Chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ văn 10: Từ Hán Việt – Sử dụng từ Hán Việt - Dịch tác chữ Hán bằng Tự điển Hán Việt trên máy vi tính

Mục đích: Giúp các đồng nghiệp và học sinh hiểu rõ hơn về từ Hán Việt bằng công cụ hỗ trợ- Phần mểm Tự điển Hán Việt.

Đây là cách dịch thô văn bản dùng tự điển (vì tự điển được cài đặt trên máy tính nên nhanh hơn phương pháp truyền thống), khác với cách dịch tự động

Chuẩn bị: Theo tôi đơn giản nhất là phần mềm Tự Điển Hán Việt và Hano Coverter 1.0 (Mua đĩa Hanosoft, đĩa này chứa font Hán unicode và nhiều phần mềm dịch thuật Hán Việt:, Hano Coverter - phần mềm chuyển đổi từ phồn sang giản thể và ngược lại , phần mềm Hanokey )

 

doc7 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ văn 10: Từ Hán Việt – Sử dụng từ Hán Việt - Dịch tác chữ Hán bằng Tự điển Hán Việt trên máy vi tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ văn 10: Từ Hán Việt – sử dụng từ Hán Việt - Dịch tác chữ Hán bằng Tự điển Hán Việt trên máy vi tính (Bài viết này có thề làm tài liệu tham khảo cho Chủ đề 4: Tử Hán Việt và những lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt – “Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Ngữ văn 10”) (Th.s-Ncs huỳnh quán chi- Giáo viên trường THPT Lưu Tấn Phát –Cai Lậy- Tiền Giang) Mục đích: Giúp các đồng nghiệp và học sinh hiểu rõ hơn về từ Hán Việt bằng công cụ hỗ trợ- Phần mểm Tự điển Hán Việt. Đây là cách dịch thô văn bản dùng tự điển (vì tự điển được cài đặt trên máy tính nên nhanh hơn phương pháp truyền thống), khác với cách dịch tự động Chuẩn bị: Theo tôi đơn giản nhất là phần mềm Tự Điển Hán Việt và Hano Coverter 1.0 (Mua đĩa Hanosoft, đĩa này chứa font Hán unicode và nhiều phần mềm dịch thuật Hán Việt:, Hano Coverter - phần mềm chuyển đổi từ phồn sang giản thể và ngược lại, phần mềm Hanokey) Tự điển Hán Việt (Thiều Chửu): Trước hết có lẽ nên xuất phát từ Tự điển Hán Việt (Thiều Chửu). ( Nếu máy có nối mạng thì rất tốt). Mở thư mục Tự điển Hán Việt trong đĩa Hanosoft hoặc tải miễn phí (khi tải thường thiếu font), trong đó có ba phần: 1)Font, 2)java, 3) tự điển. -Cài font (copy font, vào Control Panel , dán font vào). - cài java (nhắp chuột vào Java, next). - phần tự điển vào ổ cứng (C hoặc D), tạo shortcut ngoài màn hình. Khởi động lại máy. (Nếu không hiện chữ mà chỉ có xuất hiện ô vuông thì cần xem lại font chữ, ta vẫn có thể copy những ô vuông này vào google.com nó vẫn có giá trị) H.1. Hán Việt tự điển (Hanosoft) Sử dụng: • Dịch nghĩa từng từ: Phía trên Tự điển có 4 thẻ: Tra bộ, tra nét, Tìm chữ, Bàn gõ chữ, Phiên âm Hán –> Việt. Ta chọn “Tìm chữ”. -Đánh chữ phiên âm Việt vào ô trống. Ví dụ: đánh chữ “chi” , sẽ có 14 kết quả, nhắp chuột vào từng chữ để tra nghĩa. -(hoặc không cần đánh chữ, cứ chọn thẻ “Tra nét” , theo mũi tên sổ xuống chọn từ, sẽ thấy xuất hiện nghĩa của chữ cần tìm) (Nếu biết sữ dụng tra theo bộ thì nhắp chuột vào số tương ứng với tổng số nét của chữ cần tìm trừ cho số nét của bộ đã đượ xác định). (Vài trường hợp tùy theo máy, phải sử dụng kiểu gõ VIQR, có ghi sẵn hướng dẫn cách gõ ở phía dưới) (vui lòng vào Vietkey hoặc Unikey chỉnh lại: dùng bảng mã VIQR). • Đánh văn bản: chọn chức năng đánh văn bản. gõ chữ cần viết (ví dụ viết chữ “chi” việt ngữ- xuất hiện nhiều chữ Hán ký hiệu 0 đến 9 và còn nữa. Ta tiếp tục lựa chọn, ví dụ gõ số 1 vào ô trống sẽ xuất hiện chữ Hán lên ô trống màu vàng. Viết chữ tiếp, copy các chữ đã viết dán vào Word. (Nếu có cài phần mềm Hanokey thì có thể gõ tương tự). (Có thể mua 2 CD China font ở các cửa hàng cài vào máy sẽ cho những font chữ thật đẹp, có kiểu chữ hệt như viết bằng bút lông mực Tàu). (Copy font từ CD dán vào Start\Seting\Control Panel\font) • Phiên âm: Đây là chức năng thú vị của Từ điển (Cần thiết để dịch văn bản). Dán văn bản chữ Hán vào ô trống màu vàng, nhắp chuột vào lệnh “Phiên âm” là ta có kết quả phiên âm phía dưới (trong ô màu xanh). Nhắp chuột vào từng chữ phiên âm sẽ cho nghĩa tương ứng. Nếu một chữ có nhiều cách phiên âm thì tất cả cách phiên âm được viết trong ngoặc đơn, tuỳ vào văn cảnh mà ta chọn phù hợp. Tuy có nhiều cách phiên âm ở mỗi từ nên hơi rườm rà, tuy nhiên cái chính là nghĩa nên đừng bận tâm việc chọn cách phiên âm) Nếu kết quả có dấu (?) thì đó là từ giản thể. Ta có thể dùng Hanokey conver (trong Hanosoft) để chuyển đổi hoặc vào trang để phiên âm, hoặc dùng tranlatre.google.com để dịch. 2. Hano Converter 1.0 Để hỗ trợ cần cài thêm Hano Converter 1.0, nó có công dụng phiên âm, chuyển đổi qua lại hai chiều Giản – Phồn thể. H.2. Hano Converter 1.0 Cài đặt: Nhắp chuột vào, next theo chỉ dẫn. Phần mềm Hano Converter 1.0 khá thú vị, nó cho phép chuyển văn bản Phồn thể->Hán Việt, Giản thể ->Hán Việt, Phồn thể ->Giản thể, Giản thể ->Phồn thể. Ở đây ta dán văn bản chữ hán vào ô trống. Kế đến chọn từ Giản thể->Phồn thể (dòng thứ tư). Kế đến bôi đen văn bản và nhắp chuột vào phím [from coped text] (phím có dấu mũi tên, phím phía trên-bên trái). Ta sẽ có kết quả chuyển đổi hoàn toàn sang phồn thể. (Nếu văn bản dài, ta lặp lại nhiều lần vì mỗi lần chỉ chuyển vài trang). Khi đã chuyển sang phồn thể rồi, ta chỉ cần nhắp chuột vào phím lệnh Past to MSWord (phím phía dưới-bên trái của giao diện) thì toàn bộ kết quả trong khung sẽ được dán vào trang Word ở chỗ có dấu con trỏ) -Từ văn bản Phồn thể vừa chuyển đổi , ta có thể sử dụng phần mềm Hán Việt tự điển (Hanosoft) với chức năng nhắp chuột vào từng từ đã phiên âm sẽ cho nghĩa tương ứng (Tương tự chức năng tra từ dùng chuột phải của Tự điển Lạc Việt! - Cụ thể là từ phần kết quả phiên âm được (trong ô màu xanh) ta nhắp chuột trái hoặc chuột phải vào thì nghĩa từng chử sẽ hiện lên! (nhớ là khi tra xong từng chữ thì phải nhắp chuột vào phím [Phiên âm Hán -> Việt] để dịch từ kế tiếp). (Nếu ra chuột vào từng chữ đã phiên âm ở ô màu xanh thì sẽ xuất hiện từng chữ Hán tương ứng!) Đến đây công việc sẽ hết sức đơn giản: nhắp chuột vào chữ cần tra để xem nghĩa và nhắp chuột vào phím [phiêm âm Hán->Việt] để trở lại văn bản và tiếp tục. Hai thao tác đó sử dụng liên tục cho đến hết văn bản! (Chú ý: nên đặt dòng chữ ta dịch ở sát cạnh trên hoặc dưới của khung màu xanh để khỏi nhầm từ) (Muốn lưu lại kết quả phiên âm được (trong ô màu xanh), ta có thể dùng chuột bôi đen - copy và dán vào trang Word trắng). Với bấy nhiêu là tương đối đủ. 3. Khai thác Internet Tuy nhiên, dịch một văn bản sẽ còn một vài từ sót lại sau khi thử qua 2 phần mềm Tự điển Hán Việt và Hano Converter 1.0. Ta tiếp tục bổ sung bằng Khai thác Internet (qua các trang: translater.google.com.vn, pc.cs.nyu.edu/~huesoft/, vdict.com) Dùng từ điển Hán Nôm trực tuyến ( (trang này cũng có chức năng viết chữ, phiên âm). Để phiên âm: Ta vào trang: ( (chọn chức năng: hỗ trợ phiên âm). H.3. Tự điển Việt Hán Nôm trực tuyến H.4. Chức năng phiên âm của tự điển Việt Hán Nôm trực tuyến Kế đó dịch từng từ, biên tập lại. Gần đây, vì thấy được ý nghĩa của thị trường Việt Nam nên Google.com đã đầu tư khá nhiều để cho ra đời công cụ dịch thuật đa ngôn ngữ trong đó có hỗ trợ tiếng Việt. Nó cho phép dịch đoạn văn, dịch trang Web nhiều ngôn ngữ sang tiếng Việt và dịch ngược lại! Đấy là một tiến bộ quan trọng góp phần rút ngắn rào cản về ngôn ngữ giữa các nước. Tuy là bước đầu, độ chính sát ra sao thì còn phải bàn nhưng đã là một cố gắng lớn. Xin vui lòng tham quan trang: google.translation ( Tự điển trực tuyến vdict.com cũng tương tự. Nếu các cách không thành công, bạn thử vào dịch Hoa –Anh, rồi tiếp tục dịch Anh – Hoa (phồn thể) hoặc Anh – Việt. Tóm lại, đến nay việc phiên dịch có thể qua 4 bước sau: 1. Vào trang translater.google.com.vn để dịch văn bản trực tiếp sang tiếng Việt. Nếu là web tiếng Hoa, vào google.com.vn, nhắp chuột vào [xem bản dịch] ở cuối mỗi địa chỉ, web sẽ chuyển sang tiếng Việt. Tuy nhiên dịch văn bản kiểu này không chính sát, có thể bỏ qua. 2. Copy văn bản vào phần hỗ trợ phiên âm của từ điển Việt - Hán - Nôm: ( để phiên âm) (chọn chức năng: hỗ trợ phiên âm). 3. Lựa chọn cách phên âm chính xác bằng cách dùng Tự điển Hán Việt (Hanosoft), vì có khi một từ có nhiều cách phiên âm. Tự điển này cho phép dịch từng từ bằng cách nhắp chuột vào từ đã phiên âm (tương tự Tự điển Lạc Việt). (Nếu là văn bản Giản thể thì nên đưa về Phồn thể (dùng phần mềm Hano Convverter). 4. Dùng Từ điển Hán Việt hoặc Từ điển Hán Việt trức tuyến dịch từng từ. Tiện nhất là dùng tự điển Hán Việt (Hanosoft). Sử dụng chức năng phiên âm văn bản, sau đó nhắp chuột vào từng từ đã phiên âm sẽ có nghĩa xuất hiện. (Nhớ là sau khi tra mỗi từ, ta cần nhắp chuột vào phím [phiên âm Hán -> Việt] trên màn hình để dịch tiếp). 5. Kiểm tra lại kết quả. Sau đó nhờ các chuyên gia biên tập lại. Có thể nói đây là kiểu phiên dịch chủ yếu là tra tự điển cực nhanh-bán thủ công (phân biệt với cách phiên dịch tự động bằng máy!) Tuy dùng máy vi tính nhưng chủ yếu vẫn là con người, các chương trình chỉ là phương tiện. Chúc các bạn có thêm niềm vui.

File đính kèm:

  • docDịch Hán Viet.doc
Giáo án liên quan