Bài giảng Ngữ văn 1 1 Tiết 57: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích kịch “Vũ Như Tô”) - Nguyễn Huy Tưởng

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:

- Những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch "Vũ Như Tô".

- Xung đột kịch trong đoạn trích.

2. Về kỹ năng:

- Tái hiện những kiến thức đã tìm hiểu được về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch "Vũ Như Tô" thông qua việc chuẩn bị bài ở nhà.

- Hiểu và phân tích được xung đột kịch.

3. Về thái độ:

- Hứng thú tìm hiểu, phát hiện xung đột kịch.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn 1 1 Tiết 57: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích kịch “Vũ Như Tô”) - Nguyễn Huy Tưởng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:Ngày giảng:TiếtBàiMục tiêu bài họcPhương tiện Phương phápTiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. 2. bài mới.Hoạt động của GV và HSNội dung cần đạt3.Củng cố.4.Dặn dò.Ngày soạn:Ngày giảng:Tiết: 57Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài(Trích kịch “Vũ Như Tô”) - Nguyễn Huy Tưởng -A. Mục tiêu bài học1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:- Những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch "Vũ Như Tô".- Xung đột kịch trong đoạn trích.2. Về kỹ năng:- Tái hiện những kiến thức đã tìm hiểu được về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch "Vũ Như Tô" thông qua việc chuẩn bị bài ở nhà.- Hiểu và phân tích được xung đột kịch.3. Về thái độ:- Hứng thú tìm hiểu, phát hiện xung đột kịch.B. phương pháp tiến hành- Đọc sáng tạo- Giảng giải- Gợi mở- Vấn đáp, đàm thoại- Phân tíchC. phương tiện dạy học - SGK + SGV + Thiết kế giáo án- Máy tính, máy chiếu.D. tiến trình lên lớp1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS:2. Bài mới:Vào bài: Vũ Như Tô là vở kịch đầu tay của Nguyễn Huy Tưởng, được viết ra từ mùa thu 1941, hai năm sau mới được công bố trên tạp chí Tri Tân. Có thể nói, đây là sáng tác hàm chứa bản tuyên ngôn nghệ thuật và thuộc vào loại tiêu biểu cho cả sự nghiệp văn chương của Nguyễn Huy Tưởng. Hoạt động củaGiáo viên và Học sinh Nội dung cần đạt I. Tiểu dẫn:* GV tổ chức cho HS trình bày kiến thức cơ bản của phần Tiểu dẫn qua việc đã chuẩn bị bài ở nhà. Hoạt động 1: Tìm hiểu Tiểu dẫn* HS dựa vào SGK trình bày:1, Tác giả Nguyễn Huy Tưởng:Tiểu sử: Sự nghiệp sáng tác: Phong cách sáng tác:*GV nhấn mạnh: Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Bình sinh, Nguyễn Huy Tưởng luôn khát khao viết được những tác phẩm có quy mô lớn, dựng lên được những bức tranh, những hình tượng hoành tráng về lịch sử bi hùng của dân tộc, khát khao nói lên được những vấn đề có tầm triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật. 2, Vở kịch "Vũ Như Tô": * Dựa vào SGK, em hãy nêu hoàn cảnh và mục đích sáng tác vở kịch?a, Hoàn cảnh và mục đích sáng tác:SGK* GV gợi ý HS kể lại nội dung vở kịch.b, Tóm tắt vở kịch "Vũ Như Tô“:SGK* GV dẫn dắt: Từ 1 sự kiện lịch sử xảy ra ở thế kỷ XVI, Nguyễn Huy Tưởng đã hư cấu, sáng tạo nên vở kịchVNT, đặt ra những vấn đề sâu sắc của cuộc sống và nghệ thuật. Quả là kịch VNT có yếu tố lịch sử, nhưng cảm hứng chủ đạo của tác phẩm không phải là dựng lại, làm sống dậy 1 sự kiện lịch sử nên cũng có thể gọi nó là vở kịch lịch sử theo đúng nghĩa của nó. Vì thế nên coi VNT là một vở bi kịch.?: Em hiểu như thế nào là bi kịch? * HS tự do trình bày cách hiểu của mình.c, "Vũ Như Tô" là một vở bi kịch có quy mô hoành tráng (5 hồi). * GV giảng giải: - Là 1 thể của loại hình kịch.- Xung đột bi kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn "không thể giải quyết" được; mọi cách khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến "sự diệt vong những giá trị quan trọng".- Nhân vật chính của bi kịch thường là những người anh hùng. Nhân vật bi kịch là những con người có những say mê, khát vọng lớn lao; đồng thời đôi khi có cả những sai lầm trong hành động và suy nghĩ. Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tình cảm nhân văn ở mỗi con người. 3. Đoạn trích: "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài".?: Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích trong tác phẩm?- Đoạn trích là hồi V, hồi cuối cùng của vở kịch.Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bản. II. Đọc - hiểu văn bản:* GV tổ chức cho HS đọc theo phân vai đoạn trích - lớp 1. Lưu ý HS ngữ điệu từng nhân vật.1. Đọc: Lớp 1, hồi V.?: Vở bi kịch này có mấy mâu thuẫn? Hãy chỉ ra các mâu thuẫn đó? 2. Tìm hiểu văn bản:a, Các mâu thuẫn cơ bản của vở kịch:- 2 mâu thuẫn:+ Tập đoàn phong kiến > Bị giết => Bi kịch không lối thoát. ?: Hai mâu thuẫn này có tác động lẫn nhau không? - Hai mâu thuẫn này có tác động qua lại lẫn nhau: Vũ Như Tô tích cực xây dựng Cửu Trùng Đài càng làm cho mâu thuẫn thứ nhất tăng lên, gay gắt thêm. Bởi vì xây dựng Cửu Trùng Đài nhân dân phải gánh vác sưu cao thuế nặng. 3. Củng cố:- Bài học này giúp chúng ta khám phá được một phần quan trọng của vở kịch: mâu thuẫn kịch. Vở kịch có 2 mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn 1 đã được giải quyết còn mâu thuẫn 2 không thể giải quyết được, nhân vật chính rơi vào tấn bi kịch không lối thoát.4. Dặn dò:- HS tiếp tục soạn bài.- Tập diễn xuất theo sự phân vai của trích đoạn vở kịch.Ngày soạn:Ngày giảng:Tiết: 58Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài(Trích kịch “Vũ Như Tô”) - Nguyễn Huy Tưởng -A. Mục tiêu bài học1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:- Tính cách nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm.- Nhận thức được tư tưởng nhân dân của Nguyễn Huy Tưởng, đồng thời thấy được thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tài năng của tác giả đối với những nghệ sỹ có tâm huyết và tài năng lớn như Vũ Như Tô.- Những nét đặc sắc của vở kịch qua đoạn trích.2. Về kỹ năng:- Hiểu và phân tích được tính cách, diễn biến tâm trạng, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích.3. Về thái độ:- Cảm thông, trân trọng những nghệ sỹ có tâm huyết và tài năng lớn nhưng lại lâm vào tình trạng mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để thực hiện khát vọng ấy.- Yêu quý và có thái độ gìn giữ tác phẩm kịch hay của dân tộc.B. phương pháp tiến hành- Gợi mở- Vấn đáp, đàm thoại- Phân tích- Hoạt động nhóm.

File đính kèm:

  • pptTiet 57 Vinh biet Cuu trung dai(1).ppt