Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Việt Hưng

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

I. Kiến thức:

1. Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả

2. Sự vận động của trái đất quanh Mặt trời

3. Hiện tượng các mùa trên trái đất

4. Cấu tạo bên trong của trái đất

5. Tác động của nội lực và ngoại lực lên địa hình bề mặt trái đất

6. Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt trái đất

II. Kĩ năng

- Sử dụng quả địa cầu để mô tả sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và chuyển động tịnh tiến của trái đất trên quỹ đạo và giải thích được hiện tượng mùa của khí hậu trên trái đất.

- Xác định được các mối quan hệ nhân quả ở mức độ đơn giản.

- Rèn kĩ năng tư duy, phân tích tính toán

B. DẠNG BÀI

- Trình bày và giải thích các vận động của trái đất

- Tính giờ trên trái đất

- Vẽ hình sự vận động của trái đất quanh Mặt trời; cấu tạo bên trong của trái đất

- Trắc nghiệm ( nhiều lựa chọn nhưng chỉ có 1 đáp án đúng)

 

doc3 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Việt Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – MÔN ĐỊA LÍ 6 NĂM HỌC 2019 – 2020 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Kiến thức: 1. Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả 2. Sự vận động của trái đất quanh Mặt trời 3. Hiện tượng các mùa trên trái đất 4. Cấu tạo bên trong của trái đất 5. Tác động của nội lực và ngoại lực lên địa hình bề mặt trái đất 6. Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt trái đất II. Kĩ năng - Sử dụng quả địa cầu để mô tả sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và chuyển động tịnh tiến của trái đất trên quỹ đạo và giải thích được hiện tượng mùa của khí hậu trên trái đất. - Xác định được các mối quan hệ nhân quả ở mức độ đơn giản. - Rèn kĩ năng tư duy, phân tích tính toán B. DẠNG BÀI - Trình bày và giải thích các vận động của trái đất - Tính giờ trên trái đất - Vẽ hình sự vận động của trái đất quanh Mặt trời; cấu tạo bên trong của trái đất - Trắc nghiệm ( nhiều lựa chọn nhưng chỉ có 1 đáp án đúng) C. BÀI TẬP I. Trắc nghiệm Câu 1: Trái đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt trời theo hướng: A. Từ Đông sang Tây. B. Từ Tây sang Đông. C. Từ Nam đến Bắc. D. Từ Bắc xuống Nam Câu 2: Những nơi trên Trái đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng là: A. Nằm ở 2 cực B. Nằm trên xích đạo C. Nằm trên 2 vòng cực D. Nằm trên 2 chí tuyến Câu 3:Vỏ Trái đất là nơi quan trọng nhất vì: A. Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên và cả xã hội loài người B. Có độ dày rất mỏng C. Chiếm khối lượng và thể tích rất lớn D. Là nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sấm,chớp Câu 4: Khi khu vực giờ gốc là 4 giờ, thì ở Việt Nam là: A. 5 giờ B. 9 giờ C. 11 giờ D. 12 giờ Câu 5: Quan sát bảng dưới đây: Mùa Tính theo dương lịch Tính theo âm - dương lịch Mùa xuân Từ ngày 21 - 3 (xuân phân) đến ngày 22 - 6 (hạ chí) Từ ngày 4 - 5 tháng 2 dương lịch (lập xuân) đến ngày 5 - 6 tháng 5 dương lịch (lập hạ) Mùa hạ Từ ngày 22 - 6 (hạ chí) đến ngày 23 - 9 (thu phân) Từ ngày 5 - 6 tháng 5 dương lịch (lập hạ) đến ngày 7 - 8 tháng 8 dương lịch (lập thu) Mùa thu Từ ngày 23 - 9 (thu phân) đến ngày 22 - 12 (đông chí) Từ ngày 7 - 8 tháng 8 dương lịch (lập thu) đến ngày 7 - 8 tháng 11 dương lịch (lập đông) Mùa đông Từ ngày 22 - 12 (đông chí) đến ngày 21 - 3 (xuân phân) Từ ngày 7 - 8 tháng 11 dương lịch (lập đông) đến ngày 4 - 5 tháng 2 dương lịch (lập xuân) Em hãy cho biết cách tính ngày bắt đầu các mùa ở nửa cầu Bắc theo âm - dương lịch chênh với các ngày bắt đầu các mùa theo dương lịch bao nhiêu ngày? A. Khoảng 15 - 20 ngày B. Khoảng 40 – 42 ngày C. Khoảng 44 – 47 ngày D. Khoảng 47 – 50 ngày II. Tự luận Bài 1: Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của trái đất? Bài 2: Các hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của trái đất? Bài 3: Vẽ hình và trình bày sự vận động của trái đất quanh Mặt trời? Bài 4: Trình bày hiện tượng các mùa trên trái đất? Vẽ hình minh họa vị trí Trái đất ngày 26/6 và 22/12. Bài 5: Nguyên nhân sinh ra các mùa trên trái đất? Bài 6: Trình bày hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất? Bài 7: Biết Việt Nam nằm ở múi giờ thứ 7, hỏi: a. Khi khu vực giờ gốc là 7h thì lúc đó Việt Nam là mấy giờ? b. Khi khu vực giờ gốc là 15h thì lúc đó Việt Nam là mấy giờ? Bài 8: Cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp? Đặc điểm của các lớp? Lớp nào là quan trọng nhất? Vì sao? Vẽ hình minh họa? Bài 9: Trình bày cấu tạo lớp vỏ của trái đất? BGH duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người lập Đinh Thị Huế

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_6_nam_hoc_2019_2020.doc
Giáo án liên quan