Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương.
- Sống vào giai đoạn xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc.
- Nhiều năm sống lưu lạc trên đất Bắc.
- Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), ông có ra làm quan với triều Nguyễn.
- Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc.
- Là người có kiến thức sâu rộng, vốn sống phong phú, am hiểu văn hóa dân tộc.
- Là người có trái tim giàu tình yêu thương.
12 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Truyện Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Giới thiệu khái quát về nhóm tác giả Ngô gia văn phái với tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”. 2. Cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng dân tộc vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong hồi thứ 14 của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”? - Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương. - Sống vào giai đoạn xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc. - Nhiều năm sống lưu lạc trên đất Bắc. - Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), ông có ra làm quan với triều Nguyễn. - Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. - Là người có kiến thức sâu rộng, vốn sống phong phú, am hiểu văn hóa dân tộc. - Là người có trái tim giàu tình yêu thương. Là một thiên tài văn học, một đại thi hào của dân tộc. - Sự nghiệp văn học: gồm những tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm: + Chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm… + Chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn… - Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm, thể thơ lục bát, gồm 3254 câu thơ. - Viết “Truyện Kiều” Nguyễn Du có dựa vào cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du rất lớn. - Về nội dung: có hai giá trị lớn: + Hiện thực: Tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội bất công, tàn bạo và số phận những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. + Nhân đạo: Tác giả thương cảm trước nỗi khổ đau của con người; đề cao vẻ đẹp, tài năng, nhân phẩm; thể hiện khát vọng của con người: quyền được sống, bình đẳng, tự do… - Về nghệ thuật: nổi bật là ngôn ngữ và thể loại: + Ngôn ngữ đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật. + Nghệ thuật tự sự xuất sắc. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI - Nắm vững những ý chính về tiểu sử nhà thơ Nguyễn Du. - Nắm vững nguồn gốc, xuất xứ, giá trị nội dung và nghệ thuật “Truyện Kiều”. - Tóm tắt “Truyện Kiều”. - Đọc kĩ đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều”, soạn câu hỏi 2,3,4 trang 83, sách giáo khoa.
File đính kèm:
- TRUYEN KIEU.ppt