Bài giảng Văn bản : ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương

I.Giới thiệu tác giả,tác phẩm.

1.Tác giả.

-Hạ Tri Chương(659-744) Quê ở Việt Châu (nay là Chiết Giang) Trung Quốc.

-Đậu tiến sĩ năm 695,làm quan cho Đường Huyền Tông trên 50 năm.

-Tính tình phóng khoáng,là bạn với thi tiên Lí Bạch.

2.Tác phẩm.

*Hoàn cảnh ra đời:

-Bài thơ ra đời trong khoảnh khắc tác giả vừa đặt chân về quê cũ.

*Ý nghĩa nhan đề:

- Việc sáng tác bài thơ là ngẫu nhiên,nhưng tình cảm của tác giảvới quê hương không phải ngẫu nhiên mà rất sâu nặng.

*Thể thơ:

-Phiên âm :Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

-Bốn câu ,bảy chữ.

-Hiệp vần cuối câu1,2,4 (đều là vần bằng).

-Nhịp thường là 4/3 , 3/4.

-Dịch thơ: Lục bát.

 

 

ppt15 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Văn bản : ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( hồi hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : 7H.Trường THCS Hàn Thuyên Giáo viên: Phạm Thị Hạnh Kiểm tra bài cũ . Đọc thuộc bài thơ “cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch phần phiên âm và dịch thơ. Nêu cảm nhận của em về bài thơ đó. Bài 10,Tiết 38 Văn Bản : Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hồi Hương ngẫu thư) - Hạ Tri Chương - I.Giới thiệu tác giả,tác phẩm. 1.Tác giả. -Hạ Tri Chương(659-744) Quê ở Việt Châu (nay là Chiết Giang) Trung Quốc. -Đậu tiến sĩ năm 695,làm quan cho Đường Huyền Tông trên 50 năm. -Tính tình phóng khoáng,là bạn với thi tiên Lí Bạch. 2.Tác phẩm. *Hoàn cảnh ra đời: -Bài thơ ra đời trong khoảnh khắc tác giả vừa đặt chân về quê cũ. *ý nghĩa nhan đề: - Việc sáng tác bài thơ là ngẫu nhiên,nhưng tình cảm của tác giảvới quê hương không phải ngẫu nhiên mà rất sâu nặng. *Thể thơ: -Phiên âm :Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. -Bốn câu ,bảy chữ. -Hiệp vần cuối câu1,2,4 (đều là vần bằng). -Nhịp thường là 4/3 , 3/4. -Dịch thơ: Lục bát. Phiên âm: Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi, Hương âm vô cải, mấn mao tồi. Nhi đồng tương kiến, bất tương thức, Tiếu vấn: “Khách tòng hà xứ lai?” Dịch nghĩa: Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về, Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng. Trẻ con gặp mặt, không quen biết, Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến? Tiết38:Văn bản:Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu ngẫu thư) -Hạ Tri Chương- II.Đọc và tìm hiểu văn bản. 1.Đọc và tìm hiểu chú thích. Dịch thơ. Khi đi trẻ , lúc về già, Giọng quê vẫn thế ,tóc đà khác bao. Trẻ con nhìn lạ không chào, Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? (Phạm Sĩ Vĩ dịch) Trẻ đi,già trở lại nhà, Giọng quê không đổi,sương pha mái đầu. Gặp nhau mà chẳng biết nhau, Trẻ cười hỏi:Khách từ đâu đến làng?” (Trần Trọng San dịch) Dịch nghĩa: Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về, Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng. Trẻ con gặp mặt, không quen biết, Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến? Tiết 38, Văn bản:Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Hạ Tri Chương- 2/ Tìm hiểu văn bản Hai câu đầu. Thiếu tiểu li gia ,lão đại hồi, Hương âm vô cải , mấn mao tồi. (Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.) . -Sử dụng nghệ thuật đối: Thiếu tiểu li gia > <tồi (giong quê) (tóc mai) (không đổi) (thay đổi)- Khái quát quãng thời gian xa quê của tác giả nay trở về tuổi,vóc dáng thay đổi.Dùng yếu tố thay đổi mái tóc nhấn mạnh yếu tố không đổi giọng quê. - . Chúng ta có thể nói gì về một con người có sự thay đổi rất nhiều(từ trẻ thành già,từ nhỏ thành lớn ,từ tóc xanh thành tóc bạc, rụng) riêng giọng quê không thay đổi. “-Giọng quê không đổi” là biểu hiện cảm động về tấm lòng son sắt, thủy chung với quê hương.Qua đó thể hiện tình yêu quê sâu nặng của tác giả. Câu hỏi thảo luận Tiết 38:Văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) -Hạ Tri Chương I. Giới thiệu tác giả,tác phẩm. II.Đọc và tìm hiểu văn bản. 1.Đọc và tìm hiểu chú thích. 2.Tìm hiểu văn bản. a.Hai câu đầu. Thiêú tiểu li gia,lão đại hồi, Hương âm vô cải,mấn mao tồi. (Trẻ đi,già trở lại nhà. Giọng quê không đổi,sương pha mái đầu) -Giọng điệu:Bề ngoài dường như khách quan bình thản (kể lại các sự việc ) song phảng phất một cảm xúc buồn,bồi hồi trước dòng chảy của thời gian. Thể hiện tấm lòng yêu quê hương của tác giả. Tiết 38: Văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. ( Hồi hương ngẫu thư) -Hạ Tri Chương- I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. II.Đọc và tìm hiểu văn bản. 1. Đọc và tìm hiểu chú thích. 2.Tìm hiểu văn bản. a.Hai câu đầu. b.Hai câu cuối. Nhi đồng tương kiến, bất tương thức, Tiếu vấn:Khách tòng hà xứ lai? ( Gặp nhau mà chẳng biết nhau Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng?”) - Tiết 38: Văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. ( Hồi hương ngẫu thư) -Hạ Tri Chương- I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. II.Đọc và tìm hiểu văn bản. 1. Đọc và tìm hiểu chú thích. 2.Tìm hiểu văn bản. a.Hai câu đầu. b.Hai câu cuối. -Tâm trạng buồn :Bị coi là khách ngay chính trên quê hương mình. - Nghệ thuật: Dùng âm thanh tươi vui ,hình ảnh hồn nhiên để thể hiện tình cảm ngậm ngùi,xót xa của mình. -Giọng điệu: bi hài ẩn sau những lời tường thuật khách quan hóm hỉnh. -Giọng điệu của hai câu đầu và hai câu cuối: vẫn là những lời miêu tả, kể tự nhiên,khách quan, vẫn là những sự ngẫu nhiên.Nhưng đằng sau sự khách quan,ngẫu nhiên ấy là tình cảm gắn bó tha thiết sâu nặng của tác giả với quê hương. - III.Tổng kết –ghi nhớ. 1.Nghệ thuật. - Phương thức biểu đạt: biểu cảm thông qua tự sự và miêu tả( biểu cảm gián tiếp). -Ngôn ngữ thơ giản dị,hình ảnh thơ chân thực,ý thơ hàm xúc. -Sử dụng phép đối, giọng điệu khách quan, hóm hỉnh… 2.Nội dung. -Thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc tình yêu quê hương thắm thiết của tác giả trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ. 3.Ghi nhớ(sgk/128) IV.Luyện tập. Hãy chỉ ra sự giống và khác nhau trong cách biểu hiện tình quê hươngqua hai bài thơ “Tĩnh dạ tứ” và bài “Hồi hương ngẫu thư”(Chú ý cách thể hiện tình cảm của tác giả trong từng bài) -Giống nhau: -Cả hai bài thơ đều thể hiện tình quê hương thắm thiết,chân thành của Lí Bạch và Hạ Tri Chương. -Khác nhau: -ở bài thơ “ Tĩnh dạ tứ” nhà thơ Lí Bạch không ngủ được vì nhớ quê,tình yêu quê hương lúc nào cũng canh cánh trong lòng ông.Tình quê được thể hiện khi xa quê. -Bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” lại mang bóng dáng khác: Hạ Tri Chương từ giã triều đình,từ giã kinh đô để về quê và khi về đến nhà thì bị coi là khách.Tình quê thể hiện ngay lúc vừa đặt chân tới quê nhà. Dặn dò về nhà Học thuộc, phiên âm, và dịch thơ Nêu cảm nhận của em về bài thơ. Soạn bài: “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”

File đính kèm:

  • pptbai 16 ngau nhien viet nhan buoi moi ve que.ppt