Bài giảng Tiết 61 – 62: LÀNG (Kim Lân)

- Phần 1: Từ đầu  “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá”: Nhân vật ông Hai trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.

- Phần 2: Tiếp “cũng vợi đi được đôi phần”: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.

- Phần 3: Còn lại: Tâm trạng của ông Hai khi thoát khỏi tin xấu về làng

ppt23 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2372 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 61 – 62: LÀNG (Kim Lân), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP 9A1 MÔN: NGỮ VĂN Tiết 61 – 62: (Kim Lân) LÀNG Ai đã từng xem “Làng Vũ Đại ngày ấy” sẽ hình dung được nhà văn Kim Lân đậm chất nông dân qua nhân vật Lão Hạc. Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầu  “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá”: Nhân vật ông Hai trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. - Phần 2: Tiếp… “cũng vợi đi được đôi phần”: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. - Phần 3: Còn lại: Tâm trạng của ông Hai khi thoát khỏi tin xấu về làng. Ông Hai là người rất yêu quý cái Làng chợ Dầu của mình. Cuộc kháng chiến nổ ra, vì hoàn cảnh gia đình, ông buộc phải theo vợ con tản cư lên phố chợ. Ở nơi tản cư cuộc sống còn tạm bợ, khó khăn nhưng ông vẫn luôn nhớ về làng, thiết tha gắn bó với làng quê và quan tâm đến cuộc kháng chiến của dân tộc. Cái tin làng chợ Dầu theo giặc nghe được từ một người tản cư đã khiến ông Hai luôn đau khổ dằn vặt vì ông vốn là người làng Chợ Dầu. Không dám trò chuyện cùng ai, ông đành trò chuyện với đứa con út để tỏ tấm lòng trong sạch, ngay thẳng của mình với làng quê, với đất nước và kháng chiến. Được tin từ ông chủ tịch làng chợ Dầu rằng làng mình không làm Việt gian theo giặc, ông Hai liền rời khỏi nhà, khăn áo chỉnh tề, mua quà cho con, loan báo tới hàng xóm quen biết tin vui này. Mọi người mừng vui cho ông. …Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ ,xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá …Ông Hai đi nghêng ngang giữa đường… Gặp ai quen ông cũng níu lại cười cười: - Nắng này là bỏ mẹ chúng nó! Có người bỡ ngỡ hỏi lại: «Chúng nó là đứa nào?” thì ông lão bật cười, giơ tay trỏ về phía có tiếng súng: - Tây ấy chứ còn chúng nó nào nữa. Ngồi trong vị trí giờ bằng ngồi tù. Dứt lời ông lão lao đi, làm như đang bận nhiều công việc lắm. Cũng như mọi hôm, việc đầu tiên là ông đi vào phòng thông tin nghe đọc báo. Ông cứ vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm… Hôm nay may quá, vớ được anh dân quân đọc rất to, dõng dạc, rành rọt từng tiếng một. Cơ chừng anh ta cũng mới học, đánh vần được chữ nào anh ta đọc luôn chữ ấy. Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa. Đấy, cứ kêu chúng nó trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?. Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên quan Hai bốt Thao ngay giữa chợ. Khiếp thật, tinh những người tài giỏi cả. Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa, chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian; chỗ kia phá đổ một xe tăng với hai xe díp. Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm… Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá ! “Không thể yêu làng mà không yêu nước và ngược lại. Khi đó mọi mảnh đất trên đất nước đều mang lại cảm giác thân thuộc như chính trên làng mình… Lòng mong mỏi sớm được về làng đồng nghĩa với lòng mong mỏi Tổ quốc sạch bóng ngoại xâm.” (Văn lớp 9 không khó như bạn nghĩ) Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại… Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: Hà, nắng gớm, về nào… Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú: - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát ! Ông hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ra rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chã nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy. Thảo luận: Theo em vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi nhục, xấu hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Có lẽ nếu ông Hai không yêu làng, không tự hào về làng đến mức tôn thờ thì ông không đau đớn đến thế.Ông đau bởi vì tình yêu làng của ông quá lớn.Tin làng theo giặc khiến thần tượng trong ông như sụp đổ. Tin ấy không chỉ chấn động thể xác mà còn xâm chiếm, ám ảnh day dứt cả tâm hồn ông. Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài… Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. Nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao. Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng nói cười xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Hàng loạt câu hỏi, câu cảm thán diễn tả tâm trạng, những cung bậc cảm xúc của ông: + Nỗi ám ảnh day dứt + Nỗi nhục nhã ê chề + Nỗi đau đớn tái tê + Sự ngờ vực chưa tin + Sự bế tắc vào cuộc sống phía trước Về làng nhưng làng theo Tây tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Yêu làng >< yêu nước Không về làng: Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm làng quê. Bị chủ nhà đuổi Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù! Khoanh tròn vào ý em cho là đúng nhất cho câu trả lời về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn "Làng" của Kim Lân: A. Truyện được xây dựng theo cốt truyện tâm lí ,đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. B. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế. C. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ và thể hiện cá tính của từng nhân vật. D. Cách trần thuật của tác giả linh hoạt, tự nhiên ,có nhiều chi tiết sinh hoạt, đời sống hằng ngày xen vào với mạch tâm trạng khiến cho truyện sinh động hơn. E. Gồm tất cả các ý trên. 4. Luyện tập Bài tập 2: Em có nhớ truyện ngắn hay bài thơ nào cũng viết về tình cảm quê hương đất nước? Hãy nêu nét riêng của truyện ngắn "Làng " so với những tác phẩm ấy ? Trả lời: * Những tác phẩm viết về tình cảm quê hương đất nước như : Quê hương (Tế Hanh ); Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Bếp lửa (Bằng Việt ), Cố Hương ( Lỗ Tấn )... * Nét riêng của tình cảm quê hương trong truyện ngắn "Làng" thể hiện ở hai điểm sau: + Tình yêu làng của ông Hai trở thành niềm say mê, hãnh diện , thành thói quen khoe làng mình. + Tình yêu làng phải đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến. T Ả N C Ư C Ả I C H Í N H Đ Ơ N S A I B Ì N H D Â N G I A L Â M C U N G C Ú C 1. Tạm rời nơi cư trú đến vùng khác…? 2. Sửa lại, nói cho đúng sự thật? 3. Không giữ đúng như lời, thiếu trung thực, thay lòng đổi dạ? 4. Phong trào dạy chữ quốc ngữ, thanh toán nạn mù chữ sau cách mạng? 5. Huyện ở phía nam tỉnh Bắc Ninh nay thuộc Hà Nội? 6.Dáng đi cắm cúi, nhanh ,vội? 7.Làng thuộc huyện Từ Sơn,tỉnh Bắc Ninh, có tên chữ là Phù Lưu…còn đựoc gọi là làng gì? Hãy tìm ô chữ hàng dọc có tên gọi trên? Ợ H C U Ầ D Xin tr©n träng c¶m ¬n c¸c thÇy, c« gi¸o cïng c¸c em häc sinh

File đính kèm:

  • pptlang Kim Lan(1).ppt