Bài thuyết trình Sự sống của con người trên trái đất

Cũng như những loài linh trưởng khác, con người là một sinh vật xã hội. Hơn thế nữa, con người cũng rất thành thạo việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiêp, để biểu lộ những ý kiến riêng của mình và trao đổi thông tin. Con người tạo ra những xã hội phức tạp trong đó có những nhóm hỗ trợ nhau và đối nghịch nhau ở từng mức độ, có thể từ những cá nhân trong gia đình cho đến những quốc gia rộng lớn. Giao tiếp xã hội giữa con người và con người đã góp phần tạo nên những truyền thông, nghi thức quy tắc, đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp. Tất cả cùng nhau tạo nên những nền tảng của xã hội loài người.

 

ppt56 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài thuyết trình Sự sống của con người trên trái đất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Với sự góp phần của các thành viên trong nhóm 3: 1.Bùi Như Huỳnh 2.Lê Huỳnh Kim Thoa I.Sự xuất hiện của loài người trên trái đất - Cũng như những loài linh trưởng khác, con người là một sinh vật xã hội. Hơn thế nữa, con người cũng rất thành thạo việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiêp, để biểu lộ những ý kiến riêng của mình và trao đổi thông tin. Con người tạo ra những xã hội phức tạp trong đó có những nhóm hỗ trợ nhau và đối nghịch nhau ở từng mức độ, có thể từ những cá nhân trong gia đình cho đến những quốc gia rộng lớn. Giao tiếp xã hội giữa con người và con người đã góp phần tạo nên những truyền thông, nghi thức quy tắc, đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp. Tất cả cùng nhau tạo nên những nền tảng của xã hội loài người. Con người cũng rất chú ý đến cái đẹp và thẩm mỹ, cùng với nhu cầu muốn bày tỏ mình, đã tạo nên những sự đổi với về văn hóa như nghệ thuật, văn chương và âm nhạc. Con người cũng được chú ý ở bản năng muốn tìm hiểu mọi thứ và điều khiển tự nhiên xung quanh, tìm hiểu những lời giải thích hợp lí cho những hiện tượng thiên nhiên qua koa học, tôn giáo, tâm lý và thần thoại. Bản năng tò mò đó đã giúp con người tạo ra những công cụ và học được những kĩ năng mới. Trong giới tự nhiên, con người là loài duy nhất có thể tạo ra lửa, nấu thức ăn, tự may quần áo, và sử dụng các công nghệ kỹ thuật trong đời sống 1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế - Chế độ công xã thị tộc tan rã, thời kỳ mới bắt đầu với sự xuất hiện của tư hữu. Đây cũng chính là lúc loài người từ giã thời kỳ mông muội với cuộc sống thấp kém, bấp bênh để bước vào ngưỡng cửa của thời đại văn minh, mà ở đó con người sản xuất ra của cải dư thừa, biết xây dựng những công trình đồ sộ, có chữ viết và nghệ thuật, khoa học và văn chương. Xã hội có giai cấp và nhà nước đã xuất hiện đầu tiên ở phương Đông, trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Phi và châu Á như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà ở Trung Quốc v.v… Ở đây có những điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho đời sống của con người. Những nơi này có nhiều đất canh tác, có mưa đều đặn theo mùa, có khí hậu nóng ẩm (trừ Trung Quốc nhưng cũng không lạnh như ngày nay), dân cư sống tập trung khá đông theo từng bộ lạc, trên các thềm đất cao gần sông, dễ trồng vườn, trồng lúa và chăn nuôi. Khoảng 3500 năm đến 2000 năm trước công nguyên, cư dân ở Tây Á, Ai Cập và cư dân ở lưu vực các sông còn lại đã sinh sống trên đồng bằng ở ven các con sông. Họ sống bằng nghê nông là chủ yếu và biết trồng mỗi năm hai vụ. Đồng bằng ven sông đã bù đắp rất nhiều cho con người. Vào mùa mưa hàng năm, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp phù sa màu mỡ và làm cho đất rất mềm, dễ làm với cả những chiếc cày bằng gỗ. - Cư dân phương Đông sống bằng nghề nông là chủ yếu nên trước tiên họ phải lo đến công tác thuỷ lợi. Họ đã biết đào các hệ thống kênh, lập hệ thống gầu để múc nước ở chân ruộng thấp và đưa nước lên chân ruộng cao những khi cần. Ngoài ra, họ còn biết đắp đê để ngăn lũ… nhờ thế con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm. Công việc trị thuỷ khiến moi người gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã. Ngoài nghề nông, những cư dân phương Đông cổ đại còn làm đồ gốm, dệt vải, làm nghề luyện kim… đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mình. Họ còn tiến hành trao đổi sản phẩm do mình làm ra giữa vùng này với vùng khác. Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân phương Đông kết hợp với nghề nông. Ở một số vùng đồi ven chân núi, những đàn gia súc lớn được chăn nuôi đã đem lại nguồn thực phẩm và sức kéo đáng kể. - Tuy nhiên, tất cả những ngành kinh tế đó dù phát triển đến đâu cũng chỉ hỗ trợ cho nghề nông và không làm giảm ý nghĩa “lấy nghề nông làm gốc” của cư dân phương Đông cổ đại trên lưu vực những dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi. 2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại - Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hoá xã hội, xuất hiện kẻ giàu người nghèo, tầng lớp quý tộc và bình dân; trên cơ sở đó, giai cấp và nhà nước đã ra đời. - Các quốc gia cổ dại phương Đông được hình thành từ rất sớm. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta buộc phải liên kết với nhau trong các công xã để khai phá đất đai và làm thuỷ lợi. Đến khi xã hội nguyên thủy tan rã, các công xã đã tự kết hợp lại thành các liên minh công xã và nhiều liên minh công xã gần gũi liên kết với nhau thành một tiểu quốc. Quá trình đó ở phương Đông diễn ra vào khoảng thiên niên kỉ IV – III trước Công nguyên. - Ở Ai Cập cổ đại, các liên minh công xã (được gọi là các “Nôm”) đã được hình thành từ giữa thiên niên kỉ IV trước Công nguyên. Khoảng 3200 năm trước Công nguyên, một quý tộc có thế lực tên là Mê-nét đã chinh phục  được tất cả các “Nôm” ở vùng hạ lưu sông Nin, dựng nên nhà nước Ai Cập thống nhất. Cũng vào khoảng thời gian này, ở lưu vực Lưỡng Hà, hàng chục nước nhỏ của người Su-me đã được hình thành. Ở Ấn Độ, những quốc gia cổ đại đầu tiên đã được hình thành trên lưu vực sông Ấn từ khoảng giữa thiên niên kỉ III trước Công nguyên. Ở đây, người ta đã tìm thấy di tích của hai thành phố cổ kính là Ha-ráp-pa và Mô-hen-giô Đa-rô với những đường phố rộng rãi, thẳng tắp, có lát đá, hai bên là những dãy nhà hai tầng bằng gạch nung. Đến khoảng thiên niên kỉ II trước Công nguyên, khi người A-ri-an xâm nhập và miền Bắc Ấn Độ thì họ lại xây dựng những quốc gia đầu tiên của mình ở lưu vực sông Hằng. Ở lưu vực Hoàng Hà, chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã vào khoảng cuối thiên niên kỉ III trước Công nguyên; trên cơ sở đó, Vương triều Hạ được hình thành. - Như thế, các quốc gia cp63 đại phương Đông đều đã được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV – III trước Công nguyên, khi những cư dân ở đây chưa hề biết tới công cụ bằng sắt. Nhưng do điều kiện thiên nhiên thuận lợi và sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, cư dân ở lưu vực các dòng sông lớn không những đã tạo ra sản phẩm dư thừa dẫn tới sự ra đời của nhà nước, mà còn có những cống hiến to lớn trong nhiều lĩnh vực cho nền văn minh nhân loại. 3. Xã hội có giai cấp đầu tiên Cũng như các khu vực khác trên thế giới, xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hoá sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Đứng đầu giai cấp thống trị là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ. Đó là những người có nhiều của cải và quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo hoặc quản lý bộ máy nhà nước, địa phương… Họ sống trong những dinh thự sang trọng, mặc quần áo bằmg tơ lụa, đi kiệu… Sự giàu sang đó là do bổng lộc của nhà nước và chức vụ đem lại. Ở các nước phương Đông, cư dân chủ yếu làm nghề nông, vì vậy bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất là nông dân công xã. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu, tiến hành canh tác trên phần ruộng được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thuỷ lợi và thu hoạch. Bằng sức lao động của mình, họ tự nuôi sống bản thân cùng gia đình và nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế; ngoài ra, còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính. Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ là những tù binh chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ, bị biến thành nô lệ. Số lượng nô lệ cũng khá đông đảo và phải làm đủ mọi việc, từ hầu hạ trong cung đình, đền miếu và gia đình quý tộc… đến những việc nặng nhọc nhất ngoài xã hội như làm đường, xây cầu cống, dinh thự… 4. Chế độ chuyên chế cổ đại - Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta buộc phải liên kết với nhau để khai phá đất đai và làm thuỷ lợi. Một số công xã gần gũi tập hợp nhau lại thành một tiểu quốc. Người đứng đầu tiểu quốc được gọi là vua và được tôn vinh lên từ một trong số những người đứng đầu công xã. Như thế vua là hiện thân cho sự tập hợp hay thống nhất lãnh thổ và tập trung quyền lực. Vua tự coi là người đại diện của thần thành ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc. Ở Ai Cập, vua được gọi là Pharaon (cái nhà lớn), ở Lưỡng Hà là Enxi (người đứng đầu), còn ở Trung Quốc được gọi là Thiên tử (con trời). Ở Trung Quốc, “dưới bầu trời rộng lớn không nơi nào không phải đất của nhà vua; trong phạm vi lãnh thổ,không người nào không phải thần dân của nhà vua”. Luật Ham-mu-ra-bi (Lưỡng Hà) còn nói rằng: thần thánh đã trao cho vua quyền tối cao thiêng liêng để cai trị đất nước. Giúp việc cho nhà vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc. Bộ máy này làm các việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện, đường sá… và chỉ huy quân đội. - Như thế, do những điều kiện kinh tế - xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông, sau khi xả hội nguyên thủy tan rã, đã hình thành nên những nhà nước, dù lớn hay nhỏ đều mang tính chất tập quyền. Chế độ nhà nước của xả hội có giai cấp đầu tiên, trong đó vùa là người đứng đầu quan lại và tăng lữ, có quyền lực tối cao tuyệt đối, được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại hay còn gọi là chế độ quân chế trung ương tập quyền. 5. Văn hóa cổ đại phương Đông Thời cổ đại, khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh. Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng. Khi nhà nước được hình thành, do nhu cầu của việc quản lý hành chính (công văn, lưu giữ số liệu ruộng đất, thuế má…) và nhu cầu trao đổi thư từ, người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu, người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình. Người ta đã tìm thấy ở Tấy Á hình vẽ một con thuyền, ba Mặt Trời và ba con hươu nằm dưới chân người. Bức vẽ muốn kể lại một cuộc đi săn bằng thuyền ở ven sông trong ba ngày và săn được ba con hươu. Về sau, để diễn tả linh hoạt, người ta đã dùng những nét tượng trưng thay cho hình vẽ và ghép các nét theo quy ước để thành chữ gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý cũng chưa tách khỏi chữ tượng hình và thường được ghép với một thanh để biểu thị tiếng nói có âm sắc thanh điệu của con người. Những chữ này được viết trên giấy làm bằng vỏ cây pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung hoặc phơi khô. Ở Ai Cập, người ta đã tìm được nhiều “tờ giấy” pa-pi-rút như thế, có “tờ” dài tới 40m; còn ở Lưỡng Hà, khi khai quật thành Ni-ni-vơ, người ta đã tìm được một thư viện lớn có chứa tới 22000 “cuốn sách” bằng đất nung. Nhờ những “ văn tự” cổ còn lưu giữ lại, ngày nay chúng ta mới biết được rằng ở các quốc gia cổ đại phương Đông, các ngành khoa học như thiên văn, toán học, y học, văn học, sử học đã phát triển. - Qua nhiều năm cày cấy, nông dân hiểu được tính chất sinh trưởng và thời vụ của cây lúa có liên quan đến quá trình “mọc” và “lặn” của Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua quan sát, người ta thấy cứ khoảng 30 ngày đêm là một lần trăng tròn. Đó là cơ sở để người ta tính chu kỳ thời gian và mùa. Từ đó, người phương Đông đã biết làm ra lịch, mỗi năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng. Họ còn đo thời gian bằng bóng năng Mặt Trời, mỗi ngày có 24 giờ. - Cư dân phương Đông cũng là những người đầu tiên sáng tạo ra các chữ số. Ban đầu người Ai Cập mới chỉ biết dùng những vạch đơn giản và những kí hiệu tượng trưng cho các số 10, 100, 1000… còn hệ thống chữ số A-rập, kể cả số 0 mà chúng ta đang dùng ngày nay, là do người Ấn Độ cổ đại sáng tạo ra. Do nhu cầu thực tế, người Ai Cập xưa rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số Pi (π) bằng 3,16 và giải được nhiều bài toán hình học phẳng phức tạp. Người Lưỡng Hà lại phát triển hơn về số học.  Họ biết làm các phép tính với số thập phân.  - Sự phát triển của toán học đã giúp cho cư dân phương Đông có thể tính toán, xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ trong lịch sử. Tiêu biểu nhất của loại công trình kiến trúc này là các Kim tự tháp ở Ai Cập. Được xây dựng từ rất sớm (vào khoảng thiên niên kỉ III trước Công nguyên), các Kim tự tháp ở Ai Cập đến nay vẫn làm cho hàng triệu du khách đến đây phải choáng ngợp bởi các hình khối hùng vĩ của nó, có tháp cao gần 150m (bằng toà nhà 50 tầng); còn các tháp hình núi nhọn, cao nhiều tầng ở Ấn Độ lại làm cho người ta phải kinh ngạc bởi nghệ thuật chạm trổ tỉ mỉ trên các bức phù điêu, tạo nên một phong cách nghệ thuật kiến trúc Hinđu độc đáo   - Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các công trình kiến trúc cổ xưa không còn là của thần thánh, không còn tượng trưng cho vua chúa, mà là hiện thân của sức lao động và trí sáng tạo vĩ đại của con người. II. Con người sẽ không tiến hóa thêm được nữa - Loài người sẽ không tiến thêm được một bước nào nữa trên con đường tiến hóa vì các động lực thúc đẩy nó đang biến mất, một chuyên gia di truyền hàng đầu của Anh khẳng định. Sự biến đổi hình dạng của con người trong quá trình tiến hóa - Trong một bài giảng nhan đề "Human Evolution is Over" (tạm dịch là "Sự tiến hóa của loài người đã kết thúc") giáo sư Steve Jones của Đại học College London cho biết, tốc độ biến đổi gene ở loài người đang giảm mạnh. "Có ba nhân tố thúc đẩy quá trình tiến hóa: chọn lọc tự nhiên, biến đổi gene và những thay đổi ngẫu nhiên. Tất cả những nhân tố đó đang dần biến mất hoặc suy yếu đi", Steve nói. Theo Steve, tốc độ biến đổi gene của loài người đang giảm mạnh do những thay đổi xã hội liên quan tới hành vi sinh sản, chẳng hạn như việc tránh thai và ly hôn. Mặc dù ô nhiễm hóa chất và phóng xạ hạt nhân có thể gây đột biến gene, song tác nhân quan trọng nhất lại là độ tuổi của nam giới. "Tốc độ phân chia tế bào ở đàn ông tăng lên theo tuổi. Một sai sót nào đó, như đột biến gene, luôn có khả năng xảy ra khi tế bào phân chia. Trong cơ thể một người cha 29 tuổi, có khoảng 300 sự phân bào trong tinh trùng, nhưng với một người cha 50 tuổi, con số đó lên tới hàng nghìn", Steve giải thích. - Trong các hình thái xã hội cũ, những người đàn ông khỏe mạnh, giàu có hoặc nắm quyền lực trong xã hội thường sinh ra hàng chục, thậm chí hàng trăm, đứa con. Đa số họ sinh con ở độ tuổi 60-70. Nhưng ngày nay, đa số đàn ông ở những xã hội phát triển chỉ sinh vài con ở độ tuổi đôi mươi và ba mươi. Độ tuổi làm cha càng cao, số lượng đột biến gene mà đàn ông truyền cho thế hệ sau càng nhiều. Vì thế mà tốc độ biến đổi gene ở các xã hội ngày nay đang giảm đi. - Tỷ lệ sống sót của trẻ sơ sinh cũng tăng đáng kể ở phần lớn quốc gia trên thế giới, do đó áp lực chọn lọc tự nhiên cũng giảm theo. Trong chế độ xã hội nguyên thủy và trung cổ, khoảng một nửa trẻ em trên hành tinh chết trước tuổi 20. Nhưng ngày nay, 98% trẻ em ở phương Tây sống qua tuổi 21. - Sự suy giảm các yếu tố ngẫu nhiên là nguyên nhân thứ ba. Nhờ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dân số của loài người đã tăng gấp 10 nghìn lần so với con số hợp lý trong thế giới động vật. Nếu không có nghề nông, dân số thế giới ngày nay sẽ chỉ đạt khoảng nửa triệu. "Khi những cộng đồng dân cư nhỏ sống tách biệt với nhau, quá trình tiến hóa của con người sẽ diễn ra theo hình thức ngẫu nhiên vì những đặc tính di truyền bất thường không thể phát tán rộng khắp. - Ngày nay, các dân tộc xích lại gần nhau hơn nhờ sự phát triển của các phương tiện giao thông và các dòng người di cư. Các đặc tính di truyền bất thường không "cố thủ" ở một nơi biệt lập như trước kia nữa, mà phát tán khắp hành tinh, do đó tính ngẫu nhiên giảm đi. - Đó là tin xấu với các nhà khoa học. Trong tương lai, tất cả các loài trên Trái đất vẫn cần tiếp tục tiến hóa để đối phó với những thách thức mới trong môi trường sống. Nếu lịch sử tiến hóa của nhân loại dừng bước, con cháu của chúng ta có thể đối mặt với thảm họa diệt vong. III. Loài người và thiên nhiên Thật chưa đủ khi chỉ gọi rừng và thiên nhiên là những người bạn tốt của Chúng ta. Còn hơn thế, đó là những người bạn nhẫn nại. Họ sẽ chẳng phàn nàn với ai. Họ chỉ thầm lặng ra đi, thầm lặng biến mất nếu bị chúng ta coi thường những nhu cầu của họ. Năm vừa qua là một năm thiên tai ác liệt, gây hại nhiều vùng nước ta, đặc biệt ở dải đất miền Trung. Điều ấy vừa hợp với quy luật , vừa mang tính bất thường. Hợp với quy luật vì không ít thì nhiều, năm nào bão và áp thấp nhiệt đới, nước sông dâng, triều cường và lũ quét chẳng tàn phá không nơi này thì nơi khác. Cái bất thường là ở chỗ cường độ và tần suất xuất hiện bão lũ mỗi năm một mạnh hơn, mau hơn, sự tàn phá gây nhiều thiệt hại hơn. Một sự bất thường đã được cảnh báo. Một sự bất thường đang trở thành tai họa khó lường không riêng với dải đất hình chữ S mà cho toàn thế giới. - Thái độ ứng xử của người Việt Nam đối với thiên nhiên xưa nay bao giờ cũng là thân thiết. Thân thiết và trân trọng, với cảm khái ít nhiều thần phục trước sức mạnh và sự hào phóng của trời mây cho cuộc sống muôn loài. Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đã mềm Trời yên biển lặng với yên tấm lòng… - Thiên nhiên là người bạn tốt, thiên nhiên là tài nguyên. “Chỉ cần mưa gió thuận hòa…”, “Rừng vàng biển bạc…”, nơi đâu con người biết quý trọng thiên nhiên sẽ được thiên nhiên ưu đãi và cuộc sống nơi đó khắc dễ dàng. - Cách nhìn truyền thống bắt nguồn từ nền sản xuất nhỏ lấy tự cung, tự cấp tại chỗ là chính, dần dần trở lên nỗi thời trước sự phát triển của xã hội công nghiệp, khi dân số trái đất đông lên tới mức hầu như không thể kiểm soát nổi hậu quả, khi con người tham lam và mù quáng lạm dụng sự hào phóng của thiên nhiên. Lấy ví dụ quan niệm phổ biến của xã hội ta về nước dùng hằng ngày. Qua nhiều ngàn năm, suy nghĩ của tổ tiên chúng ta và cả thế hệ chúng ta hôm nay nữa, dựa trên ba định kiến: - Một là, “nước ra biển cả lại tuôn về nguồn”, “hạn to rồi thì mưa lớn’, nước của thiên nhiên, nước trên mặt đất xoay vòng không bao giờ cạn kiệt. - Hai là, “bẩn thì không lấy nước làm sạch”. Không ít người vẫn cho rằng nước tự nó không bẩn, nếu có bị làm ô uế thì tự nó khắc sạch sẽ , khắc trong xanh trở lại. Thảm trạng ô nhiễm nguồn nước kéo theo tật bệnh tràn lan khởi nguồn từ cách nghĩ ấy. Lại nữa, "nước là lộc trời ban", "mưa móc là ơn trời", lộc chẳng mất tiền mua, đâu sẵn nguồn lộc trời ban cho thì tha hồ dùng xả láng. Rất ít người biết, từ nhiều năm rồi, không hiếm vùng trên trái đất, giá nước sạch đắt hơn cả giá xăng dầu. - Khi rừng bị cư dân sinh sôi quá nhanh đẩy lùi không thương tiếc, khi chính con người lại giành giật không gian sinh tồn với rừng là đấng vẫn mang lại cái sống cho mình, khi con người khai thác thủy sản bằng những.thủ thuật mang tính diệt chủng, khi công nghiệp phát triển quá xô bồ, thì khái niệm rừng vàng biển bạc không còn đúng. Con người không còn là bạn của rừng, của biển. Chính vì vậy, thiên nhiên bắt đầu quay lưng lại với con người. Nhà văn Nga Leonid Leonov viết một câu thâm thúy: "Thật chưa đủ khi chỉ gọi rừng và thiên nhiên là những người bạn tốt của chúng ta. Còn hơn thế, đó là những người bạn nhẫn nại. - Họ sẽ chẳng phàn nàn với ai. Họ chỉ thầm lặng ra đi, thầm lặng biến mất nếu bị chúng ta coi thường những nhu cầu của họ. Chính vì vậy chúng ta, những người làm chủ thiên nhiên, chúng ta phải có một thái độ biết điều sơ đẳng (đối với bạn bè)". - Những thành tựu bước đầu của Nhà nước ta trong đối đãi với thiên nhiên mấy chục năm gần đây thật đáng trân trọng. Mặc dù hiệu quả chưa đồng đều, nhiều chính sách lớn như trồng cây, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn, phòng chống thiên tai, tôn trọng đa dạng sinh học, cải thiện môi trường sinh thái, tham gia cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ bầu sinh quyển… đã thành công một bước. Không phải quốc gia nào cũng làm được như vậy, kể cả những nước giàu mạnh hơn ta. - Nhưng tại sao, bên cạnh mặt sáng ấy, triền miên diễn ra cảnh người dân phá rừng không thương tiếc, và có tệ nạn ấy? Tại sao một số cấp ủy Đảng bộ, đảng viên ngang nhiên tiếp tay cho chính quyền nhiều nơi vẫn thờ ơ trước tình trạng suy thoái tự nhiên ở quê hương mình? Có nhiêu nguyên nhân, như đời sống bức xúc, lợi nhuận hấp dẫn, quản lý lỏng lẻo, phẩm chất cán bộ sa sút, luật pháp chưa nghiêm... (tất cả đều đúng), truy cho tận ngọn nguồn, rốt cuộc phải chăng ở thái độ ứng xử không biết điều, kém văn hóa của con người đối với tự nhiên? Một vấn đề then chết tự nó đặt ra trước mắt xã hội từ những nghịch lý nói trên: Phải nhanh chóng thay đổi một cách cơ bản thái độ ứng xử của con người, trước hết những người có trách nhiệm lớn - tức cán bộ, đảng viên - đối với tự nhiên. Phải xây dựng một thái độ văn hóa mới đối với tự nhiên. Có điều chớ nên ngộ nhận. Không phải kinh tế càng phát triển, con người sống càng sung túc khắc có thái độ ứng xử càng đúng đắn với thiên nhiên, bởi sẵn có trong tay phương tiện vật chất, kỹ thuật và tiền của -Đôi khi ngược lại. Các nhà khoa học trên thế giới đều nhất trí, sở dĩ trái đất đang nóng dần lên, hệ quả lồng kính ngày càng rõ rệt biểu hiện, hiện tượng tần suất và cường độ của thiên tai ngày càng mau hơn, mạnh hơn, băng giá vĩnh cửu ở hai địa cực đang tan mòn với nhịp độ đáng lo; tất cả những hiện tượng ấy đều cảnh báo một thảm họa được nhìn thấy trước. Mà thủ phạm gây ra hiện tượng toàn cầu ấy chính là sự phát triển vô hạn độ của công nghiệp. Có nghĩa các nước càng giàu có, càng phát triển thì tội vạ càng to. Thế nhưng có một số quốc gia, tiêu biểu nhất là siêu cường quốc Hoa Kỳ, lại thoái thác nghĩa vụ của mình bảo tồn nền sinh quyển, quay lưng lại cộng đồng quốc tế với một thái độ vô trách nhiệm thật lạ kỳ. - Âu cũng là điều có thể hiểu được. Thái độ ứng xử văn hóa của con người đâu có tùy thuộc vào cấp độ sở hữu tài sản của người đó. Về phần mình, chúng ta không chờ đến khi đời sống khấm khá hơn lên nữa, mà ngược lại, ngay từ bây giờ cần khẩn trương giáo dục và phổ cập một thái độ văn hóa mới đối với tự nhiên. IV. Sự trả thù của thiên nhiên - Trong bộ dạng gầy còm, với gương mặt còn chưa hết nỗi thất thần, nó hoảng loạn cứ chạy tới chạy lui cố tìm trong rãnh nước ở đầu hồi nhà tìm hình bóng cha mẹ... Chỉ trong phút chốc, cơn lũ quét định mệnh tối 27/9/2005 đã cuốn trôi căn nhà cùng 8 người là cha mẹ ruột và hàng xóm của nó ở thôn Ba Khe - Ít ai nghĩ thảm họa thiên tai của ngày hôm nay lại do chính bàn tay con người gây ra. Hàng ngày, hàng giờ chúng ta đã và đang vô tình chọc thủng tấm chắn bảo vệ trái đất và phá huỷ sự cân bằng sinh thái, gây hậu quả khôn lường cho nhân loại, mà trận lũ quét này chỉ là một minh chứng nhỏ nhoi mà con người phải gánh chịu. - Nhưng từ nhiều năm nay một số nơi đã nhận thức ra điều này và đã có những bước đi thích hợp. Điển hình là khu vực Bắc Trường Sơn được coi là mái nhà của Hà Tĩnh, nơi cung cấp nước ngọt cho người dân Hương Sơn. - Cán bộ và người dân nơi đây đã nhận thức ra: nếu rừng bị tàn phá sẽ không thể giữ được nước, không chắn được gió, gây xói mòn đất... và thảm họa thiên tai là điều không tránh khỏi. Nhân dân được giao quyền làm chủ đất, chủ rừng, đã khiến họ thấy có trách nhiệm cần bảo vệ nguồn lợi của mình một cách cẩn thận. - Màu xanh yên bình của núi rừng đại ngàn đã trở lại thay thế dần những quả đồi trọc. Cùng với sự trở lại của những cánh rừng là những loài động vật quý hiếm như voi, voọc quý... đã trở lại cư trú. Bà con không còn xua đuổi, săn bắn thú rừng như trước kia mà còn trồng thêm nhiều loại cây ăn trái làm thức ăn cho chúng sinh trưởng và phát triển. Tính đa dạng sinh học dần được phục hồi. - Có được kết quả trên là do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hà Tĩnh đã thực hiện thành công Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn” tại 6 xã của huyện Hương Sơn. Dự án đã giúp bà con tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật về trồng rừng, chăn nuôi bò, các giống ngô, lạc cao sản... vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ rừng, đa dạng sinh học của vùng rừng Bắc Trường Sơn, đặc biệt giảm thiểu thiên tai. Đây là mô hình thành công giữa bảo vệ môi trường với xóa đói giảm nghèo - một mô hình cộng sinh cần nhân rộng. - Nói về kinh nghiện của mình, ông Lê Quang Uý - Giám đốc dự án - cho biết: Hương Sơn là huyện miền núi, nên đời sống kinh tế của nhân dân còn rất nhiều khó khăn. Nguyện vọng của bà con muốn phát triển kinh tế, dự án đã xây dựng một kế hoạch giúp bà con xoá đói giảm nghèo bằng chăn nuôi, trồng rừng và trồng cây ăn quả, ngô, lạc cao sản... - Các hộ dân được giúp đỡ về kỹ thuật, về vốn trước khi giao đất trồng rừng, trồng cây ăn quả. Dự án đã phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương giao 16.000 ha rừng cho 5.000 hộ dân địa phương quản lý và cung cấp 1 triệu cây ăn quả gồm nhiều loại như nhãn, hồng, xoài... cây trồng phủ xanh rừng và phân bón. - Mỗi hộ gia đình nhận trồng khoảng 3 - 5 ha rừng bao gồm nhiều loại cây lấy gỗ như keo lai, lim, dẻ... Cứ mỗi cây rừng được trồng bà con lại được hỗ trợ tiền công trồng (700 đồng/cây) và phân bón. Đến nay, rừng từ chỗ bị chặt phá, khai thác bừa bãi, không được bảo vệ nay đã lên xanh tốt với 2.900 ha. Trong tương lai không xa 1 ha rừng cho lãi từ 5-10 triệu đồng. - Ngoài trồng rừng, bà con còn được hướng dẫn kỹ thuật trồng lạc, ngô cao sản nhằm “ lấy ngắn nuôi dài”. Trồng ngô, lạc vừa cho lương thực để chăn nuôi phát triển đàn gia cầm gia súc vừa có tác dụng cải tạo đất; đồng thời phủ xanh đất trống đồi trọc, giữ đất, giữ nước góp phần bảo vệ môi trường. giảm nhẹ thiên tai. - Các cán bộ nông nghiệp giúp bà con Sind hoá đàn bò 12.000 con, đào tạo kỹ thuật viên cho các xã để họ có thể trực tiếp hướng dẫn bà con thụ tinh nhân tạo cho bò,

File đính kèm:

  • pptsinhsu song cua con nguoi tren trai dat.ppt