Chuyên đề Người lính trong thơ văn hiện đại Việt Nam

Tục ngữ có câu “người ta là hoa đất” thì tâm hồn con người lại là hương sắc của hoa nói đến tâm hồn của người việt nam làm sao ta quên được những trái tim yêu nước nồng nàn: bỡi lẽ, với họ quê hương đã thành máu, thành thơ, thành sự sống. tình yêu ấy được cố thi sĩ X.Diệu diễn tả rất hình ảnh qua hai câu thơ:

“Tình yêu tổ quốc là đỉnh núi bờ sông

Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy.”

Tình yêu tổ quốc ở người vệt nam luôn mãnh liệt khi tổ quốc bị ngoại xâm. Họ thà hi sinh , thà đổ máu chứ “không chị mất nước không chịu làm nô lệ”. để cho làng sóng mãi trôi trên dòng sông lịch sử rồi nhẹ nhàng vổ vào con tim những người đang sống_thôi thúc thế hệ trẻ hôm nay bước đi trên con đường đời đầy mơ ước tạo nên bao kì tích để xứng đáng với những người đi trước là nhiệm vụ của giáo viên.Đó là lí do tôi chọn đề tài “người lính trong VH hiện đại Việt Nam”.

III. Cơ sở lí luận: vấn đề cần chuyển tải đến các em là:

Vẻ đẹp tâm hồn của người lính vẻ đẹp ấy thể hiện ở những phẩm chất như: tình đồng đội, tinh thần bất khuất, bất chấp khó khăn gian khổ, lạc quan, dũng cảm, tình yêu nước, yêu đồng bào.

-Giới hạn vấn đề: Văn học HĐ VN từ 1945 đến nay (chủ yếu tập trung vào 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chông Mĩ)

IV. Cơ sở thực tiễn: tôi chọn đề tài trên bỡi lẻ tuổi trẻ- HS ngày nay được sinh ra và lớn trên 1 đất nước hoà bình, nhiều khi say sưa với hạnh phúc hiện tại yên vui trong cuộc sống ấm no mà quên mất nỗi đau của chiến tranh, sự hy sinh mất mát quá lớn của các thế hệ đi trước. Để gợi cho các em đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và sự tự hào về quá khứ của dân tộc,nắm được một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc nhưng trường chưa có GV nào nghiên cứu đề tài này, cũng như chưa có đề tài này của cấp trên đưa về.

V. Nội dung nghiên cứu:

biện pháp thực hiện: -GV vận dụng chuyên đề vào giảng dạy tự chọn nâng cao.

-Thời lượng thực hiện 6 tiết.

- Đối tượng dạy

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 3113 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Người lính trong thơ văn hiện đại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tên đề tài: II. Đặt vấn đề: Tục ngữ có câu “người ta là hoa đất” thì tâm hồn con người lại là hương sắc của hoa nói đến tâm hồn của người việt nam làm sao ta quên được những trái tim yêu nước nồng nàn: bỡi lẽ, với họ quê hương đã thành máu, thành thơ, thành sự sống. tình yêu ấy được cố thi sĩ X.Diệu diễn tả rất hình ảnh qua hai câu thơ: “Tình yêu tổ quốc là đỉnh núi bờ sông Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy.” Tình yêu tổ quốc ở người vệt nam luôn mãnh liệt khi tổ quốc bị ngoại xâm. Họ thà hi sinh , thà đổ máu chứ “không chị mất nước không chịu làm nô lệ”. để cho làng sóng mãi trôi trên dòng sông lịch sử rồi nhẹ nhàng vổ vào con tim những người đang sống_thôi thúc thế hệ trẻ hôm nay bước đi trên con đường đời đầy mơ ước tạo nên bao kì tích để xứng đáng với những người đi trước là nhiệm vụ của giáo viên.Đó là lí do tôi chọn đề tài “người lính trong VH hiện đại Việt Nam”. III. Cơ sở lí luận: vấn đề cần chuyển tải đến các em là: Vẻ đẹp tâm hồn của người lính vẻ đẹp ấy thể hiện ở những phẩm chất như: tình đồng đội, tinh thần bất khuất, bất chấp khó khăn gian khổ, lạc quan, dũng cảm, tình yêu nước, yêu đồng bào. -Giới hạn vấn đề: Văn học HĐ VN từ 1945 đến nay (chủ yếu tập trung vào 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chông Mĩ) IV. Cơ sở thực tiễn: tôi chọn đề tài trên bỡi lẻ tuổi trẻ- HS ngày nay được sinh ra và lớn trên 1 đất nước hoà bình, nhiều khi say sưa với hạnh phúc hiện tại yên vui trong cuộc sống ấm no mà quên mất nỗi đau của chiến tranh, sự hy sinh mất mát quá lớn của các thế hệ đi trước. Để gợi cho các em đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và sự tự hào về quá khứ của dân tộc,nắm được một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc nhưng trường chưa có GV nào nghiên cứu đề tài này, cũng như chưa có đề tài này của cấp trên đưa về. V. Nội dung nghiên cứu: biện pháp thực hiện: -GV vận dụng chuyên đề vào giảng dạy tự chọn nâng cao. -Thời lượng thực hiện 6 tiết. - Đối tượng dạy học: học sinh lớp 9(khá, giỏi) Chuyên đề được soạn như sau: Chuyên đề : NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ VĂN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - thêm yêu thích văn học. -khai thác nhiều vẻ đẹp của người lính cách mạng trong văn học hiện đại VN. -Hệ thống kiến thức đã học về người lính các t/p văn học hiện đại bổ sung thêm kiến thức mới và biết thêm nhiều tác phẫm cùng đề tài. -Giáo dục học sinh lòng tự hào về dân tộc mình-tiếp nối những vẻ đẹp truyền thống của các thế hệ đi trước -sống có trách nhiệm với đất nước-bỡi lẻ đất nước này có được ngày hôm nay là đổi cả mồi hôi, nước mắt và cả máu xương của cha ông. B.chuẩn bị: -GV: + Tìm thêm những tác phẫm trong thơ văn hiện đại viết về người lính và các tư liệu liên quan. + Phân lượng thời gian thực hiện chuyên đề. + Bảng phụ:ghi các đoạn văn. + Các văn bản sưa tầm về đề tài (photo)phát cho học sinh. -HS: + ôn lại các tác phẩn VH VN hiện đại đã học, tìm ra những tác phẫm có chủ đề liên quan đến đề tài người lính cụ Hồ trong hai cuộc kháng chiến cứu nước. C.thời gian thực hiện chuyên đề: -Tiết 1, 2: giới thiệu, đọc những tác phẩm văn học viết về đè tài người lính. -Tiết 3, 4: Vẻ đẹp của người linh trong văn học hiện đại Việt Nam.(phần 1, 2) -Tiết 5, 6: Vẻ đẹp của người linh trong văn học hiện đại Việt Nam.(phần 3, 4) D. Nội dung chuyên đề: cần trong các tiết: tiết 1, 2:I. Những tác phẫm văn học VN có viết về đề tài người lính. Hình ảnh người lính việt Nam đi vào trong những trang văn , trang thơ không chỉ là các giới mày râu mà cả những cô gái, những người mẹ,... Bỡi “toàn dân tham gia kháng chiến” 1. Một số tác phẫm đã được học: * Đồng chí (Chính Hữu). * Bài thơ về tiểu đội xe không kính(Phạm Tiến Duật). * Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê). 2. Những tác phẫm đọc thêm: * Hoan hô chiến sĩ Điên Biên (Tố Hữu). * Cuộc chia li màu đỏ (Nguyễn Mĩ) * Khoảng trời hố bom(Lâm Thị Mỹ Dạ). * Dáng đứng Việt Nam (Lê Thanh Xuân). -Cho học sinh đọc lại các văn bản đã học, đọc các văn bản về đề tài người lính mà không được học. -HS đọc chọn những tác phẫm cùng đề tài mà các em sưu tầm được. Tiết 3, 4: II vẻ đẹp của người lính trong thơ văn hiện đại từ các bài thơ trên cho học sinh họp nhóm để phát hiện, bình về vẻ đẹp của người lính cánh mạng VN: à1. tình yêu đồng bào , yêu quê hương, yêu đất nước: ở người lính cánh mạng tình yêu gia đình, tình yêu đồng bào , yêu quê hương, yêu đất nước thống nhất vơí nhau. Hình tượng người lính đi vào văn học trong 2 cuộc kháng chiến chống pháp và chống mĩ đều là những con người từ nhân dân mà ra. Họ mang truyền thống anh hùng dân tộclàm nhiệm vụ giải phóng quê nhà. Trong kháng chiến chống pháp năm xưa, thơ ca đã ghi lại những cuộc chia taygiữa người dân mặt áo lính với quê hương. Họ ra đi với tinh thần hoàn toàn tự nguyện: “Ruộng nương anh gữi bạn thân cày Căn nhà không mặt kệ gió lung lay Giếng nứơc gốc đa nhớ người ra lính”(Đồng chí-Chính Hữu) Đẹp biết baonhững con người biết gác lại tình thương sâu nặng để hướng tới những chân trơì lớn lao của dân tộc: giành độc lập cho đất nước tiếp tục làm nhiệm vụ của người lính chông Pháp năm xưa,anh giải phóng quân trong thời đại chống Mĩ lại gữi lại quê hương , người yêu ở hậu phương mà ra đi “Xẻ dọc Trường Sơn cứu nước” .Cảm dộng làm sao “nhữngcuộc chia li màu đỏ”(Nguyễn Mĩ): “Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa Chồng của cô sắp sửa phải đi xa Cùng đi với nhiều đồng chí nữa Chiếc áo đỏ rực hư than lửa Cháy không nguôi trước cảnh chia li.” Một cuộc chia li đã mang sắc màu lạc quan, đẹp đẽ, đã ánh lên sức mạnh của niềm tin. Một cuộc chia li khác hẵn với cuộc chia li của người thiếu phụ xưa trong “chinh phụ ngâm”, hay trong thơ của Tế Hanh những năm trước cánh mạng : “Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu Ngàn đời không đủ sức đi mau Có chi vướng víu trong hơi máy Mấy chiếc toa tàu nặng khổ đau”(Vu vơ-Tế Hanh) Trở lại với người lính chống Pháp, qua ngòi bút tài tình điêu luyện Chính Hữu đã tạc nên bức chân dung tuyệt đẹp về hình ảnh người nông dân mặc áo lính: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”. Không gian làm việc khắc nghiệt biết bao! Đêm khuya giữa rừng hoan lại thêm cái lạnh giá của sương muối nhưng các anh lại sáng rực giữa đêm trường tựa ánh sao trên bầu trơì u tối.Nếu tình cảm quê hương không mặn mà, sâu nặng thì làm sao đủ sức soi rọi cho những người lính áo vải bước đi trên con dường cách mạng lắm chông gai. Thời chống Pháp qua đi, nhưng hình ảnh, trái tim con người trong một giai đoạn lịch sửấy, mãi mãi còn vang vọng, mãi mãi là vì tinh tú chói sáng trên bầu trời dân tộc để hôm nay và mai sau bước trên chặng đường lịch sử mới mà tiêu biểu là thế hệ con cháu họ vào những năm chống Mĩ. Gập ghềnh tren con đường Trường Sơn máu lửa, trở về với những câu chuyện, những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong ta mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của con người đã làm nên trang huyền thoại năm xưa... Từ trong mưa bom bão đạn, những đoàn xe không kính dừng chân tại bến đỗ thi ca là những hình tượng đẹp đã cùng các chiến sĩ lái xe anh dũng vượt qua thử thách để đi vào “trang sử vàng” dân tộc. Dẫu rằng chiến tranh ác liệt có tàn phá những phương tiện kĩ thuật đi chăng nữa thì nó vẫn mãi là kẻ bất lực khi đối diện với những trái tim yêu nước, yêu đòng bào: “Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.” Trái tim của tình yêu đất nước, yêu nhân dân đã sức mạnh. sức mạnh ấy đến cả với những cô gái tưởng như mềm yếu tựa cánh hoa. Trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” mà tiêu biểu là Phương Định đã làm sống dậy trong lòng độc giả ấn tượng có phai mờ về vẻ đẹp người con gái VN vào chuỗi tháng ngày gian khổ nhất. Xuất thân từ thủ đo Hà Nội với bao nét cá tính hồn nhiên, thơ ngây Phương Định bước vào chiến trường cùng với khát khao hiến dâng hết mình cho tổ quốc. Nơi ở của các cô là “một hang dưới chân cao điểm” đã khiến người ta phải thán phục, huống chi công việc thường ngày-phá bom, mở đường chứa đầy nguy hiểm.Cô đã từng nghĩ đến cái chết nhưng đối với cô nó chỉ “mờ nhạt, không cụ thể” mà thôi. Cái thực sự sáng lung linh trong cô là công việc: “liệu mìn có nổ không, bom có nổ không”-đúng là thứ “vàng mười trong ngọn lửa chiến trường”. Cách mạng , tộc ta phải cần những người lí tưởng như thế phải chăng lòng yêu nước dạt dào đã kết thành những cơn sóng mạnh mẽ cuốn trôi hết thảy vật cản trước mắt người con gái ấy!Phương Địnhvà đònh đọi vủa cô xứng đáng là ánh nắng toả hạnh phúc cuộc đời để ta phải ngưỡng vọng và noi theo. “Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử nắng cho đời nên nắng cũng cho thơ.”(Huy Cận) Tự hào cảm phục biết bao những tâm lòng Việt Nam, những con người dũng cảm, mưu trí,anh hùng, sẳn sãngả thân vì đất nước “Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng quân thù hứng lấy luồn bom.” (Khoảng trời-hố bom - Lâm Thị Mỹ Dạ) Ngọn lửa trái tim họ sẽ mãi mãi bất diệt cùng năm tháng, mãi mãi trướng tồn trong cuộc sống của chúng ta. Vào thời kì đất nước lênh đênh trên muôn trùng cơn sóng dữ dội, tình yêu đất nước đã trở thành tay lái vững chắc đưa con thuyền dân tộc cập bến tương lai 2/ Tình đồng đội: vượt lên trước sự tàn phá, huỷ diệt của chiến tranh, hình ảnh ngườichiiến sĩ đã xua tan khói bụi trường chinh giành lai vùng trời bình yên cho tổ quốc, ở người chiến sĩ còn có sự cảm thông, nhường cơm xẻ áo, giữa những người đồng đội cùng chung lí tưởng: - “Súng bên súng, đấu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ ... Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt rung người vừng trán ướt mồ hôi ... Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” (Đồng Chí - Chính Hữu) - “Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa chăn xuôi đắp cùng” (Tố Hữu) Tình cảm chân thành, lòng yêu thương là sức mạnh dịu kì thôi thúc các chiến sĩ viết nên bao trang huyền thaọi dân tộc. Tiếp nối, đón nhận ánh hào quan từ thế hệ cha anh đi trước, lớp anh em chống Mĩ cũng rất đổi gắn bó yêu thương: “Gặp bạn bè suốt dọc đường đi trước Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.” Ẩn sau cái bắt tay tinh nghịch, hóm hỉnh là cả niềm vui vô bờ khi gặp gỡ bạn bè sau trận chinh chiến khốc liệt. Và tuyệt vời biết bao nổi vắng gia đình người thân được xoa dịu bởi những tấm lóng đồng đội: “Bếp Hoàng cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) 3/ Tinh thần lạc quan của người lính: Cuốn theo làn gió cách mạng, tầng lớp thanh niên những ngày kháng chiến vào lính đã dang rộng tuổi thanh xuân đón lấy lí tưởng cao đẹp của đời mình. Đói cơm, rách áo, thiếu giày, băng rừng lội suối nhưng lời ca tiếng hát vẫn vang lên trên những hiểm nguy ở chiến trường; nụ cười tươi trẻ vẫn nở rộ trên đôi môi căng tràn nhựa sống: “Áo anh rách vai Quần tôi có vài mãnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày” (Đồng chí - Chính Hữu) “Nụ cười buốt giá”.Nụ cười sao mà đẹp thế! Nó như một lời khẵng định về tinh thần chiến đấu, coi thường gian khổ và hi sinh. Nhà thơ Trường Sơn Phạm Tiến Duật bắt gặp nguồn sáng ấy ở nụ cười của những chiến sĩ lái xe trên tuyến đướng Trường Sơn: “Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) Thật trẻ trung, hóm hỉnh mà ngang tàng, đáng yêu! Có lẽ mọi gian nan, thử thách trước mắt họ chỉ là cái coé, là nhạc nền mà thôi, để rồi sau đó nụ cười của họ sẻ làm nên những tẩu khúc rộn ràng, sôi nổi mang đậm chất lính. Tiết 5, 6: tinh thần dũng cảm, bất khuất: Khó khăn gian khổ, bom rơi đạn nổ nơi chiến trường khốc liệt vẫn không khuất phục được nhiệt huyết của người lính cách mạng: “Năm nươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm mưa dầm cơm vắt Máu trộn bùn non Chí không mòn” (Tố Hữu) Tiếp nối cha anh người lính chông Mĩ cũng sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Ta biết rằn vó nhiều người ra đi không bao giờ trở về, có những chiếc xe vùi lấp dưới hố bom nhưng những đoàn quân vẩn nối tiếp những đoàn quân ra tuyền tuyến. Các chiến sĩ vẫn tự hào: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.” Hình ảnh cácanh tập trung khí phách của dân tộc. Nhà thơ Lê Anh Xuân từ dáng đứng của anh giả phóng quân giữa đường băng Tân Sơn Nhất đã khái quát nên cả “dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ” “Anh chẵng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ Anh là chiến sĩ giải phóng quân” Ngày nay mùa xuân _niềm mơ ước mà đổi cả xương máu của người lính năm xưa_ đã trở về với dân tộc. Trên cánh đồng lúa chín vàng, nhà máy mọc lên khắp nơi...Người lính vẫn chịu đựng gian khổ cầm chắc tay súng bảo vệ biên cương. Cám động làm sao ông Lê Đức Thọ đã nói hội lòng ta” “Đời anh bội đội nhiều sương tuyết Đất nước thanh bình họ chữa yên” III.Bài tập: 1. Em hãy chỉ chỗ giống và khác nhau giữa người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp và người lính thời chống Mĩ ? 2. Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai thời kì kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mĩ ? 3. suy nghĩ của em về hình ảnh người lính cách mạng ? IV.Kết quả nghiên cứu: Qua thời gian vận dụng chuyên đề vào thao giảng dạy các tiết học tự chọn: -GV đã giúp HS hiểu sâu hơn về vẻ đẹp của người lính cách mạng. Các em hiểu và tự hào hơn về những trang sử vẻ vang của dân tộc ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Từ những kì tích, sữ hi sinh lớn lao của cha ông giúp các em hun đúc thêm đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” để rồi từ đó thấy được trách nhiệm của chính mình đối với các thế hệ đi trước, đối với tổ quốc Việt Nam : -Rèn luyện thêm cho học sinh cách làm văn nghị luận với dạng đề năng cao, liên quan đến nhiều tác phẩm. -HS thấy được yếu tố đồng quy giữa 3 phân môn: văn bản, tiếng việt và tập làm văn. -HS thấy được giá trị của văn chương đối với cuộc sống của con người từ đó yêu thích môn học hơn. VI. kết luận Những học sinh được học tự chọn chuyên đề này có thêm kiến thức thơ văn để bổ sung cho những tác phẫm đang học ở trường cùng chủ đề. -những thuận lợi trong thực hiên chuyên đề: +HS thích học, thích có thêm những câu thơ hay bổ sung cho chủ đề. +Nhiều tác phẩm hay viết về đề tài người lính. -những khó khăn trong thực hiên chuyên đề: +học sinh có nhiều kiến thức lịch sử về hai cuộc kháng chiến. +Nhà trường ít có tư liệu tranh ảnh về đề tài này. VII. Đề nghị: - Cần có thêm hình ảnh, phim tư liệu dùng trong nhà trường về hai cuộc kháng chiến vĩ đại (chống Mĩ, chống Pháp) của dân tộc. - Cần thêm tư liệu về người lính cách mạng VIII. phụ tục: 1 số bài thơ liên quan đến chủ đề. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN NÚI THÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN CAO VÂN Sáng kiến kinh nghiệm CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN NÂNG CAO NGỮ VĂN 9 Người thực hiện: Ngô Thị Tĩnh Đơn vị: Tổ xã hội 1

File đính kèm:

  • docNguoi linh trong tho van hien dai.doc
Giáo án liên quan