Chuyên đề Nghệ thuật chơi chữ trong thơ, ca dao - Dân ca Việt Nam

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của các từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn, thú vị .

Bà già đi chợ Cầu đông

Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng

Thầy bói xem quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

( Ca dao)

 

 

ppt16 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nghệ thuật chơi chữ trong thơ, ca dao - Dân ca Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÍNH CHÀO QUÝ VỊ ÐẠI BIỂU CÙNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ Môn: Ngữ Văn lớp 7 Giáo viên thực hiện: Phan Thị Ngọc Trường THCS Văn Võ Chuyên đề NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ, CA DAO - DÂN CA VIỆT NAM I.Thế nào là chơi chữ và tác dụng của chơi chữ. Ví dụ Bà già đi chợ Cầu đông Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng Thầy bói xem quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. ( Ca dao) (1) (2) (3) Lợi (1): Thuận lợi, lợi lộc( TT) Lợi (2+3): Một bộ phận trong vòm họng của con người: cái “nướu răng” ( DT) Dựa vào hiện tượng đồng âm. Tạo cách hiểu bất ngờ, thú vị. Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của các từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước … làm câu văn hấp dẫn, thú vị . Chuyên đề NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ, CA DAO - DÂN CA VIỆT NAM II.Các lối chơi chữ. Ví dụ Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò. I. Thế nào là chơi chữ và tác dụng của chơi chữ. 1. Chơi chữ bằng cách dùng từ ngữ đồng âm Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần. ( Nguyễn Du) 2. Chơi chữ bằng cách dùng từ ngữ gần âm ( trại âm) Có thương thì thương cho chắc Còn như trúc trắc thì trục trặc cho luôn Đừng như con thỏ nọ đứng đầu truông Khi vui giỡn bóng khi buồn giỡn trăng. 3. Chơi chữ bằng cách dùng điệp âm. Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn. 4. Chơi chữ bằng cách dùng lối nói lái. Ngọt thơm sau lớp vỏ gai, Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng Mời cô mời bác ăn cùng, Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà. ( Phạm Hổ) 5. Chơi chữ bằng cách dùng từ nhiều nghĩa. Chuyên đề NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ, CA DAO - DÂN CA VIỆT NAM II.Các lối chơi chữ. Ví dụ Mẹ thương con qua cầu Ái Tử Vợ trông chồng lên núi Vọng Phu. I. Thế nào là chơi chữ và tác dụng của chơi chữ. 6. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa. Chuột chù chê khỉ rằng “hôi” Khỉ mới trả lời “cả họ mày thơm”. 7. Chơi chữ bằng cách dùng từ trái nghĩa. Cóc chết bỏ nhái mồ côi Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ơi là chàng. Ễnh ương đánh lệnh đã vang Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi. 8. Chơi chữ bằng cách dùng từ cùng trường từ vựng. Con kiến mà leo cành đa, Leo phải cành cụt leo ra, leo vào. Con kiến mà leo cành đào, Leo phải cành cụt leo vào, leo ra. 9. Chơi chữ bằng cách vận dụng từ láy hoặc lặp từ. Bao giờ cho đến tháng ba Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng Hùm nằm cho lợn liếm lông Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi Nắm xôi nuốt trẻ lên mười Con gà mâm rượu nuốt người lao đao Lươn nằm cho trúm bò vào Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô Lúa mạ nhảy lên ăn bò Cỏ năn, cỏ lác rình mò bắt trâu Gà con đuổi bắt diều hâu Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ lông. 10. Chơi chữ bằng cách đảo ngược. Chơi chữ bằng cách dùng từ ngữ đồng âm Chơi chữ bằng cách dùng từ ngữ gần âm ( trại âm) Chơi chữ bằng cách dùng điệp âm. Chơi chữ bằng cách dùng lối nói lái. Chơi chữ bằng cách dùng từ nhiều nghĩa. 6. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa. 7. Chơi chữ bằng cách dùng từ trái nghĩa. 8. Chơi chữ bằng cách dùng từ cùng trường từ vựng. 9. Chơi chữ bằng cách vận dụng từ láy hoặc lặp từ. 10. Chơi chữ bằng cách đảo ngược. CÁC LỐI CHƠI CHỮ Chuyên đề NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG THƠ, CA DAO - DÂN CA VIỆT NAM II.Các lối chơi chữ. I.Thế nào là chơi chữ và tác dụng của chơi chữ. III.Nghệ thuật chơi chữ trong thơ,ca dao Việt Nam. III.Nghệ thuật chơi chữ trong thơ,ca dao Việt Nam. 1. Nghệ thuật chơi chữ trong thơ. Ví dụ 1: Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. ( Bà Huyện Thanh Quan ) HOẠT ĐỘNG NHÓM Phân tích cái hay của lối chơi chữ trong hai câu thơ: Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. ( Bà Huyện Thanh Quan ) Trả lời: Sử dụng từ đồng âm: + quốc ( nước) - DT + quốc quốc ( tiếng kêu của con chim) - ĐT Sử dụng từ đồng nghĩa: nước, quốc, quốc gia. Tách từ và nối từ : quốc quốc , gia gia: quốc gia, quốc gia. * Giá trị tu từ biểu đạt : Làm nổi bật nỗi niềm hoài niệm khôn nguôi đối với đất nước của bà Huyện Thanh Quan. III.Nghệ thuật chơi chữ trong thơ,ca dao Việt Nam. 1. Nghệ thuật chơi chữ trong thơ. Ví dụ 1: Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. ( Bà Huyện Thanh Quan ) - Sử dụng từ đồng âm: + quốc ( nước) - DT + quốc quốc ( tiếng kêu của con chim) - ĐT Sử dụng từ đồng nghĩa: nước, quốc, quốc gia. Tách từ và nối từ : quốc quốc , gia gia: quốc gia, quốc gia. * Giá trị tu từ biểu đạt : Làm nổi bật nỗi niềm hoài niệm khôn nguôi đối với đất nước của bà Huyện Thanh Quan. III.Nghệ thuật chơi chữ trong thơ,ca dao Việt Nam. 1. Nghệ thuật chơi chữ trong thơ. Ví dụ 1: Ví dụ 2: Chẳng phải liu điu cũng giống nhà, Rắn đầu biếng học chẳng ai tha. Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ, Nay thét mai gầm rát cổ cha. Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối, Lằn lưng cam chịu dấu roi tra. Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học, Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia. ( Lê Quý Đôn) Lối chơi chữ: Dùng các từ cùng thuộc trường từ vựng. Ví mình như Mạnh Tử, Khổng Tử (Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học); Hứa với cha mẹ xin siêng học. III.Nghệ thuật chơi chữ trong thơ,ca dao Việt Nam. 1. Nghệ thuật chơi chữ trong thơ. Ví dụ 1: Ví dụ 3: Chàng Cóc ơi, chàng Cóc ơi ! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi. Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi. ( Hồ Xuân Hương) Ví dụ 2: Lối chơi chữ: + Dùng các từ cùng thuộc trường từ vựng . Chàng: Con chẫu chàng. + Dùng từ đồng âm: Chàng:đại từ xưng hô xưa ( chàng – nàng; chàng – thiếp ) Thể hiện lỗi đau khi tình vợ chồng gắn bó chẳng được bao lâu nay phải chia lìa đôi ngả, âm - dương cách biệt . III.Nghệ thuật chơi chữ trong thơ,ca dao - dân ca Việt Nam. 1. Nghệ thuật chơi chữ trong thơ. 2. Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao, dân ca. - Sử dụng hiện tượng từ trái nghĩa: già/non. Ví dụ 1: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non. ( Ca dao ) Lối chơi chữ: Thể hiện sự tinh nghịch, dí dỏm của người hỏi. - Sử dụng hiện tượng đồng âm: núi non Là từ ghép đẳng lập (sự vật + sự vật ) Là từ ghép chính phụ (sự vật + tính chất ) III.Nghệ thuật chơi chữ trong thơ,ca dao - dân ca Việt Nam. 1. Nghệ thuật chơi chữ trong thơ. 2. Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao, dân ca. - Sử dụng lối nói lái. Chỉ cây khoai lang. Ví dụ 2: Khoang đầu, khoang cổ, khoang lai Bò la, bò liệt, đố ai biết gì? ( Câu đố dân gian ) Lối chơi chữ: SỬ DỤNG NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG CÂU ĐỐI Thiếp từ thủa lá thắm se duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ. Ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh. Lối chơi chữ: - Dùng các từ cùng trường từ vựng chỉ màu sắc: thắm, tía, đen, điều, đỏ, vàng, hồng, trắng, tím, xanh. - Câu đối thờ anh thợ nhuộm gắn liền với nghề của anh. IV: Luyện tập Bài tập 1: Em hãy đọc một bài thơ (đoạn thơ), một bài ca dao - dân ca Việt Nam có sử dụng nghệ thuật chơi chữ mà em biết ? Bài tập 2: Em hãy chỉ ra cái hay của nghệ thuật chơi chữ trong đoạn thơ sau: Còn trời, còn nước, còn non, Còn cô bán rượu, anh còn say sưa. ( Ca dao ) Lối chơi chữ: Dùng từ nhiều nghĩa : + Say sưa: Yêu thích cái đẹp, cảnh đẹp thiên nhiên ( trời – non – nước ). + Say sưa: Say mê sắc đẹp, vẻ đẹp duyên dáng của cô hàng rượu. Lối nói nước đôi, lấp lửng tạo nên nhiều cách hiểu. V. Hướng dẫn về nhà. Em hãy sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo ( Báo Hoa học trò, Thiếu niên Tiền phong, Văn nghệ ….vv ) TIẾT HỌC KẾT THÚC KÍNH CHÚC QUÝ VỊ ÐẠI BIỂU CÙNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ MẠNH KHOẺ – HẠNH PHÚC. CHÚC CÁC EM HỌC SINH CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI.

File đính kèm:

  • pptCHUYEN DE CHOI CHU VAN 7.ppt
Giáo án liên quan