Bài giảng Tiết 39: Từ trái nghĩa

Mục tiêu cần đạt

Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa đã học ở bậc tiểu học.

Thấy được tác dụng và kĩ năng sử dụng từ trái nghĩa.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 39: Từ trái nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39: Mục tiêu cần đạt Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa đã học ở bậc tiểu học. Thấy được tác dụng và kĩ năng sử dụng từ trái nghĩa. I- Thế nào là từ trái nghĩa ? Ví dụ 1 Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. (Lí Bạch) Trái nghĩa nhau về hướng chuyển động của đầu (lên-xuống) Cúi Ngẩng Trẻ đi, già trở lại nhà, Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu. Gặp nhau mà chẳng biết nhau, Trẻ cười hỏi : “ Khách từ đâu đến làng ?” (Hạ Tri Chương) Trái nghĩa dựa trên cơ sở về tuổi tác. Già Trẻ Trái nghĩa dựa trên cơ sở về sự tự di chuyển khỏi nơi xuất phát hay quay trở lại nơi xuất phát. Trở lại Đi Kết luận 1 Các từ trái nghĩa là các từ có nghĩa trái ngược nhau dựa trên một cơ sở chung nào đó. Bài tập Xác định từ trái nghĩa trong đoạn thơ và câu ca dao sau : 1. Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí, Sống, chẳng cúi đầu.Chết vẫn ung dung. Giặc muốn nô lệ, ta lại hoá anh hùng, Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo. (Tố Hữu) 2. Chị em như chuối nhiều tàu Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời. (Ca dao) Thảo luận nhóm Tìm các thành ngữ, ca dao, tục ngữ có sử dụng từ trái nghĩa. Ví dụ 2: Tìm từ trái nghĩa với từ “già” trong trường hợp: rau già, cau già Rau già Cau già Rau non Cau non Dựa trên cơ sở chung là nêu lên tính chất của sự vật. Quần áo lành Món ăn lành Tính lành Bát lành Quần áo rách Món ăn độc Tính ác Bát vỡ Hãy tìm các từ trái nghĩa với từ “lành” trong các trường hợp sau: Kết luận 2 Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. (Lí Bạch) Trẻ đi, già trở lại nhà, Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu. Gặp nhau mà chẳng biết nhau, Trẻ cười hỏi : “ Khách từ đâu đến làng ?” (Hạ Tri Chương) II- Cách sử dụng từ trái nghĩa Ngẩng Cúi Đi Trở lại Tác dụng:Khắc hoạ hai hành động trái ngược nhau thể hiện tình yêu quê hương thường trực sâu nặng trong tâm hồn nhà thơ. Tác dụng:Thể hiện thời gian xa cách đằng đẵng và tình cảm gắn bó với quê hương. Trẻ Già Hãy chỉ ra từ trái nghĩa trong câu ca dao sau và cho biết tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa? Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? (Ca dao) Con kiến mà leo cành đa, Leo phải cành cộc, leo ra leo vào. Con kiến mà leo cành đào, Leo phải cành cộc, leo vào leo ra. (Ca dao) Bài tập: Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong câu ca dao sau: So sánh các cách nói sau: Lưu ý: Cần phải nắm được từ trái nghĩa thì mới sử dụng từ được chính xác. Trường hợp 1: Trường hợp 2: Cái áo này giá cao. Cái áo này giá hạ. Anh ấy có trình độ cao. Anh ấy có trình độ hạ. (thấp) Kết luận 3 Từ trái nghĩa sử dụng trong các thể đối. Từ trái nghĩa có tác dụng tạo các hình ảnh tương phản, gây ấn tượng mạnh. Từ trái nghĩa làm cho lời ăn, tiếng nói trở nên sinh động. Từ trái nghĩa tạo nên sức gợi hình, gợi cảm cho các câu thơ, câu văn. Lưu ý: Cần phải nắm được từ trái nghĩa thì mới sử dụng từ được chính xác. Dặn dò Học ghi nhớ Làm bài tập SGK-T129 Soạn bài: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người.

File đính kèm:

  • pptTu trai nghia(13).ppt
Giáo án liên quan