Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 50: Phương pháp thuyết minh - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU .

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được yêu cầu của phương pháp thuyết minh

- Nhận biết các phương pháp thuyết minh.

2. Kĩ năng:

- HS biết sử dụng các phương pháp thuyết minh vào bài viết.

3. Thái độ:

- Có thái độ đúng đắn, chân thực khi thuyết minh về một sự vật, sự việc, hiện

tượng.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo;

năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp

b. Năng lực đặc thù: Tự lập, tự tin, tự chủ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Đọc tài liệu tham khảo, soạn giảng.

2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.

2. KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, lược đồ tư duy, mảnh ghép.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

H: Em hiểu thế nào về văn bản thuyết minh?

Đáp án

Văn bản thuyết minh: Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, tác

dụng. của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 71 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 50: Phương pháp thuyết minh - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 06/11/2019 (8a2) Tiết 50 – bài 12 PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU . 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được yêu cầu của phương pháp thuyết minh - Nhận biết các phương pháp thuyết minh. 2. Kĩ năng: - HS biết sử dụng các phương pháp thuyết minh vào bài viết. 3. Thái độ: - Có thái độ đúng đắn, chân thực khi thuyết minh về một sự vật, sự việc, hiện tượng. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp b. Năng lực đặc thù: Tự lập, tự tin, tự chủ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Đọc tài liệu tham khảo, soạn giảng. 2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, lược đồ tư duy, mảnh ghép. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ H: Em hiểu thế nào về văn bản thuyết minh? Đáp án Văn bản thuyết minh: Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, tác dụng... của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Các em đã được tìm hiểu chung về văn thuyết minh. Vạy làm thế nào để có những phương pháp thuyết minh hiệu quả cô trò ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung Hs: Đọc các văn bản thuyết minh vừa học cho biết các văn bản ấy sử dụng loại tri thức ở các lĩnh vực nào? - Sự vật (Cây dừa) - Văn hoá (Huế) - Khoa học về sinh vật -> Vì sao lá I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh. cây có màu xanh lục. - Tri thức Lịch sử ->Khởi nghĩa Nông Văn Vân. H: Để có được tri thức ở các lĩnh vực đó ta cần phải làm gì? H: Quan sát là gì? Quan sát để làm gì? H: Học tập những tri thức đó từ đâu? H: Thế nào là tích luỹ tri thức? Tích luỹ để làm gì? H: Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không? Vì sao? -> Không, vì tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi sự xác thực. Học sinh đọc ghi nhớ chấm 1. Hs: Đọc các câu văn SGK. H: Trong những câu văn trên ta thường gặp từ gì? -> Thường gặp từ là. H: Sau từ là người ta cung cấp kiến thức như thế nào? - >Sau từ là: chỉ ra những đặc điểm công dụng riêng. Sử dụng từ là biểu thị sự phán đoán cung cấp kiến thức về văn hoá, nguồn gốc, thân thế * Đối tượng + là + tri thức H : Vai trò của dạng câu này trong văn bản thuyết minh ? -> Giúp người đọc hiểu về đối tượng, tạo niềm tin cho người đọc, người nghe. Phần lớn là ở đầu đoạn, giữ vai trò giới thiệu. H : Dạng câu như thế này thường được dùng để làm gì? 1. Quan sát, học tập tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh. a. Ví dụ SGK. - Quan sát để tìm hiểu đối tượng về màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất tức là nhìn ra sự vật có những đặc trưng gì , có mấy bộ phận. - Học tập: Tìm hiểu đối tượng trong sách báo, tư liệu Đọc sách , học tập tra cứu, biến tri thức trong sách báo trở thành vốn tri thức riêng của mình - Tích luỹ ghi chép những tài liệu cần thiết làm cơ sở để tham khảo chọn lọc chi tiết. b. Ghi nhớ SGK. 2. Phương pháp thuyết minh. ->Nêu định nghĩa, giải thích về sự vật, sự việc, hiện tượng. Gv: Như vậy phương pháp thứ nhất dùng để thuyết minh đó là phương pháp gì? H : Hãy định nghĩa sách là gì? -> Sách là phương tiện giữ gìn và truyền hoá kiến thức, là đồ dùng cần thiết của học sinh để học tập. Hs : Đoạn văn 1 cho chúng ta biết điều gì? -> Tác dụng của cây dừa đối với đời sống con người. Hs : Đoạn văn 2 trình bày vấn đề gì? -> Tác hại của bao bì ni lông H : Người viết trình bày vấn đề này bằng cách nào? -> Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nhất định. Gv : Như vậy phương pháp thứ 2 dùng để thuyết minh là phương pháp nào? H : Phương pháp này có tác dụng gì khi thuyết minh? Hs: Đọc đoạn văn phần c. H : Đoạn văn trình bày vấn đề gì? -> Chiến dịch chống thuốc lá. H : Nhận xét về nội dung, ý nghĩa của phần nêu trong dấu ( )? -> Là ví dụ để chứng minh, làm tăng sức thuyết phục. Gv : Đây cũng là một trong những phương pháp dùng để thuyết minh đó là phương pháp nào? H : Thế nào là phương pháp nêu ví dụ? Hs: Đọc đoạn văn mục d. H : Đoạn văn trình bày vấn đề gì? -> Vai trò của cây xanh đối với đời sống con người. H : Cách trình bày vấn đề ở đây có gì đặc biệt? Tác dụng? a. Phương pháp nêu đinh nghĩa, giải thích. * Đối tượng + là + tri thức. b. Phương pháp liệt kê. - Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó. - Tác dụng: giúp người đọc hiểu sâu sắc và toàn diện, có ấn tượng về nội dung thuyết minh. c. Phương pháp nêu ví dụ. - Dẫn ra những ví dụ cụ thể để người đọc tin vào nội dung bài thuyết minh d. Phương pháp dùng số liệu (con số). - Cung cấp các số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy cao của các tri thức. -> Dùng những số liệu cụ thể làm sáng tỏ đối tượng thuyết minh. H : Đây là phương pháp dùng để thuyết minh đó là phương pháp nào? H : Vậy thế nào là phương pháp dùng số liệu? Hs: Đọc đoạn văn e. H : Vấn đề được thuyết minh ở đoạn văn này là gì? -> Biển Thái Bình Dương H : Thuyết minh bằng cách nào? Tác dụng? Hs: Xem lại Văn bản“ Huế” H : Văn bản đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào? -> Thiên nhiên, kiến trúc, những mảnh vườn, món ăn, tinh thần đấu tranh. H: Nhận xét về cách thuyết minh trong văn bản này? H: Vậy thế nào là phương pháp phân loại phân tích? Tác dụng của phương pháp này? H: Khi thuyết minh chúng ta thường sử dụng phương pháp nào? Hs: Trình bày Gv : Khái quát nội dung ghi nhớ. Hs : Đọc nội dung ghi nhớ Gv: Lưu ý : Không nên tách rời từng phương pháp trong thuyết minh mà phải kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp. e. Phương pháp so sánh - Là đưa ra hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại so sánh nhằm làm nổi bật các đặc điểm tính chất của đối tượng. g. Phương pháp phân loại, phân tích. - Chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh, từng vấn đề để phân tích. - Giúp cho ta đọc, hiểu từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống. * Ghi nhớ/Sgk * Hoạt động 3: luyện tập Hoạt động của Gv và Hs Nội dung H: Trong bài"Ôn dịch, thuốc lá'', đã nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều để nêu yêu cầu chống nạn hút thuốc lá. Hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết (bài viết thể hiện những tri thức nào) II. Luyện tập. 1. Bài tập 1. - Bài viết thể hiện kiến thức của một bác sĩ khói thuốc lá vào phổi tác hại ntn, tác hại tới hồng cầu và động mạch như thế nào? Học sinh thảo luận nhóm bàn 5 phút H: Văn bản sử dụng những phương pháp nào để thuyết minh? H: Bài viết đòi hỏi phải có kiến thức ở những lĩnh vực nào? H: Bài viết ấy đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? - Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội hiểu một nét tâm lí, cho rằng hút thuốc lá là văn minh, hút thuốc lá ảnh hưởng đến người không hút thuốc, kể cả cái thai trong bụng mẹ! Tỉ lệ người hút thuốc lá rất cao, hút thuốc lá ảnh hưởng tới bữa ăn trong gia đình1 người tâm huyết với vấn đề xã hội bức xúc. 2. Bài tập 2. - Phương pháp thuyết minh: So sánh đối chiếu phân loại, phân tích số liệu. 3. Bài tập 3. - Kiến thức: cụ thể về Địa lí và Lịch sử - Phương pháp: Dùng số liệu, sự kiện cụ thể * Hoạt động 4: vận dụng ? Nếu cần thuyết minh về một thứ đồ dùng học tập, em sẽ sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? * Hoạt động5: tìm tòi, mở rộng * Tìm hiểu các tri thức về một số vật dụng và đồ dùng học tập quen thuộc như: phích nước, bóng đèn sợi đốt, bút bi, bút chì, com pa... * Nắm vững nội dung bài học, làm bài tập 3 ,4 * Chuẩn bị bài : Trả bài kiểm tra văn, bài tập làm văn số 2 + Xem lại đề + Lập dàn ý theo tổ. V. HƯỚNG DẪN CHUẢN BỊ NỘI DUNG BÀI HỌC TIẾT SAU - Hoàn thiện các bài tập 2, bài tập 3 chú ý kiến thức cụ thể, phương pháp dùng số liệu sự kiện cụ thể - Chuẩn bị bài “đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_50_phuong_phap_thuyet_minh_nam_ho.pdf