nam_hoc_2019_2020_truong_th.docx
Giáo án liên quan