Bài giảng tiết 43: Tổng kết từ vựng

a/ gần mực thì đen, gần đèn thì sáng:

b/đánh trống bỏ dùi:

c/ chó treo mèo đậy:

d/ được voi đòi tiên:

e/ nước mắt cá sấu:

 

ppt18 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 43: Tổng kết từ vựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD HÒA THÀNH TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG GIÁO ÁN: Ngữ văn Lớp 9 Người thực hiện: GV: Lâm Thị Kim Tuyến Tiết 43 Ngày dạy:27/10/2008 I/Từ đơn-Từ phức. Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức. I/Từ đơn-Từ phức. Bài tập2/SGK /122 ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh. Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? Bài tập2/SGK /122 Từ ghép Từ láy ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc,tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây,đưa đón, nhường nhịn,rơi rụng, mong muốn. nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. Bài tập 3: trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sát sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp. Trong các từ láy sau, từ láy nào giảm nghĩa và từ láy nào tăng nghĩa so với yếu tố gốc? Bài tập 3: Từ láy giảm nghĩa Từ láy tăng nghĩa trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô. II/Thành ngữ Thành ngữ Tục ngữ -Ngữ cố định biểu thị khái niệm -Thường là một câu biểu thị phán đoán, nhận định. Phân biệt giữa thành ngữ –tục ngữ? Bài tập 2/trang 123   Xác định tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ? Bài tập 2/trang 123 a/ gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: b/đánh trống bỏ dùi: c/ chó treo mèo đậy: d/ được voi đòi tiên: e/ nước mắt cá sấu: Tục ngữ. Tục ngữ. Thành ngữ. Thành ngữ. Thành ngữ. III/Nghĩa của từ Nghĩa của từ: là nội dung (Sự vật, tính chất,hoạt động…)mà từ biểu thị. Thế nào là nghĩa của từ? Bài tập 2 a/ Nghĩa của từ mẹ là “người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ vời con”. b/ Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố ở phần nghĩa “người phụ nữ, có con”. c/ Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong hai câu: Mẹ em rất hiền và Thất bại là mẹ thành công. d/ Nghĩa của từ mẹ không có phần nào chung với nghĩa của từ bà. IV/ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa. Từ nhiều nghĩa Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Là từ có từ 2 nghĩa trở lên . Vídụ:mắt người, mắt na, mắt tre ... Là quá trình mở rộng của từ: -Nghĩa đen. -Nghĩa bóng Phân biệt từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa. Bài tập 2 Nỗi mình thêm tức nỗi nhà, Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng! Xác định từ “hoa” dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa không? Bài tập 2: -Từ “hoa”: Dùng theo nghĩa chuyển. -Không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển này của từ “hoa” chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Về soạn tiếp tiết 2: Tổng kết từ vựng: Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từvựng(SGK/trang 124,125,126)

File đính kèm:

  • pptTiet 43 Tong ket tu vung(1).ppt
Giáo án liên quan