Bài giảng Tiết 56,57- BẾP LỬA

I- TÌM HIỂU CHUNG:

1. Tác giả:

- Bằng Việt sinh năm 1941 thuộc nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

2.Tác phẩm :

-Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang học tập ở nước ngoài.

 

ppt20 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 56,57- BẾP LỬA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc lòng bài “Đoàn thuyền đánh cá “ Bài thơ đã thể hiện nội dung và nghệ thuật cơ bản gì ? Tiết 56,57 BẾP LỬA I- TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: - Bằng Việt sinh năm 1941 thuộc nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. 2.Tác phẩm : -Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang học tập ở nước ngoài. 3. Bố cục:4 phần. - Ba dòng đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà -Bốn khổ tiếp theo: Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu. -Khổ thứ sáu: Suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa. - Khổ thơ cuối :Đứa cháu lớn khôn dù đã đi xa vẫn không nguôi nhớ bà Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. II- Phân tích: 1. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu: Hình ảnh bếp lửa thân thương ấm áp Một thời thơ ấu sống bên bà có nhiều gian khổ, thiếu thốn nhọc nhằn: nạn đói năm 1945,giặc đốt phá xóm làng, bố mẹ bận đi công tác, cháu được bà đùm bọc, dạy dỗ, chăm lo. Hình ảnh bếp lửa và tình bà cháu gợi nhớ đến tiếng chim tu hú khắc khoải nhớ mong Bài tập Câu 1:Trong dòng hồi tưởng về bà có câu : “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”, từ ấp iu gợi đến hình ảnh bàn tay người bà như thế nào ? a.Kiên nhẫn, khéo léo. b.Vụng về thô nhám. c.Cần cù chăm chỉ. d.Mảnh mai yếu đuối a BẾP LỬA ( TT) Bằng Việt Em hãy đọc lại toàn bài thơ . Người cháu trong bài thơ nhắc đến bà là nhắc đến hình ảnh nào ? Có bao nhiêu lần tác giả nhắc tới bà và bếp lửa ? - Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa. Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng -Bà là người nhóm lửa, lại cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm -Sự tần tảo, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà thật cao quí. Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ -Bếp lửa bà nhóm lên là nhóm những niềm yêu thương và cả những tâm tình tuổi nhỏ. Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng ………………………………………….. Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa ! -Bếp lửa được bà nhen không phải chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của lòng yêu thương,của niềm tin đất nước sẽ được giải phóng. Vì vậy từ bếp lửa gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng và khái quát. 2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa: -Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa. - Bà là người nhóm lửa, cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong gia đình. -Sự tần tảo đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà thật cao quí. -Bếp lửa bà nhóm lên cả niềm yêu thương và tâm tình tuổi nhỏ -Bếp lửa được bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà được nhen nhóm từ ngọn lửa trong lòng bà. -Em có suy nghĩ gì khi đọc khổ thơ cuối ? Giờ cháu đã đi xa.Có ngọn khói trăm tàu. Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: -Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?... Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Bài tập Câu 2: Hình ảnh Bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào ? a.Bếp lửa là tay bà chăm chút, là tình bà ấm nóng. b.Bếp lửa gắn với những khó khăn gian khổ đời bà. c.Bếp lửa là hình ảnh người bà, người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương. d.Tất cả đều đúng. d Câu 3:Giá trị nội dung của bài thơ Bếp lửa được tạo nên từ những điểm nào ? a.Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu. b.Bài thơ thể hiện lòng kính yêu, biết ơn trân trọng của người cháu với người bà, với gia đình quê hương, đất nước. c.Cả hai ý trên c Câu 4: Giá trị nghệ thuật của bài thơ Bếp lửa được tạo nên từ những điểm nào ? a.Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. b.Sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với người bà làm điểm tưạ khợi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc về bà và tình bà cháu. c.Ngôn ngữ mộc mạc, chân thành, giản dị như lời thủ thỉ tâm sự. d.Cả ba ý trên d III- TỔNG KẾT: GHI NHỚ: 1. Nội dung : Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp Lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình quê hương, đất nước 2. Nghệ thuật :Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu IV- LUYỆN TẬP: 1.Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. 2. Có thể đặt nhan đề bài thơ này bằng những từ ngữ nào khác ? BÀI VỀ NHÀ -LÀM BÀI TẬP 1 VÀO VỞ. -HỌC THUỘC LÒNG BÀI THƠ. - SOẠN BÀI : ÁNH TRĂNG

File đính kèm:

  • pptBeplua(1).ppt