A. PHẦN VĂN HỌC
1. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên
Câu 1: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên trích tác phẩm nào, của nhà văn nào? Thuộc thể loại nào?
Câu 2: Trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản Bài học đường đời đầu tiên
Câu 3: Dế Mèn đã bày trò gì? Hậu quả của trò nghịch ranh mà Dế Mèn đã gây ra là gì? Từ đó, em rút ra bài học gì cho bản thân?
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Thị trấn Phong Thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN 6
A. PHẦN VĂN HỌC
1. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên
Câu 1: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên trích tác phẩm nào, của nhà văn nào? Thuộc thể loại nào?
Câu 2: Trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản Bài học đường đời đầu tiên
Câu 3: Dế Mèn đã bày trò gì? Hậu quả của trò nghịch ranh mà Dế Mèn đã gây ra là gì? Từ đó, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 4: Sau khi gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn đã có hành động, thái độ gì? Những hành động, thái độ đó chứng tỏ điều gì?
Câu 5: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được sau khi bày trò nghịch ranh gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt là gì?
2. Văn bản Sông nước Cà Mau
Câu 1: Văn bản Sông nước Cà Mau trích tác phẩm nào của nhà văn nào? Thuộc thể loại nào?
Câu 2: Trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản Sông nước Cà Mau.
Hướng dẫn trả lời
1. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên
Câu 1:
- Văn bản Bài học đường đời đầu tiên trích tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài (1920-2014)
- Tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” thuộc thể loại truyện.
Câu 2: Nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.
+ Nghệ thuật: miêu tả loài vật sinh động; cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn; ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
Câu 3:
- Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc: Vặt lông cái Cốc cho tao
- Hậu quả: Dế Choắt bị chị Cốc hiểu nhầm, mổ trọng thương, thoi thóp và chết
- Bài học: làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận, tránh gây hậu quả xấu
Câu 4: Sau khi gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn vừa thương vừa ăn năn tội mình. Sau đó, Dế Mèn đem Choắt đi chôn cất, đắp mộ và đứng lặng suy nghĩ về bài học đầu đời.
- Những hành động, thái độ đó chứng tỏ Dế Mèn đã biết ăn năn, hối lỗi.
Câu 5: Bài học về sự khiêm tốn trong cuộc sống: “thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân”.
2. Văn bản Sông nước Cà Mau
Câu 1:
- Văn bản Sông nước Cà Mau trích tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi (1925-1989)
- Tác phẩm “Đất rừng phương Nam” thuộc thể loại truyện dài.
Câu 2: Nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc.
+ Nghệ thuật: Miêu tả cảnh vừa cụ thể vừa bao quát qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả.
B. PHẦN TIẾNG VIỆT
Câu 1: Thế nào là phó từ ? Cho ví dụ ?
- Khái niệm: phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
- Ví dụ: Học sinh tự lấy
Câu 1:
a. Thế nào là so sánh ? Cho ví dụ ?
b. Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm mấy phần ?
- Khái niệm: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ví dụ: Học sinh tự lấy
- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
+ Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
+ Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A)
+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
+ Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh)
Bài tập
Bài 1: Tìm phó từ trong đoạn văn sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì ?
Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn cất giọng cạnh khóe rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc rất bực, đi tìm kẻ đã trêu mình. Không thấy Dế Mèn, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc đã trút cơn giận lên đầu Dế Choắt.
Bài 2: Tìm phép so sánh trong những đoạn trích sau đây. Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm.
a. Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Đoàn Giỏi - Sông nước Cà Mau)
b. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
(Võ Quảng - Vượt thác)
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn (đề tài tự chọn), trong đó có dùng phép so sánh.
BÀI TẬP NGỮ VĂN TUẦN 3
Bài 1: Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
(Ca dao)
a. Chỉ ra phép so sánh trong bài ca dao. Cho biết cấu tạo của phép so sánh đó có gì đặc biệt?
b. Nêu tác dụng của phép so sánh em vừa chỉ ra.
Bài 2:
Viết một đoạn văn miêu tả (đề tài tự chọn) trong đó có sử dụng ít nhất 01 phép so sánh. Chỉ ra phép so sánh trong đoạn văn em vừa viết.
BÀI TẬP NGỮ VĂN TUẦN 4
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua...”
(Trích Ngữ văn 6 – tập hai)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết tác giả, thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản?
b.“Tôi” trong đoạn văn là nhân vật nào?
c. Nêu nội dung chính của đoạn văn?
d. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn sau:“Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.”
e. Cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong đoạn văn?
Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 câu) kể lại một lần em mắc lỗi.
BÀI TẬP NGỮ VĂN TUẦN 5
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá
(Trích Ngữ văn 6 – tập hai)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết tác giả, thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản?
b. Nêu nội dung chính của đoạn văn?
c. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn:“Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.”
d. Qua đoạn văn, em có cảm nhận gì về thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau.
Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 câu) kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em.
BÀI TẬP NGỮ VĂN TUẦN 7
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ
(Trích Ngữ văn 6 – tập hai)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết tác giả, thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản?
b. Đoạn văn trên là lời kể của ai? Kể về nhân vật nào? Cảm nhận của em về nhân vật được kể trong đoạn văn?
c. Qua lời kể của người kể chuyện, em hãy nhận xét thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật được kể. Từ đó rút ra bài học cho bản thân mình.
d. Tìm và nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn.
Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 câu) kể lại một việc tốt em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_truong_thcs_thi.doc