Chuyên đề 5: Nguyễn Trãi (phần văn học chữ nôm)

 - Nguyễn Trãi, một vị anh hùng dân tộc - một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Vị danh nhân văn hóa thế giới. Các tác phẩm chữ Nôm của ông mà cụ thể là 254 bài thơ Nôm trong “Quốc âm thi tập” (QATT) đã sử dụng sáng tạo tiếng mẹ đẻ để sáng tác văn học cùng với đó là lời thơ đậm chất dân gian.

 - Thơ văn của ông thắm đượm tinh thần dân tộc. Đề tài, nhân vật, cảnh vật trong QATT là những thứ gần gũi với cuộc sống đời thường vốn là dấu hiệu của VHDG.

 

pptx19 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 5: Nguyễn Trãi (phần văn học chữ nôm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 5: NGUYỄN TRÃI (Phần văn học chữ Nôm)Học sinh trình bày: Võ Nhật Giang10a7vTrường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai – STI/ NGUYỄN TRÃI VỚI VĂN HỌC DÂN GIAN - Nguyễn Trãi, một vị anh hùng dân tộc - một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Vị danh nhân văn hóa thế giới. Các tác phẩm chữ Nôm của ông mà cụ thể là 254 bài thơ Nôm trong “Quốc âm thi tập” (QATT) đã sử dụng sáng tạo tiếng mẹ đẻ để sáng tác văn học cùng với đó là lời thơ đậm chất dân gian. - Thơ văn của ông thắm đượm tinh thần dân tộc. Đề tài, nhân vật, cảnh vật trong QATT là những thứ gần gũi với cuộc sống đời thường vốn là dấu hiệu của VHDG.Ví dụ: cây chuối, cây tùng, cây hòe, tiếng suối “Rồi hóng mát thuở ngày trường Hòe lục đùn đùn tán rợp giương” (BKCG** bài 43) Chẳng những sử dụng các điển tích, điển cố của văn học Trung Hoa mà ông còn biết vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ của dân tộc vào QATT. Để lên án những kẻ “xem của nặng hơn người” thì Nguyễn Trãi đã vận dụng câu tục ngữ: “Giàu người tới, khó người lui” Áp dụng vào câu thơ sau: “Giàu người họp, khó người tan Hai ấy hằng lề sự thế gian” (BKCG bài 12) - Có khi Nguyễn Trãi lấy trọn vẹn và có chỉnh lý chút ít của câu ca dao, tục ngữ:Vd: “Tật được tiêu nhờ thuốc đắng cay” (trong câu tục ngữ Thuốc đắng dã tật). - Có khi ông lấy ý chính trong câu ca dao dài ghép lại một câu thơ ngắn gọn.Vd: Câu ca dao: “Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy”Thì trong câu thơ của Nguyễn Trãi là: “Nuôi con mới biết lòng cha mẹ”MỘT SỐ VÍ DỤ KHÁC CÂU TỤC NGỮ, CA DAO THƠ NGUYỄN TRÃI1 Của mình thì giữ bo bo Của người thì thả cho bò nó ăn “Có của bo bo hàng chực của Oán người nôm nớp những âu người” (BKCG bài 11).2Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng “Ở đấng thấp thì nên đấng thấp Đen gần mực, đỏ gần son”. (BKCG bài 21).3Ở gần nhà giàu đau răng ăn cámỞ gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn “Lận đận nhà giàu no bữa cám Bạn bè kẻ trộm phải ăn đòn” (BKCG bài 21). Tóm lại: Thơ Nôm của Nguyễn Trãi có giá trị gợi thanh, gợi hình sinh động thắm đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Ghi chú: BKCG**: Bảo kính cảnh giới. II/ NGUYỄN TRÃI VỚI TIẾNG VIỆT Ông là người có ý thức sâu sắc về dân tộc. Biểu hiện qua việc dùng tiếng mẹ đẻ để sáng tác (chữ Nôm). Những từ ngữ của Tiếng Việt xuất hiện trong thơ ca như: ba ngựa, chú vằn, ruột óc, mồng tơi Gợi cuộc sống thôn quê mang vẻ đẹp hương đồng gió nội – vẻ đẹp dân tộc Việt Nam“Tả lòng thanh vị núc nácVun đát ải luống mồng tơi” Đặt nền móng cho việc xây dựng thơ văn của người Việt cổ qua chữ Nôm cùng với đó là việc phá cách thể thơ Đường  lục ngôn. Nguyễn Trãi còn gạt bỏ những tù Hán Việt hay dùng và thay vào đó là những từ Việt hóa.Vd: Tam kính cúc – ba đường cúcHành chỉ - đi nghỉ Quyền môn – cửa quyềnPhù vân – mây nổi Hồng quần – quần đỏPhá vỡ cái cố định để mở ra sự sáng tạo cho ngôn ngữ Tiếng Việt dần xuất hiện trong thơ ca.Nguyễn Trãi xứng đáng là bậc vĩ nhân khai sáng ra nền thơ ca tiếng Việt cổ điển góp phần làm ngôn ngữ dân tộc giàu có, tươi đẹp. III/ QUAN ĐIỂM THẨM MĨ CỦA NGUYỄN TRÃI TRONG SÁNG TÁC Cuộc đời của Nguyễn Trãi gắn liền với cây cỏ, núi sông. Có những sáng tác bộc tả nên nỗi buồn sâu thẳm nhưng cũng những sáng tác thể hiện rõ tình yêu thiên, yêu cuộc sống của một vị anh hùng dân tộc. Những tác phẩm của ông chất chứa biết bao điều làm người ta đọc một lần nhưng buộc phải đọc tiếp lần thứ hai. Giá trị thẩm mĩ trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi mà đặc biệt là trong tập thơ chữ Nôm QATT đã tạo nên dấu ấn riêng cho phong cách sáng tác của ông, và cũng để lại cho đời nhiều vần thơ đẹp. “Văn chương chép lấy, đòi câu thánh, Sự nghiệp tua gìn, phải đạo trung. Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược, Có nhân, có trí, có anh hùng. Nhìn cho biết nơi dường ấy, Chẳng thấp thì cao ắt được dùng”. (Bài 132). Tính thẩm mĩ đầu tiên trong QATT tạo nên cái hay chính là tư tưởng của tác giả: Đó là lòng trung quân ái quốc, sự trung thành tuyệt đối với triều đình. Sẵn sàng hi sinh cho đất nước như một bổn phận của một người công dân phải có. Chẳng những trung thành với đất nước, nguyện đem hết tài đức cho quê hương, Nguyễn Trãi còn mong ước cho nhân dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, là mong ước thái bình thịnh trị khắp muôn nơi. Chính điều đó đã tạo nên tính thẩm mĩ thứ hai trong sáng tác và cách nhìn nhận của Nguyễn Trãi: “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,Dân giàu đủ khắp đòi phương” (BKCG bài 43) “Đất thiên tử dưỡng tôi thiên tử,Đời thái bình ca khúc thái bình....”. Nguyễn Trãi cũng đã lấy phẩm hạnh của chính bản thân ông để tạo nên tính thẩm mĩ trong tác phẩm của ông. Đó là khí tiết của một vị anh hùng đầu đội trời chân đạp đất: “Lầm nhơ chẳng bén, tốt hoà thanh, Quân tử kham khuôn được thửa danh. Gió đưa hương, đêm nguyệt tĩnh, Trinh làm của, có ai tranh”. (Bài 243). Cuối cùng là quan niệm về cuộc sống thôn quê, mộc mạc, đầm ấm mà chất chứa tình cảm, cùng với đó là tâm hồn luôn hướng về thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên, xem thiên nhiên như người bạn đồng hành: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”Hay: “Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” (BKCG bài 43) Chính những giá trị thẩm mĩ ấy của Nguyễn Trãi được đưa vào tác phẩm như một niềm tâm sự của bản thân. Nhưng cái hay là “niềm tâm sự ấy” lại tạo nên vẻ đẹp cho thơ văn Nguyễn Trãi. Vẻ đẹp của sự kết tinh nghệ thuật và cũng là vẻ đẹp của một tâm hồn yêu nước thương dân. - hết - Cám ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!!GOOD BYE

File đính kèm:

  • pptxchuyen de Nguyen Trai.pptx