Bài giảng Bài 14, tiết 66, 67- lặng lẽ sapa (nguyễn thành long)

Giới thiệu đôi nét về nhà văn Kim Lân với truyện ngắn “Làng”.

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi hay tin làng mình theo giặc trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.

 

 

ppt32 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 14, tiết 66, 67- lặng lẽ sapa (nguyễn thành long), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ Giới thiệu đôi nét về nhà văn Kim Lân với truyện ngắn “Làng”. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi hay tin làng mình theo giặc trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. (Nguyễn Thành Long) BÀI 14, TIẾT 66, 67 I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM : 1. Tác giả : - Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê ở tỉnh Quảng Nam. - Ông viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp. - Sở trường của ông là truyện ngắn và bút kí. 2. Tác phẩm : - Truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” là kết quả của chuyến đi thực tế ở Lào Cai năm 1970. - Truyện được rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN : 1. Tình huống và cốt truyện : - Truyện có tình huống tự nhiên. Đó là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sapa. - Truyện ngắn này có cốt truyện rất đơn giản. 2. Phân tích nhân vật anh thanh niên : a. Vị trí của nhân vật anh thanh niên : - Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện. - Anh không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ với các nhân vật khác. - Chân dung anh được khắc họa qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của các nhân vật : bác lái xe, cô kĩ sư trẻ và ông họa sĩ, đặc biệt là của ông họa sĩ. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài : Cần nắm vững một số nội dung của tiết học : - Những nét chính về tiểu sử của nhà văn Nguyễn Thành Long và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn. - Tình huống và cốt truyện. - Vị trí của nhân vật anh thanh niên. Chuẩn bị cho tiết 2 của bài : - Tìm hiểu những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên. - Phân tích nhân vật ông họa sĩ và các nhân vật khác. - Rút ra chủ đề và những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài : Cần nắm vững một số nội dung của tiết học : - Những nét chính về tiểu sử của nhà văn Nguyễn Thành Long và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn. - Tình huống và cốt truyện. - Vị trí của nhân vật anh thanh niên. - Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên. Chuẩn bị cho tiết 2 của bài : - Phân tích nhân vật ông họa sĩ và các nhân vật khác. - Rút ra chủ đề và những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. BÀI 14, TIẾT 66, 67 LẶNG LẼ SAPA (TIẾP) (Nguyễn Thành Long) I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM : 1. Tác giả : 2. Tác phẩm : II. TÌM HIỂU VĂN BẢN : 1. Tình huống và cốt truyện : 2. Phân tích nhân vật anh thanh niên : a. Vị trí của nhân vật anh thanh niên : b. Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên : - Một thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. - Được giới thiệu là một trong những người cô độc nhất thế gian. - Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng không một bóng người, chỉ có mây mù và cây cỏ. Anh đã vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ và cái khắc nghiệt của khí hậu để làm tốt công việc của mình. Điều gì giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy? - Trước hết là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, nhận thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người. (Phát hiện đám mây khô  không quân ta bắn rơi nhiều máy bay của Mĩ  Anh cảm thấy thật hạnh phúc). - Anh có những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về lao động đối với cuộc sống con người. (“Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi,…công việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dười kia,…công việc gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất”). - Anh không cô đơn, buồn tẻ vì có sách để trò chuyện. - Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động. - Anh có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến : cởi mở, chân thành, khiêm tốn, chu đáo, quý trọng tình cảm của mọi người … Chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc và qua một số chi tiết, tác giả đã phác họa chân dung nhân vật anh thanh niên với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về công việc. 3. Nhân vật ông họa sĩ và các nhân vật khác: a. Nhân vật ông họa sĩ : - Tác giả trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật ông họa sĩ. - Ông là một họa sĩ lão thành, tích cực trong sáng tạo nghệ thuật. - Có quan niệm đúng đắn về nghệ thuật. - Có vai trò quan trọng trong việc thể hiện vẻ đẹp của nhân vật chính. Cô kĩ sư trẻ : - Nhân vật anh thanh niên đã khơi dậy nơi cô những suy nghĩ đúng đắn về công việc và lẽ sống. - Cô đại diện cho lớp trẻ háo hức muốn cống hiến cho đất nước. Bác lái xe : - Sống tình cảm, nhiệt tình. - Ông là người mở đầu cho những ấn tượng tốt đẹp về nhân vật anh thanh niên. Các nhân vật không xuất hiện trực tiếp : ông kĩ sư ở vườn rau Sapa, ông cán bộ nghiên cứu sét. Họ đang miệt mài lao động, góp phần xây dựng đất nước. Họ có điểm chung là lao động miệt mài, lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích chung của đất nước. Thông qua cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật phụ, hình ảnh anh thanh niên hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn. 4. Chất trữ tình của truyện : Truyện có một chất thơ bàng bạc, toát lên từ phong cảnh thiên nhiên Sapa thơ mộng và từ tâm hồn của những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ của Sapa. III. TỔNG KẾT : 1. Chủ đề của truyện : Truyện ca ngợi những con người lao động âm thầm, lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người. Tác giả muốn gửi gắm với người đọc :“Trong cái lặng im của Sapa, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật : (Phần ghi nhớ ở sách giáo khoa trang 189) Truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. LẶNG LẼ SAPA I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM : 1. Tác giả 2. Tác phẩm II. TÌM HIỂU VĂN BẢN : 1. Tình huống và cốt truyện : 2. Phân tích nhân vật anh thanh niên a. Vị trí của nhân vật anh thanh niên b. Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên 3. Nhân vật ông họa sĩ và các nhân vật khác 4. Chất trữ tình của truyện III. TỔNG KẾT : 1. Chủ đề của truyện 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật Hướng dẫn học và chuẩn bị bài : Cần nắm vững một số nội dung của tiết học : - Những nét chính về tiểu sử của nhà văn Nguyễn Thành Long và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn. - Tình huống và cốt truyện. - Chân dung nhân vật anh thanh niên và các nhân vật khác. - Chất trữ tình của truyện. - Chủ đề và những giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện. Chuẩn bị bài “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng : - Đọc và tóm tắt truyện. - Tìm hiểu tình huống và cốt truyện. - Tìm hiểu đặc điểm của các nhân vật trong truyện. Chân thành cảm ơn các thầy cô và các em!

File đính kèm:

  • pptLANG LE SA PA(2).ppt
Giáo án liên quan