- Từ đơn : gồm một tiếng, có nghĩa : nhà, cây.
- Từ phức: gồm 2 tiếng trở lên : quần áo
( ghép) , rung rinh ( láy) .
+ Từ ghép : là những từ phức được tạo
ra bằng cách ghép các tiếng có quan
hệ với nhau về nghĩa: sách vở, trắng đen.
31 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 43 - 44 tổng kết về từ vựng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có mấy căn cứ để phân loại từ tiếng Việt Kiểm tra Bài cũ Có 4 căn cứ Cấu tạo, nghĩa, nguồn gốc, phạm vi sử dụng Tiết 43 - 44 Tổng kết về từ vựng . I/Từ đơn và từ phức : - Từ đơn : gồm một tiếng, có nghĩa : nhà, cây... - Từ phức: gồm 2 tiếng trở lên : quần áo ( ghép) , rung rinh ( láy) . + Từ ghép : là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: sách vở, trắng đen... + Từ láy: là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng : đẹp đẽ, lạnh lùng, nho nhỏ ... - Ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn - Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. - Từ giảm nghĩa: trong trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. - Từ tăng nghĩa: nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt. II. Thành ngữ: 1. Khái niệm: Là một cụm từ cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. VD: ăn xổi ở thì. Tục ngữ là một câu, biểu thị phán đoán, nhận định, kinh nghiệm. VD: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. a. Tục ngữ: - Chó treo, mèo đậy: Tự bảo vệ mình có hiệu quả thì phải tuỳ cơ ứng biến b. Thành ngữ: - Đánh trống bỏ rùi: làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm. - Được voi đòi tiên: lòng tham vô độ, có cái này lại đòi cái khác. - Nước mắt cá sấu: hành động giả dối, được che đậy một cách tinh vi, rất dễ đánh lừa những người nhẹ dạ cả tin. a. Hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật: Như chó với mèo, Ăn ốc nói mò * Như chó với mèo : không hợp nhau, hay gây sự với nhau. VD: + Hai đứa chúng mày như chó với mèo * Ăn ốc nói mò : Nói không có cơ sở VD: Mày chuyên ăn ốc nói mò b. Các thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật Dây cà ra dây muống, Quýt làm cam chịu Dây cà ra dây muống : chỉ cách nói năng dài dòng, không ngắn gọn. VD: Bây giờ biết làm thế nào được, con làm sai, bố mẹ phải chịu, đúng là “ Quýt làm cam chịu “ VD: Nói ngắn gọn lại đi, mày đừng dây cà ra dây muống nữa. Quýt làm cam chịu : Người này làm sai người khác phải chịu hậu quả. Tìm dẫn chứng về việc dùng thành ngữ trong văn chương - Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu... - Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công. - Bảy nổi ba chìm với nước non... III. Nghĩa của từ 1. Khái niệm: Là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị * Gồm: nghĩa gốc, nghĩa chuyển - Mùa xuân là tết trồng cây - Ngày xuân em hãy còn dài * Bài tập ( 2 .T123 - III Chọn cách hiểu ( a ) + Không thể chọn cách (b) vì nghĩa của mẹ chỉ khác nghĩa của bố ở phần nghĩa “ người phụ nữ “ + Không thể chọn (c ) vì trong 2 câu này, nghĩa của từ mẹ có thay đổi - Nghĩa của mẹ “ Mẹ em rất hiền “ là nghĩa gốc - “thất bại là mẹ thành công “ => chuyển => Gốc => Chuyển + Không thể chọn (d) vì nghĩa của từ mẹ và từ bà có phần nghĩa chung là ” người phụ nữ “ * Bài tập 3. T123 - III : Chọn (b ) là đúng + Độ lượng : rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và có tha thứ. IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ * Từ nhiều nghĩa : là những từ có thể có nhiều nghĩa. Khác nhau: Khi đặt chúng vào văn cảnh khác nhau. * Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa - Việc chuyển nghĩa của từ dựa trên cơ sở nghĩa gốc của nó + Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Ví dụ: - Bàn tay ta làm nên tất cả - Tay em bé đẹp quá! Tiết 44 V. Từ đồng âm 1. Khái niệm: là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan gì đến nhau. * Ví dụ: Đường ( ăn); đường ( đi) Hiện tượng nhiều nghĩa: Một từ có chứa nhiều nghĩa khác nhau, nhưng giữa các nghĩa có mối liên quan đến nhau ( nghĩa này được hình thành trên nghĩa kia) VD: Chân người,chân trời,chân núi, chân tóc…. Hiện tượng đồng âm: hai hoặc nhiều từ có nghĩa rất khác nhau ( có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa rất khác nhau ) không liên quan với nhau. * VD: Hòn ( đá) - đá ( bóng) - đá ( lửa). VI. Từ đồng nghĩa 1. Khái niệm: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. + Cọp - hổ - hùm. + Bố – cha - ba - tía - thầy. * Bài tập 2 .T 125. VI : ( d ) là cách hiểu đúng. + Không thể chọn (a) vì : đồng nghĩa là hiện tượng phổ quát của ngôn ngữ nhân loại, nói cách khác không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có hiện tượng đồng nghĩa. + Không thể chọn (b) vì đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa hai, ba hoặc nhiều hơn ba từ. + Không thể chọn (c) vì không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau. * Bài tập 3.T125.IV: - Từ “ xuân” chỉ một mùa trong bốn mùa của một năm => tương ứng với một tuổi => lấy một mùa để chỉ bốn mùa ( bộ phận chỉ toàn thể) =>chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ - Dùng từ “xuân” có 2 tác dụng : + Tránh lặp từ “tuổi tác”. + Có hàm ý chỉ sự “ tươi đẹp, trẻ trung” => lời văn vừa hóm hỉnh, vừa toát lên tinh thần lạc quan yêu đời. VII. Từ trái nghĩa * Ví dụ: + Trắng - đen ; cứng - mềm. + Lành - rách ; lành – mẻ, lành - độc; lành - ác. 1. Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. - Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. * Bài tập 2. T. 125. VII. + Những cặp từ trái nghĩa ngôn ngữ : xấu - đẹp ; xa - gần ; rộng - hẹp. ( biểu thị 2 khái niệm đối lập và loại trừ nhau ). * Bài tập 3.T125. VII a. Cùng nhóm với “ sống - chết” có : chiến tranh - hoà bình, đực - cái, chẵn - lẻ... b. Cùng nhóm với “ già - trẻ” có: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo ( là trái nghĩa thang độ) khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia. Có khả năng kết hợp được với các từ ngữ chỉ mức độ ( rất, hơi, lắm , quá). VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ VD: Thực vật Cây Cỏ Chanh cam lác bợ 1. Khái niệm: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn, (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn ( ít khái quát hơn nghĩa của từ khác) - Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác. - Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. -Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. VD: …………………………………………… IX. Trường từ vựng * Bài tập 2. T.126. I X a. Trường từ vựng: - Hai từ “ tắm” và “ bể” cùng nằm trong một trường từ vựng là “nước” nói chung + Nơi chứa nứơc: bể, ao, hồ, sông , ngòi , lạch... + Công dụng của nước: tắm, tưới, rửa, uống... + Hình thức của nước: xanh, trong, xanh biếc, trong vắt... + Tính chất của nước: mềm mại, mát mẻ. b. Tác dụng: Tác giả dùng hai từ “ tắm” và “ bể” khiến cho câu văn có hình ảnh sinh động và có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn. => Khái niệm: là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa A. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là ........ B. Từ đơn là từ có...........tiếng C. Từ phức là từ gồm.........tiếng trở lên 2. Khoanh tròn vào những chữ cái đầu của những nhận xét đúng : A. Từ ghép là từ phức B. Từ có hai tiếng trở lên là từ ghép. C. Từ có hai tiếng trở lên là từ phức D. Từ có hai tiếng có nghĩa ghép với nhau là từ phức. E. Từ có hai tiếng có nghĩa ghép với nhau là từ ghép 1. Điền vào chỗ trống : 3. Gạch chéo những chữ cái đầu của những nhận xét sai : Từ láy là từ ghép B. Từ phức là từ láy C. Từ láy là từ phức D. Từ phức có các tiếng hoà âm với nhau là từ láy 4. Xếp các từ trong khổ thơ sau đây vào đúng các cột trong bảng : Mưa xuân trên biển thuyền yên chỗ - Tôm cá chắc đầy phiên chợ mai - Sắm tết thuyền ai dăm khóm đỗ - Biển xa thăm thẳm vệt mưa dài (Mưa xuân trên biển- Huy Cận) 5. Đánh dấu mũi tên vào trong ngoặc để chỉ sự tăng , giảm nghĩa của các từ láy sau (lên tăng nghĩa, xuống giảm nghĩa) - Mạnh mẽ ( .....) - Sốt sồn sột ( .....) - Đo đỏ ( .....) - Nhanh nhẩu ( .....) - Qui quý ( .....) Bài tập 6 1. Tìm (hoặc đặt) những câu có sử dụng các thành ngữ sau : a, Mặt sứ, gan lim b, Kẻ cắp bà già c, Xương sắt da đồng d, Như cá gặp nước, 2. Những nhận xét nào sau đây em cho là đúng ? Khoanh tròn những chữ cái đánh dấu đầu mỗi nhận xét mà em chọn: A. Thành ngữ có cấu trúc như một câu B. Thành ngữ là một loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. C. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, tính từ. D. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. E. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa đen F. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng 3. Dùng các thành ngữ để có thể thay thế cho những từ ngữ sau đây : A. Đen lắm B. Tức lắm C. Giầu lắm D. Nghèo thật Bài tập 7 1. Khoanh tròn vào chữ cái đầu những câu em cho là đúng : A. Nghĩa của từ là do từ điển qui định. B. Nghĩa của từ là do người nói xác định. C. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu hiện. 2. Nêu 3 cách chính để giải thích nghĩa của từ. A. ..................................................................... B. ...................................................................... C. ...................................................................... 3. Chỉ ra cách giải thích nghĩa của từ trong những giải thích sau : A. Cá : Động vật có xương, sống ở nước, thở bằng mang, bơi bằng vây. Giải thích theo cách :...................................... B. Cá chuối : cá quả Giải thích theo cách :....................................................................... C. Cá mè một lứa: Chỉ tình trạng coi nhau như một hạng không phân bịêt trên dưới, không ai chiụ ai. Giải thích theo cách :..................................... Trường THCS Lê Lợi – TP. Thanh Hoá
File đính kèm:
- Tong ket tu vung(6).ppt