Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 54, 55: Viết bài tập làm văn số 3 (Văn thuyết minh) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

Củng cố kiến thức về văn thuyết minh, cách làm bài văn thuyết minh về một

thứ đồ dùng.

2. Kĩ năng:

Biết làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng theo yêu cầu.

3. Thái độ: HS có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về văn thuyết minh vào việc

tạo lập văn bản.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Tự chủ, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

Năng lực đọc, nói, viết, tạo lập văn bản

II. ĐỀ KIỂM TRA

Thuyết minh về chiếc máy hoặc chiếc bút bi.

pdf2 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 54, 55: Viết bài tập làm văn số 3 (Văn thuyết minh) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra: 8AB- 13/11/2019 TIẾT 54, 55: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 (Văn thuyết minh) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn thuyết minh, cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. 2. Kĩ năng: Biết làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng theo yêu cầu. 3. Thái độ: HS có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về văn thuyết minh vào việc tạo lập văn bản. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung Tự chủ, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù Năng lực đọc, nói, viết, tạo lập văn bản II. ĐỀ KIỂM TRA Thuyết minh về chiếc máy hoặc chiếc bút bi. III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Nội dung Điểm I. Yêu cầu 1. Về hình thức: - Diễn đạt lưu loát, bài viết sinh động, câu văn trong sáng. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, liên kết các phần trong văn bản. 2. Về nội dung: - Đúng thể loại văn thuyết minh. - Bài viết cần đảm bảo được các ý cơ bản sau: * Mở bài: Giới thiệu chung về cây bút máy hoặc bút bi. Cây bút máy (bút bi) vật dụng cần thiết, không thể thiếu của những người viết, nhất là đối với học sinh, giáo viên, cán bộ... * Thân bài: - Nguồn gốc, xuất xứ: Ra đời từ khi nào, ở đâu ? Do ai sáng tạo ra ? Cơ sở sản xuất ? - Cấu tạo bên ngoài: Cây bút dài 14-15 cm, gồm 2 phần: thân và nắp. Thân hình trụ rỗng, bằng nhựa màu. Nắp bút bằng kim loại mạ bạc hoặc vàng, có bộ phận để gài (bút máy). Có nắp bút hoặc không có nắp bút, có bộ phận để gài (bút bi). - Cấu tạo bên trong: + Ngòi bút bằng thép, đầu có 1 chấm nhỏ tròn gọi là hạt gạo. Có lưỡi gà ống dẫn mực (bút máy). + Ruột bút là 1 ống nhựa (bút bi) trong chứa mực, hoặc cao su (bút máy) rỗng đặt trong lớp vỏ bọc bằng kim loại mỏng. Khi hút mực vào, ruột bút căng đầy mực. - Cách sử dụng: Khi viết cầm như thế nào, viết như thế nào ?... - Cách bảo quản: + Đựng trong hộp, không để va đập mạnh tránh vỡ, viết xong đậy nắp hoặc bấm cho ngòi bút thụt vào để tránh làm bút khô mực và hỏng đầu bi nếu bị rơi (bút bi). + Khi viết xong lấy giẻ mềm lau nhẹ ngòi cho sạch. Đậy nắp bút để bảo vệ ngòi trước khi cất vào cặp (bút máy). + Không viết lên vật cứng, chỗ bẩn (làm tắc, hỏng ngòi bút...) - Tình cảm của bản thân đối với cây bút bi (bút máy). * Kết bài: - Bút bi (bút máy) cùng với các loại bút khác là vật dụng cần thiết, không thể thiếu của những người viết, nhất là đối với học sinh, giáo viên, cán bộ II. Biểu điểm * Học sinh lập được dàn bài tương đối đầy đủ như dàn bài trên. - Đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức, có sáng tạo trong bài viết. - Tương đối đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức nhưng còn mắc vài lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. - Tương đối đảm bảo yêu cầu về nội dung, nhưng còn mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. - Bài viết chưa đảm bảo về nội dung và hình thức. Diễn đạt yếu. - Bài viết sơ sài, trình bày lộn xộn, chưa biết cách diễn đạt, sai quá nhiều lỗi chính tả,... - Không làm được bài. Lạc đề. *Lưu ý: Trên đây chỉ là hướng dẫn vì vậy trong quá trình chấm giáo viên cần linh động và trân trọng những kiến thức của học sinh. 1 8->9 6->7 5 3->4 1->2 0

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_54_55_viet_bai_tap_lam_van_so_3_v.pdf