Bài giảng - Tiết 41: Tiếng việt: tổng kết về từ vựng (tiếp)

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.

- Hệ thống hóa kiến thức hóa về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9.

- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.

1. Kiến thức: Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.

2. Kĩ năng: cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản

 

docx10 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng - Tiết 41: Tiếng việt: tổng kết về từ vựng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41 Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tiếp) Ngày soạn: 16. 3. 2013 Ngày giảng: A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh. - Hệ thống hóa kiến thức hóa về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9. - Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản. 1. Kiến thức: Một số khái niệm liên quan đến từ vựng. 2. Kĩ năng: cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến học tốt môn Tiếng Việt. B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan. Học sinh: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định T/C: 9a5: 9a8: 2. Bài cũ: H: Phân biệt từ đơn và từ phức; thành ngữ và tục ngữ. Cho ví dụ. H: Nghĩa của từ là gì? Phân biệt từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ bằng ví dụ cụ thể. 3.Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài Nội dung bài học Hoạt động của thầy HĐcủa trò Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút. Hoạt động 2: Ôn tập từ đồng âm. Mục tiêu: HS ôn tập luyện tập về từ đồng âm. Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh họa, phân tích, cắt nghĩa, nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 8 phút. V/ Từ đồng âm: Bài 1: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. (Ví dụ: đường, trong ...) * Hiện tượng nhiều nghĩa là một từ có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau. * Hiện tượng đồng âm là hai hoặc nhiều từ có nghĩa rất khác nhau. Bài 2: a/ Có hiện tượng từ nhiều nghĩa. b/ Có hiện tượng từ đồng âm. GV: hướng dẫn HS ôn tập từ đồng âm. H: Thế nào là từ đồng âm? Ví dụ? Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm? * Hiện tượng nhiều nghĩa là một từ có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau (1 hình thức ngữ âm có nhiều nghĩa (“chín”: lương thực, thực phẩm được nấu chín; sự vật phát triển đến giai đoạn cuối có thể thu hoạch hoặc sử dụng được; chỉ tài năng hoặc suy nghĩ đã phát triển đến mức cao). * Hiện tượng đồng âm là hai hoặc nhiều từ có nghĩa rất khác nhau (“lồng”: ngựa lồng; lồng vỏ chăn; lồng nhốt gà; đèn lồng). GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 mục V (SGK). H: Trong hai trường hợp (a) và (b), trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao? a. Có hiện tượng từ nhiều nghĩa vì nghĩa của từ “lá” trong “lá phổi” có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ “lá” trong “lá xa cành”. b. Có hiện tượng từ đồng âm vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của từ đường trong đường ra trận không có một mối liên hệ nào với nghĩa của từ đường trong ngọt như đường. Hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia. Hoạt động 3: hướng dẫn HS ôn lại các khái niệm về từ đồng nghĩa. Mục tiêu: HS ôn lại các khái niệm về từ đồng nghĩa. Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh họa,phân tích, cắt nghĩa, nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 8 phút. VI/ Từ đồng nghĩa: Bài 1: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. Bài 2: Chọn cách hiểu đúng: ý d Bài 3: - xuân: là từ chỉ một mùa trong bốn mùa của một năm. - xuân: có hàm ý chỉ sự “tươi đẹp, trẻ trung”. GV: hướng dẫn HS ôn tập từ đồng nghĩa. H: Thế nào là từ đồng nghĩa? Ví dụ? GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 mục VI. - Chọn cách hiểu đúng: ý d - Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 mục VI. H: Dựa trên cơ sở nào từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc đó có tác dụng diễn đạt như thế nào? - Xuân là từ chỉ một mùa trong bốn mùa của một năm, một năm lại tương ứng với một tuổi; như vậy lấy một mùa để chỉ bốn mùa là phép hoán dụ (một hình thức chuyển nghĩa của từ). - Từ xuân có hàm ý chỉ sự “tươi đẹp, trẻ trung” khiến cho lời văn vừa hóm hỉnh vừa toát lên tinh thần lạc quan yêu đời của tác giả. Ngoài ra, dùng từ này còn là để tránh lặp tuổi tác. - HS lắng nghe. - Trả lời câu hỏi. - HS lớp nhận xét bổ sung. - Trả lời câu hỏi và rút ra nhận xét. -Hoạt động nhóm - HS trình bày. Hoạt động 4: hướng dẫn HS ôn lại các khái niệm về từ trái nghĩa. Mục tiêu: HS ôn lại các khái niệm về từ trái nghĩa. Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh họa,phân tích, cắt nghĩa, nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 8 phút. VII/ Từ trái nghĩa. Bài 1: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: trái nghĩa với lành. - rách, mẻ, độc, ác. Bài 2: Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa: xấu - đẹp; xa - gần; rộng - hẹp. Bài 3: - Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn - lẻ, chiến tranh - hoà bình. - Cùng nhóm với già - trẻ có: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu – nghèo. GV: hướng dẫn HS ôn tập từ trái nghĩa. H: Thế nào là từ trái nghĩa? Ví dụ? - 1 từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. H: Tìm từ trái nghĩa với lành. - rách, mẻ, độc, ác. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 và 3 mục VII. HS: Tìm những cặp từ có quan hệ trái nghĩa trong bài tập 2. HS: Xếp các từ trái nghĩa sau theo nhóm. - Trái nghĩa lưỡng phân; đối lập nhau và loại trừ nhau; không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm, quá). - Trái nghĩa thang độ; khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia; có khả năng kết hợp với rất, hơi, lắm, quá). - HS lắng nghe. - HS trả lời. -Hoạt động nhóm - HS trình bày. - Hoạt động nhóm - HS trình bày. Hoạt động 5: ôn lại các khái niệm về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Mục tiêu: HS ôn lại các khái niệm về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh họa, phân tích, cắt nghĩa, nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 8 phút. VIII/ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Bài 1: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác: - Từ ngữ nghĩa rộng: - Từ ngữ nghĩa hẹp: - Về bản chất: đây là mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ với nhau. Bài 2. Sơ đồ đã điền hoàn chỉnh là: (Ghi ở phần dưới) - Từ gồm 1 tiếng là từ đơn. - Từ gồm 2 tiếng trở lên là từ phức (từ ghép và từ láy). Ôn lại khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. - GV nói thêm về bản chất quan hệ nghĩa giữa các từ. + Từ ngữ nghĩa rộng: khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. + Từ ngữ nghĩa hẹp: khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. GV lưu ý: Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một số từ ngữ. Về bản chất, đây là mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ với nhau (giống nhau về nghĩa: từ đồng nghĩa; trái ngược nhau về nghĩa: từ trái nghĩa; các từ ngữ có quan hệ bao hàm hoặc được bao hàm nhau về nghĩa gọi là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ). GV: Cho HS điền từ ngữ thích hợp vào ô trống trong sơ đồ mục VIII.2 SGK. Giải thích nghĩa của các từ ngữ đó.( GV đặt câu hỏi theo từng ý để hs trả lời). - Từ gồm 1 tiếng là từ đơn. - Từ gồm 2 tiếng trở lên là từ phức. - Từ ghép: Đẳng lập là hai tiếng bình đẳng về ngữ pháp và ngữ nghĩa; chính phụ là hai tiếng không bình đẳng về ngữ pháp và ngữ nghĩa, có 1 tiếng chính, 1 tiếng phụ, trong đó tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính. - Từ láy: Láy hoàn toàn là lặp lại toàn bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc. Láy bộ phận là lặp lại một bộ phận hình thức ngữ âm của tiếng gốc. Láy âm là láy lại bộ phận phụ âm đầu. Láy vần là láy lại bộ phận vần) HS lắng nghe. - HS điền vào bảng phụ. - HS trả lời. Từ (Xét về đặc điểm cấu tạo) * Sơ đồ đã điền hoàn chỉnh là: (Bài tập 2) Từ phức Từ đơn Từ láy Từ ghép Từ ghép đẳng lập Từ ghép Chính phụ Từ láy hoàn toàn Từ láy bộ phận Từ láy âm Từ láy vần Hoạt động 6: ôn lại các khái niệm về trường từ vựng. Mục tiêu: HS ôn lại các khái niệm về thành ngữ. Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh họa, phân tích, cắt nghĩa, nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 5 phút. Ôn tập trường từ vựng. H: Trường từ vựng là gì? Cho ví dụ? - Hướng dẫn HS làm bài tập 2. Hai từ tắm và bể cùng nằm trong một trường từ vựng là nước nói chung. - Nơi chứa nước: bể, ao, hồ, sông, lạch... - Công dụng của nước: tắm, tưới, rửa, uống... - Hình thức: xanh, trong... - Tính chất : mềm mại, mát mẻ... H: Tác dụng? -HS trả lời - HS lên bảng làm IX/ Trường từ vựng: Bài 1: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. - Ví dụ:Tay: bàn tay, cổ tay, ngón tay...to, nhỏ, dày, mỏng...sờ, nắm, cầm, giữ... Bài 2: Hai từ tắm và bể cùng nằm trong một trường từ vựng là nước nói chung. * Tác dụng: tăng giá trị biểu cảm, có hình ảnh, sinh động và có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn. Hoạt động 7: Củng cố và hướng dẫn HS học bài ở nhà. Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn. Thời gian: 2 phút. V/ Hoạt động nối tiếp: - Hệ thống hoá các khái niệm và bài tập vừa ôn. - Tìm thêm các ví dụ cho các kiến thức vừa ôn tập. Phân tích lựa chọn từ..trong một câu văn cụ thể. - Chuẩn bị bài mới: Giờ sau học tiết 42: Trả bài viết tập làm văn số 2. D. Rút kinh nghiệm: .

File đính kèm:

  • docxTiết 41 TỔNG KẾT TỪ VỰNG T2.docx
Giáo án liên quan