I. MỤC TIÊU:
Kiến Thức:
- Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N.
Kĩ năng:
- Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.
- Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.
Thái độ:
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.
- Nhận biết được ứng dụng thực tế của số nguyên âm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: + Thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu, phiếu học tập,
+ Nhiệt kế có chia độ âm (hình 31).
+ Bảng ghi nhiệt độ các thành phố.
+ Bảng vẽ năm nhiệt kế (hình 35).
+ Hình vẽ biểu diễn độ cao (âm, dương, 0).
+ Bảng nhóm để ghi kết quả thảo luận.
- HS: + Thước kẻ có đơn vị.
+ Bảng nhóm ghi kết quả thảo luận.
6 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tuần 14 tiết 40: Chương II- Số nguyên bài 1- Làm quen với số nguyên âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn: 01/ 11/ 2009
Tiết 40 Ngày dạy: 11/ 11/ 2009
§1. LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
MỤC TIÊU:
Kiến Thức:
- Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N.
Kĩ năng:
- Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.
- Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.
Thái độ:
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.
- Nhận biết được ứng dụng thực tế của số nguyên âm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: + Thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu, phiếu học tập,…
+ Nhiệt kế có chia độ âm (hình 31).
+ Bảng ghi nhiệt độ các thành phố.
+ Bảng vẽ năm nhiệt kế (hình 35).
+ Hình vẽ biểu diễn độ cao (âm, dương, 0).
+ Bảng nhóm để ghi kết quả thảo luận.
HS: + Thước kẻ có đơn vị.
+ Bảng nhóm ghi kết quả thảo luận.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Thực hiện phép tính trong N:
a/ 5 + 8 = ?
b/ 5 . 8 = ?
c/ 5 – 8 = ?
Trả lời:
a/ 5 + 8 = 13
b/ 5 . 8 = 40
c/ Không thực hiện được trong N.
GV nhận xét, đánh giá. Sau đó chuyển ý để dạy bài mới.
Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHƯƠNG II.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV giới thiệu sơ lược về chương “Số nguyên”.
- Đặt vấn đề: -30C nghĩa là gì? Vì sao ta cần đến số có dấu “-” đằng trước?
- HS chú ý lắng nghe.
- HS suy nghĩ.
HS quan sát màn hình.
Hoạt động 2: CÁC VÍ DỤ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV đưa nhiệt kế hình 31 cho HS quan sát và giới thiệu về các nhiệt độ: 00C, trên 00C, dưới 00C ghi trên nhiệt kế.
- GV giới thiệu các số nguyên âm như: -1, -2, -3,… và hướng dẫn cách đọc.
Ví dụ 1:
- GV cho HS làm ? 1 SGK:
Đọc các nhiệt độ ở các thành phố dưới đây:
Hà Nội
180C
Bắc Kinh
-20C
Huế
200C
Mát- xcơ- va
-70C
Đà Lạt
190C
Pa- ri
00C
Tp.Hồ Chí Minh
250C
Niu- yoóc
20C
- Hỏi: Trong tám thành phố trên, thành phố nào nóng nhất? Thành phố nào lạnh nhất?
- GV cho HS làm bài tập 1 trang 68, đưa bảng vẽ 5 nhiệt hình 35 lên để HS quan sát.
- GV yêu cầu một HS khác nhận xét
- GV nhận xét, ghi điểm.
Ví dụ 2:
- GV đưa hình vẽ giới thiệu độ cao với quy ước độ cao mực nước biển là 0 mét. GV giới thiệu độ cao trung bình.
GV trình chiếu trang 8.
- Cho HS làm ? 2 trang 67. Đọc độ cao của các địa điểm dưới đây?
GV gọi HS khác nhận xét và cho vài HS đọc lại.
- Ví dụ 3: Có và nợ
+ Ông A có 10 000 đồng.
+ Ông A nợ 10 000 đồng, có thể nói “ông A có -10 000 đồng”
- GV cho HS làm ? 3 và giải thích ý nghĩa của các con số.
GV củng cố phần 1.
- GV cho HS giải bài tập 2 trang 68.
GV gọi HS khác nhận xét và đọc lại.
- GV yêu cầu HS lớp làm bài 3 trang 68.
- HS quan sát các nhiệt kế, đọc các số ghi trên nhiệt kế.
- HS đọc nhiệt độ các thành phố và giải thích ý nghĩa các số đo nhiệt độ ở các thành phố trên.
- HS trả lời:
+ Tp.Hồ Chí Minh nóng nhất.
+Mát- xcơ- va lạnh nhất.
- HS quan sát hình 35 và trả lời bài tập 1.
- Sau khi trả lời xong, HS lớp nhận xét.
- HS quan sát hình vẽ.
Đọc ví dụ 2 và ghi bài vào tập.
- HS đọc :
- Độ cao của đỉnh núi Phan-xi-păng là 3143 mét.
- Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là âm 30 mét hoặc trừ 30 mét.
- HS ghi ví dụ 3 vào tập.
- HS làm ? 3 và giải thích
- Ông Bảy có âm (trừ) 150 000 đồng.
- Bà Năm có 200 000 đồng.
- Cô Ba có âm (trừ) 30000 đồng
HS quan sát màn hình đọc đề bài, rồi thực hiện theo yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài, HS khác đọc độ cao của các địa điểm.
- Một HS đọc đề, một HS khác lên bảng viết.
1) Các ví dụ:
Ví dụ 1: Để đo nhiệt độ, người ta dùng các nhiệt kế (xem hình 31). Nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C (đọc là không độ C). Nhiệt độ của nước đang sôi là 1000C (đọc là một trăm độ C).
Nhiệt độ dưới 00C được viết với dấu “-” đằng trước.
Chẳng hạn: Nhiệt độ 3 độ dưới 00C được viết -30C (đọc là âm ba độ C hoặc trừ ba độ C).
Bài 1 trang 68: Trên hình 35
a) Viết và đọc nhiệt độ ở các nhiệt kế:
- Nhiệt kế a chỉ -30C. Đọc âm ba độ C.
- Nhiệt kế b chỉ -20C. Đọc âm hai độ C.
- Nhiệt kế c chỉ 00C. Đọc không độ C.
- Nhiệt kế d chỉ 20C. Đọc hai độ C.
- Nhiệt kế e chỉ 30C. Đọc ba độ C
b) Trong hai nhiệt kế a và b, nhiệt kế b có nhiệt độ cao hơn.
Ví dụ 2: Để độ cao thấp ở các địa điểm khác nhau trên Trái Đất, người ta lấy mực nước biển làm chuẩn, nghĩa là quy ước độ cao của mực nước biển là 0m.
Ví dụ 3: Nếu ông A có 10000 đồng, ta nói “ ông A có 10000 ngàn đồng”. Còn nếu ông A nợ 10000 đồng, thì ta có thể nói “ông A có -10 000 đồng”.
Bài 2 trang 68: Đọc độ cao của các địa điểm sau là :
a) Độ cao của đỉnh núi Ê- vơ- rét là 8848 mét.
b) Độ cao của đáy vực Ma- ri- an là âm 11524 mét.
Bài 3 trang 68 : viết số chỉ năm tổ chức Thế vận hội đầu tiên, biết rằng nó diễn ra năm 776 trước công nguyên là: Đó là năm -776.
Hoạt động 2 : TRỤC SỐ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV gọi một HS lên bảng vẽ tia số.
- GV nhấn mạnh tia số phải có gốc, chiều, đơn vị.
- GV vẽ tia đối của tia số và ghi các số -1, -2, -3,… từ đó giới thiệu gốc, chiều dương, chiều âm của trục số.
- GV yêu cầu HS thực hiện
? 4 trang 67 SGK
GV trình chiêu trang 13.
Các điểm A, B, C, D ở trục số trên hình 33 biểu diễn những số nào ?
- GV nhận xét, yêu cầu HS ghi bài vào tập.
GV giới thiệu trục số thẳng đứng hình 34.
GV củng cố phần 2.
- GV phát phiếu học tập yêu cầu HS hoạt động nhóm giải bài tập 4 trang 68 SGK.
- Sau 2 phút GV yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu học tập cho nhau.
- GV đưa kết quả đúng lên bảng phụ.
GV tuyên dương nhóm hoạt động tích cực trước lớp.
- HS lên bảng vẽ tia số.
- HS cả lóp vẽ hình vào tập.
- HS cả lớp làm ? 4
- Một HS lên bảng trình bày.
Ta có thể kí hiệu A(-6).
Điểm B biểu diễn số -2.
Điểm C biểu diển số 1.
Điểm D biểu diễn số 5.
- HS khác nhận xét.
HS quan sát hình, vẽ hình 34 vào tập.
- HS nhận phiếu học tập và hoạt động nhóm để giải.
- HS trao đổi phiếu học tập.
- Các nhóm nhận xét bài lần nhau.
2) Trục số
Ta biểu diễn các số nguyên âm trên tia đối của tia số và ghi các số -1 , -2 , -3,... như trong hình 32.
2
-3
-1
-4
-2
0
3
1
Như vậy ta được một trục số. Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số. Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương, chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số.
* Chú ý : ta cũng có thể vẽ trục số như hình 34
Bài 4 trang 68
a) Ghi điểm gốc 0 vào trục số ở hình 36 là :
-3
0
b) Ghi các số nguyên âm nằm giữa -10 và -5.
-4
-9
-6
-7
-10
-8
-3
-5
Hoạt động 4 : CỦNG CỐ TOÀN BÀI
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV gọi ba đối tượng HS yếu, trung bình,khá để trả lời ba câu hỏi :
+ HS1: Trong thực tế ta thường dùng số nguyên âm khi nào ?
+ HS2: Lên bảng vẽ trục số, xác định hai điểm cách 0 là hai đơn vị (2 và -2).
+ HS3: xác định hai cặp điểm cách đều 0.
- GV nhận xét, đánh giá.
Cuối cùng GV nhận xét đánh giá tiết học, tuyên dương những nhóm, cá nhân tích cực và hướng dẫn HS học ở nhà.
- HS1 : trả lời.
- HS2: vẽ trục số, xác định điểm 2 và điểm -2.
- HS3: thực hiện theo yêu cầu của đề bài.
HS lớp nhận xét.
HS chú ý lắng nghe, ghi vào tập nháp.
Dùng số nguyên âm để chỉ nhiệt độ dưới 00C, chỉ độ sâu dưới mực nước biển, chỉ số nợ, chỉ thời gian trước công nguyên,…
Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Đọc SKG để hiểu rõ các ví dụ có các số nguyên âm. Tập vẽ thành thạo trục số.
- Bài tập 5 trang 68 SGK, bài 1, 3, 4, 6 trang 54 sách bài tập.
PHIỀU HỌC TẬP :
Nhóm : Lớp :
a) Ghi điểm gốc 0 vào trục số ở hình 36.
4
5
-3
Hình 36
b) Hãy ghi các số nguyên âm nằm giữa các số -10 và -5 vào trục số ở hình 37.
-10
1
0
-5
3
2
Hình 37
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:................ Lớp:..........
Ghi điểm gốc 0 vào trục số ở hình 36.
4
5
-3
Hình 36
b) Hãy ghi các số nguyên âm nằm giữa các số -10 và -5 vào trục số ở hình 37.
3
0
2
-5
-10
1
Hình 37
File đính kèm:
- SoHoc.doc
- Bai giang So nguyen.ppt