Bài giảng Văn bản- Muốn làm thằng cuội_ Tản Đà

Tản Đà : Tên thật là :

Nguyễn Khắc Hiếu .

Quê : Khê Thượng ,Sơn

Đà ,Ba Vì, Hà Tây.

-Sinh năm :1889

-Mất năm :1939

-Là tác giả của nhiều tập thơ nổi tiếng.

-Là dịch giả của nhiều tác phẩm trung đại, cổ đại Trung Quốc.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Văn bản- Muốn làm thằng cuội_ Tản Đà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Ngữ văn 8 : Tiết Tản Đà Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc bài thơ : Đập đá ở Côn Lôn . Nêu điều em biết về thể thơ Đường luật : Thất ngôn bát cú . Văn bản –Tiết : Tản đà I. Đọc – Tìm hiểu chung 1. Tác giả : -Tản Đà : Tên thật là : Nguyễn Khắc Hiếu . Quê : Khê Thượng ,Sơn Đà ,Ba Vì, Hà Tây. -Sinh năm :1889 -Mất năm :1939 -Là tác giả của nhiều tập thơ nổi tiếng. -Là dịch giả của nhiều tác phẩm trung đại, cổ đại Trung Quốc. 2. Tác phẩm: Bài thơ nằm trong tập “Khối tình con” , xuất bản năm 1917 3.Thể loại : Thất ngôn bát cú Đường luật. II. Đọc-Tìm hiểu bài : 1. Phần đề (Câu 1-2) -Câu thơ tự nhiên thoải mái , lời giọng Mặn mà , có duyên. Câu thơ như một tiếng thở dài ,một lời than thở . -Cách thoát ly lý tưởng của tâm hồn thi sỹ lãng mạn: Thoát ly bằng mộng tưởng. “Từ độ sầu đến nay , ngày cũng có lúc sầu , đêm cũng có lúc sầu . Mưa dầm lá rụng mà sầu , trăng thanh gió mát mà càng sầu…Sầu không có mối, chém sao cho dứt ;sầu không có khối đập sao cho tan”. (Giải sầu – Tản Đà) 2. Phần thực (Câu 3-4) : -Giọng thơ tự nhiên ,nửa như một câu hỏi , nửa như một lời cầu xin . Cách nói rất phong tình , rất “ngông” . -Niềm khao khát một tri âm , tri kỷ . Giọng thơ hơi ỡm ờ , nhưng không hề buông thả . Thấm thía nỗi niềm cô đơn , sầu muộn. Tản Đà từng tự coi mình là một Chích Tiên , là Đông Phương Sóc vốn mắc lỗi nơi Thượng Giới , bị Tiên Ông đày xuống trần gian làm thi sỹ : “Ngờ đâu kiếp trước Đông Phương Sóc Ăn trộm đào quen học thói ngày xưa Trần gian đày mãi không chừa!” (Hỏi vợ – Tản Đà) 3. Phần luận( Câu4-5) Tản Đà đã bao phen khắc khoải tìm Tri âm tri kỷ mà vẫn vô vọng : “Chung quanh những đá cùng cây Biết người tri kỷ đâu đây mà tìm” Có lúc , cô đơn đến mức, nói chuyện Với cái bóng của mình : “Bóng ơi, mời bóng vào nhà Ngọn đèn khêu tỏ, hai ta cùng ngồi Ngồi đây ta nói sự đời Ta ngồi ta nói , bóng ngồi bóng nghe” 3. Phần luận( Câu4-5) -Lời thơ nối tiếp một cách tự nhiên . -Lên cung trăng , thi sỹ chỉ có một sự trân trọng những giá trị tinh thần cao quý : tìm người tri âm , tri kỷ . 4. Phần kết ( Câu 7-8 ) -Giấc mộng thoát ly thực tại kết thúc bằng hình ảnh độc đáo. -Đây là giây phút thăng hoa kỳ diệu của tâm hồn thi sỹ lãng mạn. Là đỉnh cao của khát vọng thoát ly thực tại. III, Tổng kết Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật Nhưng giọng thơ rất tự nhiên, không hề gò ép,với nét bút vừa lãng mạn, vừa phóng túng , rất nhuần nhị , có duyên . -Bài thơ nhất quán một tâm sự chán ghét xã hội đương thời, một khát vọng thoát ly thực tại. Bài tập : “Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười” Có thể hiểu thế nào về nụ cười của thi sỹ? A. Cười “cõi trần gian bé tý”thật đáng thương đang vất vả bon chen trong cuộc mưu sinh tăm tối. B .Cười vui vẻ vì được ở bên chị Hằng – người tri âm, tri kỷ. C. Cười vì đã thoát ly “cõi trần gian đáng chán”. D. Vì tất cả các lý do trên. Hướng dẫn về nhà -Học thuộc bài thơ. -Tìm hiểu , sưu tầm tài liệu về con người và thơ văn Tản Đà.

File đính kèm:

  • pptMuon lam thang Cuoi-van 8.ppt