Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm : Thơ hai-Cư Của Ba-sô

Ma-su-ô Ba-sô (1644-1694) là nhà thơ hàng đầu của Nhật. Ông sinh ở U-ê-nô,xứ I-ga. Khoảng năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô, sinh sống và làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô. 10 năm cuối đời, Ba-sô làm những cuộc du hành dài đi hầu khắp đất nước, vừa đi vừa viết du kí và sáng tác thơ hai-cư. Ông trút hơi thở cuối cùng ở Ô-sa-ka. Tác phẩm của Ba-sô: Du kí Phơi thân đồng nội (1685), Đoãn văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang ( 1689), Áo tơi cho khỉ (1691), Lối lên miền O-ku (1689)

 

ppt19 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 10 - Đọc thêm : Thơ hai-Cư Của Ba-sô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC THÊM : THƠ HAI-CƯ CỦA BA-SÔTIỂU DẪNMa-su-ô Ba-sô (1644-1694) là nhà thơ hàng đầu của Nhật. Ông sinh ở U-ê-nô,xứ I-ga. Khoảng năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô, sinh sống và làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô. 10 năm cuối đời, Ba-sô làm những cuộc du hành dài đi hầu khắp đất nước, vừa đi vừa viết du kí và sáng tác thơ hai-cư. Ông trút hơi thở cuối cùng ở Ô-sa-ka. Tác phẩm của Ba-sô: Du kí Phơi thân đồng nội (1685), Đoãn văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang ( 1689), Áo tơi cho khỉ (1691), Lối lên miền O-ku (1689)Nội dungBố cục thơ Hai-cư:Dòng thứ nhất giới thiệuDòng thứ hai tiếp tục ý trên và mở rộng dòng thứ baDòng thứ ba kết lại tứ thơ, mở ra những suy tư cảm xúc cho người đọcBài 1 Đất khách mười mùa sương về thăm quê ngoảnh lại Ê-đô là cố hương.Về thăm quê  Tình cảm đối với Mi-ê sau mười năm xa quê.Trở về Mi-ê lại nhớ Ê-đô:  Ê-đô thân thiết như quê hương mình. Bài thơ thể hiện tình cảm thân thiết gắn bó với mảnh đất mình ở. Bài thơ thể hiện quy luật tình cảm đối với quê hương thứ hai. “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” ( Chế Lan Viên)Bài 2 Chim đỗ quyên hót ở Kinh đô mà nhớ Kinh đô.Sau 20 năm ở Ê-đô quay về thăm Ki-ô-tô nghe chim đỗ uyên hótHình ảnh chim đỗ uyênĐiển tích vua Thục mất nướcThời gian chuyển từ xuân sang hèNỗi buồn và sự vô thườngNỗi niềm hoài thương dĩ vãng của tác giả: kinh đô ngày xưa đầy kỉ niệm nay không còn nữaNỗi lòng da diết xen lẫn buồn, vui mơ hồ về một thời xa xăm, sự hoài cảm. Tiếng chim hay tiếng lòng ?Bài 3 Lệ trào nóng hổi tan trên tay tóc mẹ làn sương thu.Xa nhà lâu, khi trở về thăm mẹ thì mẹ không còn nữa,chỉ để lại mớ tóc.Lệ nónh hỏi rơi trên tóc mẹ  gợi nỗi lòng thương cảm xót xa khi mẹ không còn. Tấm lòng của người con đối với mẹ.Hình ảnh làn sương thu mơ hồ ( đa nghĩa)Gợi nỗi buồn trống trải.Mái tóc bạc của me như sương.Giọt lệ như sương.Cuộc đời ngắn ngủi vô thường.Bài 4 tiếng vượn hú não nề hay tiếng của trẻ em bị bỏ rơi than khóc? gió mùa thu tái tê.ở Nhật Bản ngày xưa, vì nghèo khổ, mất mùa đói kém, không nuôi nổi con nên một số cha mẹ đem bỏ con trong rừng.Tiếng vượn hú  gợi đến tiếng khóc thê lương của trẻ em bị bỏ rơi trong rừng.Nỗi buồn thương của tác giả cho số phận bất hạnh của những đứa trẻ  tấm lòng yêu thương mênh mông.Gió thu  cuộc sống thật khắc nghiệt, u buồn hay là tiếng khóc than của gió, nỗi lòng nhà thơ?Bài 5 Mưa đông giăng đầy trời chú khỉ con thầm ước có một chiếc áo tơi.Hình ảnh chú khỉ đơn độc:Gợi hình ảnh người nông dân Nhật.Những em bé nghèo đang co ro vì lạnh. Tấm lòng từ bi đối với những sinh vật bé nhỏ tội nghiệp, và người nghèo khổ. Niềm mong ước thiết tha về hạnh phúc cho muôn loài.Bài 6 Từ bốn phương trời xa cánh hoa đào lả tả gợn sóng hồ Bi-oa.Mùa xuân về. Gió thổi. Những cành hoa đào màu hồng nhạt rơi lả tả xuống mặt hồ như mây làm cho mặt hồ gợn sóng. Cảnh tựơng giản dị mà rất đẹp được cảm nhận tinh tế nhẹ nhàng về sự tương giao của vạn vậtBài 7 Vắng lặng ưu trầm thấm sâu vào đá tiếng ve ngâm.Cảnh mùa hè nơi ngôi chùa tịch mịch, u trầm trên núi  cảm giác thảnh thơi nhàn, nhàn tản.Cảm thức thẩm mĩ nhẹ nhàng trong thơ Ba-sôCảnh chiều tà: tiếng ve thấm vào đá, lan toả trong không gian  liên tưởng độc đáo kì lạSự giao thoa của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, thể hiện quan niệm “ Thiên – Nhân nhất thể”  triết lí sâu sắc của phương đông.Bài 8 Nằm bệnh giữa cuộc lãng du mộng hồn còn phiêu bạt những cánh đồng hoang vuSắp từ giã cõi đời nhưng thú giang hồ, lãng du vẫn còn. Hành trình sẽ còn với linh hồn phiên bạt theo mây gió.Khát vọng sống để tiếp tục du hành  lưu luyến cuộc đời, khát khao tự do.

File đính kèm:

  • ppttho hai cu cua baso.ppt