Flashmob (tiếng Anh, dịch là một cuộc huy động chớp nhoáng hay ngắn gọn là đám đông chớp nhoáng, "tự phát ngẫu hứng") là hoạt động của một nhóm bạn bè cùng hẹn trước (thông qua Internet, blog, email, tin nhắn nhanh hay SMS, ) nhanh chóng tụ họp tại một nơi công cộng để cùng làm một việc gì đó lạ mắt và lý thú theo kịch bản hay là tự phát ngẫu hứng rồi lập tức giải tán nhanh như là lúc tụ họp, xem như là chưa hề có chuyện gì xảy ra.
10 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình : Flashmob, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Người thực hiện: Võ Nguyễn Nhật Quang. Flashmob I) Tìm hiểu Flashmob: Flashmob (tiếng Anh, dịch là một cuộc huy động chớp nhoáng hay ngắn gọn là đám đông chớp nhoáng, "tự phát ngẫu hứng") là hoạt động của một nhóm bạn bè cùng hẹn trước (thông qua Internet, blog, email, tin nhắn nhanh hay SMS, …) nhanh chóng tụ họp tại một nơi công cộng để cùng làm một việc gì đó lạ mắt và lý thú theo kịch bản hay là tự phát ngẫu hứng rồi lập tức giải tán nhanh như là lúc tụ họp, xem như là chưa hề có chuyện gì xảy ra. 1) Flashmob là gì? 2) Lịch sử về flashmob: Flash mob được xem là đã ra đời vào năm 2003, theo sáng kiến của Bill Wasik, trưởng ban biên tập của tờ báo Harper’s Magazine. Để huy động đám đông, anh đã phát tán một email hướng dẫn cho tất cả những người mà quen biết. Hơn 100 người đã đáp lời kêu gọi của anh và đã cùng xuất hiện tại cửa hàng Macy’s ở NewYork. Họ tụ họp lại một cách bất ngờ, đồng loạt vỗ tay reo hò và chớp nhoáng rút lui. Ngày nay, nhờ các mạng xã hội như Facebook và Twitter, Flash mob ngày càng trở nên phổ biến khắp thế giới, quy mô của một màn trình diễn cũng vì thế hoành tráng hơn, đa dạng về hình thức, lớn mạnh về số lượng tham gia, đặc biệt có những màn Flashmob có sự tham gia của hàng chục ngàn người. Những kiểu flash mob phổ biến có thể kể nhảy đồng diễn, đấu súng nước, đấu gối ôm, ôm tự do (free hugs),... Những sự kiện flash mob lớn có thể kể “ Ngày nhảy thế giới" (tiếng Anh: World Jump Day) tổ chức vào ngày 20 tháng 7 năm 2006. Hoặc là "Sàn nhảy im lặng" (Silent disco) vào tháng 4 năm 2007 tại nhà ga Victoria ở Luân Đôn với 4000 người đã tụ tập với các thiết bị nghe nhạc cầm tay của họ và nhảy múa. Hoặc là "Cuộc đấu Gối ôm Toàn cầu" (Worldwide Pillow Fight Day) vào ngày 22 tháng 3 năm 2008 được tổ chức tại trên 25 thành phố khắp thế giới và được coi là sự kiện flash mob lớn nhất từ xưa đến nay. 3) Các tầng lớp có thể tham gia Flashmob: Từ cụ già, con gái, con trai, học sinh, sinh viên, nhân viên công chức, kể cả người khuyết tật mọi người đều có quyền theo học và nhảy flashmob theo một cách riêng của họ. 1 2 3 4 5 II) Flashmob ở Việt Nam: Rất nhiều teen Việt cũng đang say mê theo đuổi, thậm chí thành lập cả câu lạc bộ offline thường xuyên. Ở Việt Nam, phong trào Flash mob nói chung, hiện chỉ mới bắt đầu bằng những cuộc "nhảy đồng diễn" rất được cộng đồng chú ý và ủng hộ bởi nhiều người cảm nhận được tính tích cực và thú vị, ngẫu hứng của phong trào này và cũng vì tại Việt Nam còn thiếu những phương tiện và nơi giải trí cho thanh thiếu niên. III) Tại sao Flash mob lại được yêu thích? Nhờ khả năng lôi kéo đám đông và tính ngẫu hứng, tham gia Flash mob chẳng cần người tham gia phải là vũ công hay phải nhảy giỏi và không cần tập luyện nhiều, hoàn toàn có thể tham gia cùng, miễn là thật hết mình, thật cuồng nhiệt. Chỉ cần bắt đầu từ một nhóm nhỏ, nhưng chỉ cần sau một vài động tác, rất nhiều bạn trẻ xung quanh sẽ nhanh chóng bị lôi kéo vào các điệu nhảy. Chưa kể đến sự chú ý của rất nhiều người đi đường xung quanh. Phần lớn ai cũng cảm thấy rất thú vị trước những màn nhảy nhót lôi cuốn và thần tốc của Flash mob. IV) Nhảy Flashmob giúp ta được gì? - Flash mob thông thường chỉ để làm một trò lạ mắt, vui nhộn, ngẫu hứng vô thưởng vô phạt nhằm góp vui cho mọi người; nhưng nhiều khi nó còn được sử dụng để gây chú ý trong việc truyền một thông điệp cụ thể nào đó; hiện nay nó còn được sử dụng trong các mục đích khác nhau, ví dụ như việc tỏ tình, quảng cáo, biểu tình vì các vấn đề xã hội và chính trị... - Nhảy flash mob tạo được nhiều mối quan hệ với người khác, thêm được những người bạn mới. - Nhảy flash mob tích cực giúp ta tách khỏi các tệ nạn xã hội. V) Giải trí: 4 3 1 2 Câu 1: Tầng lớp nào tham gia nhảy flashmob đông đảo nhất ? Các cụ già. Công nhân, viên chức. Người khuyết tật. Học sinh, sinh viên. Sai rồi! Thử lại đi bạn! Cho bạn thêm một cơ hội nữa đó! Bạn giỏi quá! 4 3 1 2 Câu 2: Flashmob được ra đời vào năm nào? 2001. 2002. 2003. 2004. Sai rồi! Thử lại đi bạn! Cho bạn thêm một cơ hội nữa đó! Verry good!
File đính kèm:
- ai thuyet trinh ve flash mob.ppt