Bài giảng Văn bản: đồng chí (chính hữu)

Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Làm thơ 1947, đề tài người lính và chiến tranh.

Tập thơ chính: Đầu súng trăng treo (1966).

Được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Văn bản: đồng chí (chính hữu), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRUNG HƯNG Giaùo vieân giaûng daïy: Kiểm tra bài: Câu 1: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” từ đầu  “Giao long dìu đỡ vào trong bãi rày”. Kiểm tra bài: Câu 2: Phân tích hành động và tâm địa độc ác của Trịnh Hâm? Kiểm tra bài: Câu 3: Ngư ông giải bày quan điểm về cuộc sống như thế nào? Kiểm tra bài: Câu 4: Nêu cảm nhận của em qua bài học? Văn bản: (CHÍNH HỮU) 1. Tác giả: I. TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN Căn cứ vào nội dung chuẩn bị bài ở nhà, hãy cho biết vài nét về tác giả Chính Hữu ? Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Làm thơ 1947, đề tài người lính và chiến tranh. Tập thơ chính: Đầu súng trăng treo (1966). Được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. 2. Tác phẩm: Bài thơ “Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948 khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc. 3. Đọc, giải thích từ khó: Đọc chậm, thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết. a. Đọc: b. Từ khó: Giải nghĩa một số từ quan trọng sau: Đồng chí: Nước mặn đồng chua: Tri kỉ: Sương muối: Nắm được nghĩa các chú thích SGK Căn cứ vào nội dung bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn? Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn: Đoạn 1: 7 câu đầu => Cơ sở của tình đồng chí. Đoạn 2: 10 câu tiếp => Những biểu hiện của tình đồng chí. Đoạn 3: 3 câu cuối => Chất thơ trong đời lính. 4. Bố cục: II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN 1. Cơ sở của tình đồng chí: Thảo luận nhóm: Theo nhà thơ tình đồng chí, đồng đội giữa tôi và anh bắt nguồn từ những cơ sở nào? Hình ảnh “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá” nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của anh và tôi? Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí ! Anh Tôi 1. Cơ sở của tình đồng chí: Cùng Nước mặn đồng chua Đất cày sỏi đá = Quê nghèo = Ra trận quen nhau Chung lý tưởng Súng bên súng Đầu sát đầu Rét chung chăn Đồng chí (Tình đồng chí sâu lắng, thiêng liêng) Câu hỏi thảo luận: Tình cảm đồng chí của những người lính được biểu hiện như thế nào trong 10 câu thơ tiếp theo? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện điều đó? 2. Những biểu hiện của tình đồng chí: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.  Hiểu biết về đời tư của nhau: “Ruộng nương anh … nhớ người ra lính” => Cùng thể hiện nỗi nhớ quê hương. 2. Những biểu hiện của tình đồng chí:  Cùng sẻ chia những gian khổ, thiếu thốn của đời lính: “Biết từng cơn ớn lạnh, sốt run người”; “áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá, chân không giày”.  Nổi bật lên là tình cảm ấm áp: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Chính tình cảm đồng chí, đồng đội là sức mạnh, là ngọn lửa ấm áp giúp người lính vượt lên trên những gian khổ, thiếu thốn để sống và chiến đấu. 3. Chất thơ trong đời lính: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.  Ba câu thơ cuối cho ta thấy cuộc đời của người lính tuy có gian khổ, thiếu thốn về vật chất nhưng phong phú về tinh thần, họ vẫn kề vai sát cánh với nhau trong chiến đấu, truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội. 3. Chất thơ trong đời lính: Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh đẹp, đầy chất thơ thể hiện tâm hồn lãng mạn của những người chiến sĩ, vượt lên trên được sự khốc liệt, gian khổ của chiến trường để đến với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. * Ghi nhớ (sgk/131) Câu 1: Tình đồng chí có ý nghĩa như thế nào? A. Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ, nảy sinh từ việc cùng chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu. B. Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ lúc vui cũng như lúc buồn, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau. C. Tình đồng chí được thể hiện rõ nét trong việc cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính. D. Tất cả đều đúng. Củng cố: Đáp án: D Câu 2: Giá trị nghệ thuật của bài thơ “Đồng chí” được tạo nên từ những điểm nào? A. Hình ảnh chân thực, giản dị mà gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng. B. Sử dụng khéo léo các biện pháp tu từ: hoán dụ, nhân hóa, … C. Bức tranh đặc sắc ở cuối bài thơ kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí. D. Tất cả đều đúng. Củng cố: Đáp án: D Câu 3: Hình ảnh Súng - trăng (trong câu thơ “Đầu súng trăng treo”) mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra những liên tưởng gì? A. Gần và xa, thực tại và thơ mộng. B. Chiến tranh và hòa bình. C. Chiến sĩ và thi sĩ. D. Tất cả đều đúng. Củng cố: Đáp án: D - Học thuộc lòng bài thơ. - Làm bài tập 2 phần luyện tập SGK trang 131. - Sưu tầm tranh, ảnh và những bài thơ viết về người lính thời chống Pháp. Soạn bài mới: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

File đính kèm:

  • pptDong chi .ppt
Giáo án liên quan