Các nhà văn, nhà thơ học được những gì ở văn học dân gian?

Trong kho tàng văn học Việt nam, văn học dân gian là sự kết tinh quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhân dân qua nhiều thế hệ. Những tác phẩm còn lưu truyền đến hôm nay đã được sàng lọc qua thời gian, bởi vậy chúng có giá trị về nhiều mặt. Văn học dân gian không chỉ bồi đắp cho tâm hồn muôn triệu con người Việt nam mà còn là nguồn cảm hứng vô tận đối với các nhà thơ, nhà văn, giúp các nhà thơ, nhà văn học tập được nhiều điều.

Học tập Văn học dân gian ở đây được hiểu là sự tiếp nối, kế thừa một cách sáng tạo những vẻ đẹp của Văn học dân gian. Các tác giả không sao chép một cách vụng về thành tựu của văn học dân gian . Họ "học được văn trong cổ tích, học được thơ trong ca dao" (Đỗ Bình Trị). Sự học ấy không chỉ giản đơn, thoáng chốc trong ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài, bền bỉ. Những truyện cổ tích, những áng ca dao cứ va đập trong tâm hồn nghệ sĩ đề rồi hồn văn, hồn thơ dân gian tự nhiên chuyển hoá vào văn học viết chứ không phải là một sự bắt chước sống sượng, vô hồn.

 Các nhà văn học được học cách sáng tạo những hình tượng nghệ thuật hoàn hảo; học được nghệ thuật tự sự (cách kể chuyện ) hấp dẫn; học được cách hư cấu và những yếu tố tưởng tượng phong phú đa dạng, cách xây dựng nhân vật, xây dựng không khí truyện huyền ảo, thần bí, cách kết thúc truyện có hậu.trong các truyện cổ tích; Học được cách xây dựng các hình tượng về người anh hùng và lối miêu tả những biến cố lịch sử mang tính cộng đồng trong sử thi; Học được cách nói hài hước, dí dỏm mà sâu sắc trong truyện cười dân.; Học được cách giáo dục sâu sắc của nhân dân qua những câu chuyện ngụ ngôn.

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhà văn, nhà thơ học được những gì ở văn học dân gian?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các nhà văn, nhà thơ học được những gì ở Văn học dân gian? Trong kho tàng văn học Việt nam, văn học dân gian là sự kết tinh quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhân dân qua nhiều thế hệ. Những tác phẩm còn lưu truyền đến hôm nay đã được sàng lọc qua thời gian, bởi vậy chúng có giá trị về nhiều mặt. Văn học dân gian không chỉ bồi đắp cho tâm hồn muôn triệu con người Việt nam mà còn là nguồn cảm hứng vô tận đối với các nhà thơ,  nhà văn,  giúp các nhà thơ,  nhà văn học tập được nhiều điều. Học tập Văn học dân gian  ở đây được hiểu là sự tiếp nối, kế thừa một cách sáng tạo những vẻ đẹp của Văn học dân gian. Các tác giả không sao chép một cách vụng về thành tựu  của văn học dân gian . Họ "học được văn trong cổ tích,  học được thơ trong ca dao" (Đỗ Bình Trị). Sự học ấy không chỉ giản đơn, thoáng chốc trong ngày một,  ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài,  bền bỉ.  Những truyện cổ tích,  những áng ca dao cứ va đập trong tâm hồn nghệ sĩ đề rồi hồn văn,  hồn thơ dân gian tự nhiên chuyển hoá vào văn học viết chứ  không phải là một sự bắt chước  sống sượng, vô hồn.                 Các nhà văn học được  học cách sáng tạo những hình tượng nghệ thuật hoàn hảo;  học được nghệ thuật tự sự (cách kể chuyện ) hấp dẫn; học được cách hư cấu và những yếu tố tưởng tượng phong phú đa dạng,  cách xây dựng nhân vật,  xây dựng không khí truyện huyền ảo,  thần bí,  cách kết thúc truyện có hậu...trong các truyện cổ tích; Học được  cách xây dựng các hình tượng về người anh hùng và lối miêu tả những biến cố lịch sử mang tính cộng đồng trong sử thi; Học được cách nói hài hước,  dí dỏm mà sâu sắc trong truyện cười dân...; Học được cách giáo dục sâu sắc của nhân dân qua những câu chuyện ngụ ngôn... Các nhà thơ học được những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của ca dao (cách gieo vần,  việc sử dụng các thể thơ, hình ảnh, ngôn ngữ đậm màu sắc dân tộc; các biện pháp tu từ như so sánh,  nhân hoá,  ẩn dụ,  ngoa dụ...) để thơ trở nên ngắn gọn, hàm súc, trong sáng , tinh tế và gợi cảm, dễ đi vào lòng người ...; Học được cách nói hàm súc,  vần vè,  dễ nhớ, dễ thuộc của tục ngữ,  câu đố,  hò,  vè...   Các tác phẩm văn học dân gian cứ thế, phả hồn mình trong những sáng tác của các nhà văn,  nhà thơ hiện đại. Sự học tập tinh hoa của văn học dân gian là để làm đẹp,  làm giàu cho các sáng tác của văn học viết. Đây là một quá trình bền bỉ của nhiều  nhà nghệ sĩ ở  nhiều nền văn học thế giới. Văn học dân gian là nền văn học đầu tiên xuất hiện trong lịch sử văn hoá tinh thần của loài người. Nó đồng hành với cuộc sống con người ngay từ buổi sơ khai. Khi con người bắt đầu có ý thức,  biết cảm nhận cái đẹp là lúc văn học dân gian ra đời - một nền văn học chỉ lưu truyền trong trí nhớ. Văn học dân gian ,  đặc biệt là truyện cổ tích và ca dao sống với thời gian bằng sức hấp dẫn nội tại của nó. Vẻ đẹp đó muôn đời vẫn được khám phá,  kiếm tìm. Văn học dân gian  và văn học viết  vừa song hành,  vừa tiếp nối nhau. Nền văn học sau tất yếu phải tiếp thu tinh hoa của nền văn học trước. Các nghệ sĩ  sau này đã học tập,  tiếp thu những vẻ đẹp cả nội dung và nghệ thuật của nó. Những câu chuyện cổ tích,  những câu ca dao như được tái sinh trong văn học viết  sau này. Nhưng sự học tập của các nhà văn,  nhà thơ không phải là sự sao chép,  bê nguyên cổ tích,  ca dao vào trong trang viết. Bản chất của văn học là sáng tạo. Văn chương sẽ đi về đâu nếu các nghệ sĩ chỉ lặp lại những điều đã có.  Các tác giả đã tiếp thu mà không quên sáng tạo. Các tác giả đem cái hồn văn của cổ tích,  mô típ nhân vật,  kết cấu, cách cảm,  cách nghĩ của người xưa vào văn mình,  đem cái hồn thơ lấp lánh của ca dao vào trong thơ của mình. Tự lúc nào, cổ tích, ca dao người Việt đã ngấm sâu vào muôn nẻo hồn thơ,  muôn nẻo hồn văn của các nghệ sĩ hôm nay. Mỗi lần đọc truyện Kiều,  đọc thơ Xuân Hương, thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu,  Nguyễn khoa Điềm... ta lại thấy thấp thoáng trong mỗi trang thơ hồn ca dao đi về muôn thuở. Vì đâu truyện Kiều có thể trở thành tiếng hát tâm hồn dân tộc? Vì nhà thơ đã tiếp thu được những tinh hoa trong ca dao. Chính Nguyễn Du từng nói: "Thôn ca sơ học tang ma nữ" (Trong nơi thôn xóm, ta học được tiếng hát của trồng dâu, trồng gai). Nguyễn Du đã học ngôn ngữ, hình ảnh, thể thơ lục bát truyền thống...từ tiếng hát tâm hồn người lao động. Hình ảnh nàng Kiều phải chăng là điển hình cho những người phụ nữ khôn khổ mà ta đã từng gặp trong những câu hát than thân: Thân em như hạt mưa sa; Thân em như hạt mưa rào?... Nguyễn Du đã bắt nhịp tâm hồn cùng tiếng khóc của người phụ nữ dưới đáy cùng bể khổ để cất lên khúc hát đau thương về số phận con người. Cảm hứng ấy chẳng phải được khơi nguồn từ ca dao sao?  Song có lẽ, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng nhiều nhất ở ca dao trong lối sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ, thi liệu. Những vầng trăng, những câu thề nguyền,  hò hẹn...đi vào truyện Kiều từ miền ca dao cũ . Vầng trăng trong Kiều: Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc,  nửa soi dặm trường được học từ vầng trăng trong ca dao một thuở: Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng. Vầng trăng trong con mắt người biệt ly nhuốm đầy tâm trạng. Vì người phải chia phôi nên trăng cũng thành xẻ nửa. Thực chất trăng vẫn tròn đầy viên mãn trong cái nhìn của người không cô đơn. Còn trong cuộc chia ly của Kiều và Thúc Sinh này, mỗi người chỉ mang trong mình một nửa vầng trăng. Trong vần thơ Nguyễn Du như phảng phất cuộc chia ly của cô gái-chàng trai thuở nào.. Nếu không học tập ngôn ngữ,  hình ảnh của người bình dân,  sao Nguyễn Du có thể viết nên hai câu thơ bất hủ đó, hai câu thơ góp phần không nhỏ làm nên vẻ đẹp toàn bích của  truyện Kiều?.. Không chỉ có Nguyễn Du,  tiếng thơ Nguyễn Bính cứ thấp thoáng đi về một "người nhà quê", một hồn quê với những nỗi nhớ tương tư của con người Việt Nam thuở  trước... Hồn thơ Nguyễn Bính đầy ắp chất ca dao. Những từ  mình,  ta,  anh,  nàng...lối tỏ tình mộc mạc,  thể thơ lục bát với những giai điệu trữ tình mênh mang trong ca dao được Nguyễn Bính học một cách triệt để,  khiến ta như được trở về với ca dao: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của giời... Đúng là cách bày tỏ kín đáo, vòng vo của ca dao. Tình cảm là của mình nhưng cứ không dám nhận,  cứ gán cho đối tượng nào đó xa xôi lắm. Cứ như là "Mận" hỏi"Đào" trong ca dao vậy.  Chàng thi sĩ "quê mùa" ấy đã phả vào thơ mình một chất thơ lấy từ ca dao. Nhà thơ Tố Hữu cũng sử dụng thể thơ lục bát và đem vào thơ kết cấu mình - ta,  mượn  cách tỏ tình đôi lứa trong ca dao để diễn đạt những tình cảm lớn lao đối với đất nước,  dân tộc: Mình về mình có nhớ ta, Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng... Nguyễn Khoa Điềm trong trường ca"Mặt đường khát vọng" cũng tìm về ca dao để cắt nghĩa, lý giải sự sinh thành, phát triển của đất nước ở  bề sâu văn hoá: Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi Đất nước có trong những cái ngày xửa,  ngày xưa mẹ thường hay kể Đất nước bắt đầu với những miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn... Và rất nhiều, rất nhiều nhà thơ khác nữa sau này đã học tập chất thơ- từ ngữ,  hình ảnh, cấu tứ,  giọng điệu ở  ca dao để viết nên những vần thơ đi vào lòng người. Không chỉ học tập chất thơ trong ca dao, các nhà thơ còn học tập chất văn trong cổ tích.   Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài  là thiên truyện thấm đầy chất cổ tích  và hiện thực. Những mô típ nhân vật và chất văn trong văn học dân gian được Tô Hoài tái hiện trong cảm xúc nhân văn mới.  Nhân vật Mỵ tiêu biểu cho những cô gái nghèo bất hạnh, cô phải chịu nhiều đau khổ trong cuộc đời nhưng lại mang trong mình những khoảng sáng của những phẩm chất tốt đẹp. A Phủ là hiện thân cho mô típ các nhân vật mồ côi,  hoàn toàn không có gì cả song lại có một sức sống bền bỉ, dẻo dai. Họ không có gì cả nhưng lại mang trong mình những vẻ đẹp vô giá. Đọc Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ta như gặp lại Chử Đồng Tử trong A Phủ,  gặp lại cô Tấm dịu hiền trong hình ảnh Mỵ. Lối kết thúc có hậu của truyện cổ tích cũng được sử dụng trong truyện ngắn. Nhân vật A Châu,  người chiến sĩ cách mạng là hình ảnh của những ông Tiên,  vị Phật đem lại hạnh phúc cho những chàng trai,  cô gái bất hạnh. Có thể thấy ở Vợ chồng A Phủ , Tô Hoài đã học được rất nhiều trong truyện cổ tích xưa... Văn học dân gian là kho tàng trí tuệ,  tình cảm và thẩm mỹ của nhân dân lao động. Văn học dân gian như một dòng sông muôn đời bồi đắp cho người sáng tạo. Nhà văn cần phải biết khai thác và tiếp thu có sáng tạo những thành tựu của văn học dân gian . Những nhà văn,  nhà thơ lớn của của dân tộc phần nhiều đều là những người biết tìm về truyền thống văn học dân gian để tiếp thu và sáng tạo,  để làm cho tác phẩm của mình đậm đà tính dân tộc,  tính nhân dân...Các nhà văn,  nhà thơ muôn đời vẫn học được nhiều điều từ truyện cổ, ca dao.

File đính kèm:

  • docANH HUONG CUA VHDG DEN VH VIET.doc