Bài giảng bài 6 tiết 27: Đọc hiểu văn bản- Chị em Thúy Kiều ( Trích "truyện kiều"- Nguyễn Du )

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Làn thu thuỷ nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng bài 6 tiết 27: Đọc hiểu văn bản- Chị em Thúy Kiều ( Trích "truyện kiều"- Nguyễn Du ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo đã đến với Chuyên đề Ngữ văn 9 Trường THCS Lê Hồng Phong Một số quy định 1. Phần phải ghi vở: - Các đề mục - Khi xuất hiện biểu tượng  ở đầu dòng 2. Phần thảo luận nhóm cần giữ trật tự * Kiểm tra bài cũ 1. Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả của Truyện Kiều? A. Là người có kiến thức sâu rộng và là thiên tài văn học. B. Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn C. Là người từng trải, có vốn sống phong phú D. Cả A, B, C đều đúng D. Cả A, B, C đều đúng 3. Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều? A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện. B. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình. C. Trình bày diễn biến sự việc theo lối chương hồi. D. Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn. E. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình đặc sắc. C. Trình bày diễn biến sự việc theo lối chương hồi. 2. Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị nội dung của Truyện Kiều? A. Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước. B. Truyện Kiều có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. C. Truyện Kiều có giá trị nhân đạo. D. Truyện Kiều có giá trị hiện thực. B. Truyện Kiều có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Tiết 27 Đọc – hiểu văn bản  I - Đọc - chú thích 1. Đọc Bài 6 văn bản Chị em Thuý Kiều (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) Chị em Thuý Kiều (Trích “Truyện Kiều”) Đầu lòng hai ả tố nga, Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân. Mai cốt cách tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn: Làn thu thuỷ nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai. Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân. Phong lưu rất mực hồng quần, Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. Êm đềm trướng rủ màn che, Tường đông ong bướm đi về mặc ai. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Tuần 7 – bài 6 Văn bản Chị em Thuý Kiều (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) Tiết 27 Đọc – hiểu văn bản  I - Đọc - chú thích  1. Đọc  2. Chú thích a. Từ khó b. Vị trí đoạn trích - Nằm ở phần đầu của Truyện Kiều (“Gặp gỡ và đính ước”), từ câu 16 đến câu 38 trên tổng số 3254 câu. c. Bố cục đoạn trích  - 4 câu đầu: Giới thiệu chung chị em Thuý Kiều - Thuý Vân. - 4 câu tiếp: Vẻ đẹp của Thuý Vân. - 12 câu tiếp: Vẻ đẹp của Thuý Kiều. - 4 câu cuối: Nhận xét chung về cuộc sống của chị em Thuý Kiều - Thuý Vân. Tuần 7 – bài 6 Văn bản Chị em Thuý Kiều (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) Tiết 27 Đọc – hiểu văn bản  I - Đọc - chú thích II - Tìm hiểu văn bản 1. Giới thiệu chung về chị em Thuý Kiều - Thúy Vân Đầu lòng hai ả tố nga, Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân. Mai cốt cách tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Mai cốt cách tuyết tinh thần, - Dáng điệu thanh tao, nhân cách trong trắng, tinh khiết. - Nghệ thuật ứơc lệ, tượng trưng, ẩn dụ. Tuần 7 – bài 6 Văn bản Chị em Thuý Kiều (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) Tiết 27 Đọc – hiểu văn bản I - Đọc - chú thích II - Tìm hiểu văn bản  1. Giới thiệu vẻ đẹp chung của chị em Thuý Kiều - Thuý Vân  2. Vẻ đẹp của Thuý Vân Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. – Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, trong trắng, ngây thơ.  3. Vẻ đẹp của Thuý Kiều Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn: Làn thu thuỷ nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai. Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.  a. Sắc đẹp của Thuý Kiều  - Sắc đẹp lộng lẫy, sắc sảo làm mê đắm lòng người, khiến thiên nhiên ghen tị. Làn thu thuỷ nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai. Làn thu thuỷ nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai. Thảo luận nhóm: Khi miêu tả Thuý Vân, Nguyễn Du viết: “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”. Khi miêu tả Thuý Kiều, Nguyễn Du viết: “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. Tìm nghệ thuật miêu tả trong hai câu trên? Vì sao khi tả sắc đẹp của Thuý Vân, tác giả dùng từ “thua”, “nhường”, còn khi tả sắc đẹp của Thuý Kiều, tác giả lại dùng từ “ghen”, “hờn”? Nếu đổi chỗ những từ này có được không? Vì sao? Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn: Làn thu thuỷ nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai. Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân. - Tài làm thơ - Tài đánh đàn - Tài ca hát - Tài vẽ - Tài soạn nhạc - Là người có trái tim đa sầu đa cảm  b. Tài năng của Thuý Kiều Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân. * Thảo luận nhóm: Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn? Vì sao? Gợi ý: So sánh số câu thơ tả Thuý Vân với số câu thơ tả Thuý Kiều? Những vẻ đẹp nào có ở Thuý Kiều mà không có ở Thuý Vân? Tại sao tác giả lại tả Thuý Vân trước, tả Thuý Kiều sau? Phong lưu rất mực hồng quần, Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. Êm đềm trướng rủ màn che, Tường đông ong bướm đi về mặc ai. Tuần 7 – bài 6 Văn bản Chị em Thuý Kiều (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) Tiết 27 Đọc – hiểu văn bản  I - Đọc - chú thích  II- Tìm hiểu văn bản 1. Giới thiệu vẻ đẹp chung của chị em Thuý Kiều, Thuý Vân 2. Vẻ đẹp của Thuý Vân 3. Vẻ đẹp của Thuý Kiều a. Sắc đẹp b. Tài năng  III - Tổng kết Nhận định nào nói đầy đủ nhất về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”? A. Sử dụng điển cố và biện pháp đòn bẩy B. Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và biện pháp lí tưởng hoá nhân vật. D. Cả A, B, C đều đúng 2. Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người, dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của: A. Cảm hứng yêu nước của nhà thơ B. Cảm hứng nhân đạo của nhà thơ C. Cảm hứng trước vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ D. Cả A + B 3. Nội dung đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du là: A. Gợi tả vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của thiên nhiên. B. Khắc hoạ rõ nét chân dung chị em Thuý Kiều. C. Cả A + B D. Các đáp án trên đều sai. * Ghi nhớ: Đoạn thơ “ Chị em Thuý Kiều” sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc hoạ rõ nét chân dung chị em Thuý Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du. Tuần 7 – bài 6 Văn bản Chị em Thuý Kiều (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) Tiết 27 Đọc – hiểu văn bản  I - Đọc - chú thích  II- Tìm hiểu văn bản 1. Giới thiệu vẻ đẹp chung của chị em Thuý Kiều, Thuý Vân 2. Vẻ đẹp của Thuý Vân 3. Vẻ đẹp của Thuý Kiều a. Sắc đẹp b. Tài năng  III - Tổng kết  IV - Luyện tập Bài tập 1 Qua bức tranh, em cảm nhận được gì ở hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân? Bài tập 2 Đọc thêm Nói về ở Bắc Kinh, có một vị viên ngoại họ Vương tên Lưỡng Tùng, tự Tử Trinh, tính tình thuần thục trung hậu, gia kế thường thường, không dồi dào cũng không túng kém. Vợ họ Hà, cũng là người hiền năng, sinh được một con trai, tên Vương Quan, học tập nghiệp nho, và hai gái, chị tên Thuý Kiều, em tên Thuý Vân, tuổi đều đang độ thanh xuân. Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thuý Kiều vẻ người tha thướt phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. Thuý Vân dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thuý Kiều thạo hồ cầm, thường nhân lúc rảnh can ngăn chị: - Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết, không được nhã! Thuý Kiều nghe em can, nhưng không cho thế là phải, thường soạn bài ca Bạc mệnh, phả vào hồ cầm, trăm vần thê lương, khiến người nghe thấy đều chau mày rơi lệ. (Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999) So sánh điểm giống và khác nhau giữa đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du với đoạn trích từ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân? * Điểm giống nhau: Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, Thuý Vân. * Hướng dẫn học bài ở nhà Học thuộc lòng đoạn trích Viết đoạn văn từ 6 -> 8 câu nêu cảm nhận của em sau khi học xong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” của Nguyễn Du. - Soạn bài “Cảnh ngày xuân”. Xin chân thành cám ơn sự góp mặt của các thầy cô giáo với chuyên đề Ngữ văn 9 Trường THCS Lê Hồng Phong

File đính kèm:

  • pptTiet 27 Chi em Thuy Kieu(1).ppt