Bài giảng Tiết57 – văn bản: một thứ quà của lúa non: cốm

KIỂM TRA BÀI CŨ

 

Câu 2: Điền vào chỗ trống những nội dung chính của bài thơ “Tiếng gà trưa” ?

A.

B.

Tiếng gà trưa đã gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu

Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

 

 

 

ppt21 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết57 – văn bản: một thứ quà của lúa non: cốm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÝỜNG THCS HỒNG THÝỢNG PHÒNG GIÁO DỤC ALÝỚI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN A LƯỚI TRƯỜNG THCS HỒNG THƯỢNG MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 TIẾT57 – VĂN BẢN: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THỊ THU KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 2: Điền vào chỗ trống những nội dung chính của bài thơ “Tiếng gà trưa” ? A. B. Tiếng gà trưa đã gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. .................................................................................................................... ....................................................................................................... TIẾT 57 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM (Thạch Lam) I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ - TÁC PHẨM: 1. Tác giả: - Thạch Lam (1910 – 1942) - Ông là một nhà văn nổi tiếng về truyện ngắn. - Thành viên của nhón Tự Lực văn đoàn trước cách mạng tháng Tám 1945. 2. Tác phẩm: Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” được trích từ tập Hà Nội băm sáu phố phường (1943) TIẾT 57 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM (Thạch Lam) II. ĐỌC – TÌM HIỂU VĂN BẢN: * Đọc văn bản * Thể loại:Tuỳ bút * Phương thức biểu đạt: Biểu cảm * Bố cục: 3 phần Phần 1: Từ “Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ đến chiếc thuyền rồng” (Cảm nghĩ về nguồn gốc cốm) Phần 2: Từ “Cốm là thức quà riêng biệt đến nhũn nhặn” (Cảm nghĩ về giá trị cốm) - Phần 3: Còn lại (Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm) TIẾT 57 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM (Thạch Lam) III. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: 1. Cảm nghĩ về nguồn gốc cốm: a. Cội nguồn của cốm: ? Mở đầu văn bản tác giả đã thể hiện cảm xúc về điều gì? - Cảm xúc về hương thơm của lá sen. TIẾT 57 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM (Thạch Lam) III. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: 1. Cảm nghĩ về nguồn gốc cốm: a. Cội nguồn của cốm: ? Hương thơm ấy đã báo hiệu mùa gì sắp về? - Mùa cốm ? Cốm có nguồn cội từ đâu? - Cội nguồn: Lúa non đồng quê - Cốm được làm từ lúa non đồng quê. TIẾT 57 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM (Thạch Lam) III. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: 1. Cảm nghĩ về nguồn gốc cốm: a. Cội nguồn của cốm: - Cốm được làm từ lúa non đồng quê. ? Điều đó được gợi tả bằng những câu văn nào? - Các bạn có ngửi thấy ... lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia ... ngàn hoa cỏ. - Dưới ánh nắng ... trong sạch của trời. + Hạt thóc lúa nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi. + Mùi thơm mát của hương lúa non. + Bông lúa càng ngày càng cong xuống. + Giọt sữa trắng thơm. + Hương vị ngàn hoa cỏ nằm trong bông lúa. Miêu tả, liên tưởng ? Trong những lời văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? TIẾT 57 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM (Thạch Lam) III. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: a. Cội nguồn của cốm: - Cốm được làm từ lúa non đồng quê. + Hạt thóc lúa nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi. + Mùi thơm mát của hương lúa non. + Bông lúa càng ngày càng cong xuống. + Giọt sữa trắng thơm. + Hương vị ngàn hoa cỏ nằm trong bông lúa. Miêu tả, liên tưởng ? Đoạn 1 “Cơn gió ... trong sạch của trời” tác giả đã sử dụng những tính từ đặc biệt nào để miêu tả sự tinh tế về hương vị và cảm giác? - Lướt qua, nhuần thấm, thanh nhã, tinh khiết, tươi mát,trắng thơm, phảng phất,trong sạch. ? Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì? * Thể hiện sự tinh tế trong cảm thụ cốm của tác giả. 1. Cảm nghĩ về nguồn gốc cốm: TIẾT 57 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM (Thạch Lam) III. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: 1. Cảm nghĩ về nguồn gốc cốm: b. Nơi nổi tiếng của cốm: ? Nơi nào trên đất nước ta nổi tiếng về nghề cốm? - Làng Vòng là nơi nổi tiếng nghề cốm. ? Qua chi tiết nào, cho ta biết Làng Vòng là nơi nổi tiếng của cốm? - Cốm Làng Vòng dẻo, thơm và ngon nhất. TIẾT 57 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM (Thạch Lam) III. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: ? Chi tiết nào miêu tả hình ảnh cô hàng cốm? - “Cô hàng cốm xinh xinh,... cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiêc thuyền rồng”. 1. Cảm nghĩ về nguồn gốc cốm: b. Nơi nổi tiếng của cốm: - Làng Vòng là nơi nổi tiếng nghề cốm. - Cốm Làng Vòng dẻo, thơm và ngon nhất. TIẾT 57 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM (Thạch Lam) III. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: 1. Cảm nghĩ về nguồn gốc cốm: b. Nơi nổi tiếng của cốm: - Làng Vòng là nơi nổi tiếng nghề cốm. - Cốm Làng Vòng dẻo, thơm và ngon nhất. ? Qua hình ảnh cô hàng cốm đã nói lên ý nghĩa gì? - Cốm gắn liền với vẻ đẹp của người làm ra cốm là cô gái Làng Vòng. - Cái cách cốm đến với mọi người thật duyên dáng. - Vẻ đẹp của người tôn lên vẻ đẹp của cốm. TIẾT 57 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM (Thạch Lam) III. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: 1. Cảm nghĩ về nguồn gốc cốm: b. Nơi nổi tiếng của cốm: - Làng Vòng là nơi nổi tiếng nghề cốm. - Cốm Làng Vòng dẻo, thơm và ngon nhất. ? Qua chi tiết “Đến mùa cốm các người Hà Nội ba mươi sáu phố phường ... trông cô hàng cốm” có ý nghĩa gì? - Cốm thành nhu cầu thưởng thức của người Hà Nội. - Cốm vòng đã gia nhập vào văn hoá ẩm thực của Thủ đô. ? Từ những lời văn trên, cảm xúc nào của tác giả được bộc lộ? * Yêu quý, trân trọng cội nguồn trong sạch, giàu sắc thái văn hoá dân tộc của cốm. TIẾT 57 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM (Thạch Lam) III. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: 2. Cảm nghĩ về giá trị của cốm: ? Đoạn văn trên trình bày về vấn đề gì? - Giá trị của cốm ? Giá trị của cốm được viết theo phương thức biểu đạt nào? “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước ... của đồng nội cỏ An Nam”. - “Hồng cốm tốt đôi ... để hạnh phúc được lâu bền”. Bình luận ? Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lễ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? - Tác giả cho rằng lấy cốm làm quà sêu tết có ý nghĩa nhất. Bởi cốm là thức dân của đất trời,mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ, nó rất thích hợp với việc lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta. - Thứ lễ vật ấy lại sánh cùng với tơ hồng - hoà hợp, tốt đôi - biểu trưng cho sự gắn bó hài hoà trong tình duyên đôi lứa. TIẾT 57 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM (Thạch Lam) III. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: 2. Cảm nghĩ về giá trị của cốm: “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước ... của đồng nội cỏ An Nam”. - “Hồng cốm tốt đôi ... để hạnh phúc được lâu bền”. Bình luận ? Tác giả đã phân tích sự hoà hợp ấy trên những phương diện nào? - Màu sắc ( So sánh màu sắc của hồng – màu ngọc lựu già; Màu xanh tươi của cốm – màu ngọc thạch) - Hương vị: Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau. ? Tác giả đã phê phán những tục lệ mới nảy sinh như thế nào? - Phê phán, chê cười và đáng tiếc cho những tục lệ đẹp, hay như thế đã và đang ngày một mất dần, thay bằng những thức bóng bảy hào nháng, thô kệch bắt chước người ngoài. ? Qua đó, tác giả muốn truyền tới bạn đọc tình cảm và thái độ nào trong ứng xử với thức quà dân tộc là cốm? * Trân trọng và giữ gìn cốm như một vẻ đẹp văn hoá dân tộc. TIẾT 57 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM (Thạch Lam) III. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: 3. Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm: ? Phần cuối văn bản, tác giả bàn về sự thưởng thức cốm trên những phương diện nào? - Ăn cốm và mua cốm ? Vì sao khi ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ? - “Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ” Cảm nhận được các thứ hương vị đồng quê kết tinh ở cốm. TIẾT 57 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM 3. Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm: - “Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ” Cảm nhận được các thứ hương vị đồng quê kết tinh ở cốm. III. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: (Thạch Lam) ? Tác giả đã ngẫm nghĩ được gì khi thưởng thức cốm? - “Thấy thu lại cả trong hương vị ấy ... của những ngày mùa hạ trên hồ”. ? Tác giả thể hiện cách hưởng thụ cốm bằng những giác quan nào? - Khứu giác (mùi thơm phức của lúa) - Xúc giác (chất ngọt của cốm) - Thị giác (trong màu xanh của cốm) ? Tác giả đã đưa ra lời đề nghị với người mua cốm như thế nào? - “Hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve”. TIẾT 57 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM 3. Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm: - “Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ” Cảm nhận được các thứ hương vị đồng quê kết tinh ở cốm. III. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: (Thạch Lam) - “Hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve”. ? Bằng những lí lẽ nào tác giả thuyết phục người mua cốm “Hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve” ? - Cốm là lộc của trời. - Cốm là cái khéo léo của người. - Cốm là sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. ? Những lí lẽ đó, cho ta thấy tác giả có thái độ như thế nào đối với thứ quà của lúa non? * Cốm là sản vật quý của dân tộc, cần được nâng niu và giữ gìn. TIẾT 57 Văn bản: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM (Thạch Lam) IV. TỔNG KẾT: ? Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? 1. Nghệ thuật: Biểu cảm, miêu tả, bình luận, liên tưởng Sử dụng tinh tế và nhạy cảm. ? Nội dung chính của văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là gì? 2. Nội dung: - “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dân của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc,giản dị mà thanh khiết của đồng quê nội cỏ”. - Tác giả phát hiện những nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ - Chọn học thuộc lòng một đoạn văn từ 5 đến 6 câu - Nắm lại nội dung và nghệ thuật của bài - Sưu tầm và chép lại một số câu thơ, ca dao có nói về cốm - Soạn bài “Chơi chữ” KẾT THÚC BÀI HỌC Xin chân thành cám ơn quý thầy cô

File đính kèm:

  • pptPham Thu.ppt
Giáo án liên quan