Bài giảng Tiết 94. đọc- Hiểu văn bản: hịch tướng sĩ (trần quốc tuấn)

Câu 1. Ý nào trình bày đúng nhất về chức năng của thể loại Hịch?

A.Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

B.Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp.

C .Dùng để trình bày với nhà vua sự việc, ý kiến hoặc đề nghị.

D. Dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 94. đọc- Hiểu văn bản: hịch tướng sĩ (trần quốc tuấn), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV thực hiện : Nguyễn Thế Quyên Trường THCS Cao Nhân Câu 2. Trần Quốc Tuấn sáng tác “Hịch tướng sĩ” vào khi nào? A. Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (năm 1257) B. Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (năm1285) C. Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (năm1287) D Sau khi chiến thắng quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ ba. Câu 4: Nhận định nào nói đúng về tình cảm của Trần Quốc Tuấn dành cho tướng sĩ A. Đó là tình cảm ban ơn. B. Vì các tướng sĩ dưới quyền lập được nhiều công. C. Đó là lòng nhân ái, có trách nhiệm, ân tình chăm lo cho quân sĩ D. Gồm cả 3 ý trên Câu 1. ý nào trình bày đúng nhất về chức năng của thể loại Hịch? A.Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua. B.Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp. C .Dùng để trình bày với nhà vua sự việc, ý kiến hoặc đề nghị. D. Dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Câu 3. Tác gỉa đã dùng biện pháp gì khi nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ ở phần mở đầu ? A. So sánh C.Cường điệu B. Liệt kê D. Nhân hoá Kiểm tra bài cũ Thứ 2 ngày 26 tháng 2 năm 2013 Tiết 94. Đọc- hiểu văn bản: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) I. Đọc - chú thích. II. Tìm hiểu văn bản. 2. Phần 2: Hiện tình đất nước, nỗi lòng của tác giả. 3. Phần 3: Ngữ văn 8 1. Phần1: Nêu những gương sáng trong lịc sử. Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không thấy thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quyên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất ; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn ; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bi quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? 2. Phần 2: Hiện tình đất nước, nỗi lòng của tác giả. Phê phán những lối sống sai lầm của tướng sĩ và tình cảm của Trần Quốc Tuấn đối với quân sĩ. 1. Phần1: Nêu những gương sáng trong lịc sử. 3 Phần 3: Thái độ thờ ơ, bàng quan. Mải vui chơi hưởng lạc Tướng sĩ Câu hỏi thảo luận Câu 1: Hãy tìm những chi tiết mà Trần Quốc Tuấn phê phán về lối sống sai lầm của các tướng sĩ? Câu 2: Nhận xét về nghệ thuật được sử dụng ở đoạn văn trên? Thái độ bàng quan Nhìn chủ nhục - mà không biết - lo Thấy nước nhục – mà không biết – thẹn Tướng hầu quân giặc – mà không biết – tức Nghe nhạc...nguỵ sứ – mà không biết – căm Mải vui chơi với trò tiêu khiển +Chọi gà - (cựa gà tống) không thể - đâm thủng áo giáp giặc +Đánh bạc - (mẹo cờ bạc) không thể - mưu lược nhà binh +Ruộng vườn - (tuy nhiều) khôn - chuộc. +Vợ con - (bìu díu) - tới quân cơ. +Lo làm giàu - (nhiều tiền của) khôn - mua đầu giặc. +Ham săn bắn - ( chó săn khoẻ ) khôn - đuổi được quân thù. +Thích rượu ngon - không thể - làm giặc say chết. +Mê tiếng hát - (hay ) không thể - giặc điếc tai. Nhận xét: -Về cấu trúc câu văn: Lặp đi lặp lại, theo lối văn biền ngẫu (câu văn cân đối, hài hoà.) -Điệp từ “không biết, không thể, khôn” .Nghệ thuật đối tương phản. -Giọng điệu: phê phán, mỉa mai, diễu cợt. Khích tướng Người khích đưa ra những lí lẽ ân tình rồi xoáy sâu vào lòng tự trọng của họ, làm cho họ cảm thấy xấu hổ. Từ đó thay đổi suy nghĩ và cách sốngcủa mình. Hậu quả + cấu trúc câu: “chẳng những.....mà” + Lời văn: viết theo lối biền ngẫu (Sự cân đối, hài hoà). + Sử dụng từ ngữ: không trùng lặp, mức độ tăng dần. + Giọng điệu: thấm thía “Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?” Câu hỏi tu từ : Các tướng sĩ tự phải trả lời và suy ngẫm lại bản thân Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu “đặt mồi lửa vào dưới đống củi’’ là nguy cơ, nên lấy điều “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ. Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên; khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ; có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai. Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không? Lời khuyên: * “Đặt mồi lửa vào dưới đống củi” * “Kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” Kết quả Hậu quả Kết quả Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quển gọi là “Binh thư yếu lược”. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì ta mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù. Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng , giơ tay mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta. 4.Những nhiệm vụ cấp bách với các tướng sĩ. - Học “Binh thư yếu lược” - Hai con đường: * TA: * ĐICH: Sống – Vinh - Đạo thần chủ Chết – nhục – Kẻ nghịch thù Thái độ: dứt khoát, cương quyết, thẳng thắn Bài tập “Hịch tướng sĩ là ..............bất hủ phản ánh lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của dân tộc ta”. Cụm từ nào điền vào chỗ trống trong câu văn trên cho phù hợp? A. áng thiên cổ hùng văn C. lời hịch vang dậy non sông B. Tiếng kèn xuất quân D Bài văn chính luận xuất sắc Ghi nhớ Bài hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến , quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đây là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Củng cố luyện tập : Trong văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có rất nhiều đoạn văn đặc sắc. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? Hướng dẫn về nhà: + Làm bài tập số 1, 2 trang 61. +Học thuộc lòng phần ghi nhớ. + Học thuộc lòng đoạn văn mà em thích nhất. + Chuẩn bị trước bài “Hành động nói”. Thứ 5 ngày 1 tháng 3 năm 2007 Ngữ văn 8 Tiết 94. Đọc hiểu văn bản: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) Chúc các thầy cô giáo và các em mạnh khoẻ

File đính kèm:

  • pptHich tuong si(3).ppt