KIỂM TRA BÀI CŨ
Quan sát bức tranh sau và trả lời các câu hỏi:
1/ Bức tranh trên gợi cho em nhớ tới bài thơ Đường luật nào đã học?
2/ Đọc thuộc lòng bài thơ Tĩnh dạ tứ (Phần dịch thơ) của Lý Bạch
3/ Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
14 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 38. Văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Ngữ văn Lớp 7B KIỂM TRA BÀI CŨ Quan sát bức tranh sau và trả lời các câu hỏi: 2/ Đọc thuộc lòng bài thơ Tĩnh dạ tứ (Phần dịch thơ) của Lý Bạch 3/ Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 1/ Bức tranh trên gợi cho em nhớ tới bài thơ Đường luật nào đã học? KIỂM TRA BÀI CŨ Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương 1/ Nghệ thuật: - Từ ngữ giản dị mà tinh luyện Lời ít mà ý nhiều (Ý tại ngôn ngoại) ->Phổ biến trong thơ Đường 2/ Nội dung: Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. TĨNH DẠ TỨ Tiết 38. Văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Hạ Tri Chương I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Hạ Tri Chương (659-744), quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) 2.Tác phẩm Hạ Tri Chương (659-744) - Đỗ tiến sĩ năm 695 và làm quan ở kinh đô Trường An trên 50 năm, sau đó cáo quan về quê. ( Hồi hương ngẫu thư) - Hồi hương ngẫu thư là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. 3. Đọc-tìm hiểu chú thích Phiên âm Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi, Hương âm vô cải, mấn mao tồi. Nhi đồng tương kiến, bất tương thức Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai? Dịch nghĩa Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về, Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng. Trẻ con gặp mặt, không quen biết, Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến? Dịch thơ Khi đi trẻ, lúc về già Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao. Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? (Phạm Sĩ Vĩ dịch ) Dịch không sát nghĩa cụm từ mấn mao tồi Trẻ đi, già trở lại nhà, Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu. Gặp nhau mà chẳng biết nhau Trẻ cười hỏi: Khách từ đâu đến làng? (Trần Trọng San dịch) Dịch không sát nghĩa cụm từ bất tương thức Bỏ sót từ tiếu không dịch II. Đọc-hiểu văn bản 1. Cấu trúc của văn bản. - Thể thơ: + Phần phiên âm: thể thất ngôn tứ tuyệt. + Phần dịch thơ: thể lục bát - Phương thức biểu đạt: biểu cảm thông qua miêu tả và tự sự. - Bố cục: 2phần + Phần 1: hai câu đầu + Phần 2: hai câu cuối. Hãy xác định thể thơ của bài thơ ở phần phiên âm và dịch thơ? Theo em phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Ngoài biểu cảm, văn bản còn sử dụng phương thức biểu đạt nào khác ? Có thể chia văn bản làm mấy phần? 2. Tình cảm quê hương thể hiện qua nhan đề bài thơ. ? Từ giã triều đình trở về quê hương, tác giả có ý định viết về quê hương không? Điều nào chứng minh cho việc đó? ? Vì sao tác giả không có chủ định viết về quê hương nhưng lại viết? ? Việc viết bài thơ này là hết sức ngẫu nhiên, nhưng chỉ vì duyên cớ ngẫu nhiên ấy mà viết thì có thể có được một bày thơ hay và xúc đọng như thế không? Qua đó em hiểu thêm điều gì về tác giả? ? Như vậy từ ngẫu ở nhan đề bài thơ có tác dụng gì? - Ngẫu thư (ngẫu nhiên viết) ->không chủ định làm thơ về quê hương. - Bị coi là khách -> là một cú sốc cũng là duyên cớ ngẫu nhiên -> tác giả phải viết về quê hương. - Đằng sau yếu tố ngẫu nhiên là điều khiện có tính tất yếu đó là tình yêu quê hương sâu nặng, thường trực và có thể bộc lộ bất cứ lúc nào. => Từ ngẫu nâng lên gấp bội ý nghĩa của bài thơ Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi, Hương âm vô cải, mấn mao tồi. 3. Hai câu đầu: DT ĐT DT ĐT CN VN CN VN Tác dụng: Hương âm vô cải, mấn mao tồi. DT ĐT DT ĐT CN VN CN VN Thay đổi Vóc dáng Tuổi tác Mái tóc Không thay đổi - Giọng quê > Tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương + Câu 1: khái quát ngắn gọn quảng đời xa quê làm quan, bước đầu hé lộ tình yêu quê hương. Khách quan Chủ quan + Đối chỉnh cả ý lẫn lời + Giọng thơ bình thản, khách quan nhưng phảng phất buồn 4. Hai câu cuối: Nhi đồng tương kiến, bất tương thức Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai? Nhi đồng Tiếu vấn Trẻ - Hồn nhiên - Vui vẻ Tác giả - Lúc đầu ngạc nhiên, bất ngờ - Sau đó buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa cùng ập đến Khách tòng hà xứ lai? >< Nghệ thuật: + Hình ảnh, âm thanh tươi vui. + Giọng điệu bi hài thấp thoáng sau những lời tường thuật khách quan, hóm hỉnh- Nội dung: diễn tả tình cảm xót xa, ngậm ngùi của tác giả III. Tổng kết: Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc mới đặt chân trở về quê cũ. IV. Luyện tập: Bài tập 1: Bài thơ Hồi hương ngẫu thư được tác giả viết trong hoàn cảnh nào? A. Mới rời quê ra đi. B. xa quê lâu ngày nay mới trở lại. C. sống ở quê Bài tập 2: Tâm Trạng của tác giả trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư là gì? A. Vui mừng, háo hức. B. Lo âu, tiếc nuối. C. Buồn, ngậm ngùi, xót xa. So sánh điểm giống và khác nhau về chủ đè và phơưng thức biểu đạt của hai bài thơ Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư? Bài tập 3 Giống nhau: - Chủ đề: Tình yêu quê hương sâu nặng - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. * Khác nhau: * Khác nhau: Cách thưc thể hiện chủ đề: + Tĩnh dạ t: tác giả sống xa quê và nhớ về qiê hương. + Hồi hương ngẫu thư: tác giả về quê mới viết về quê hương Cách thức biểu đạt: + Tĩnh dạ tứ: biểu cảm trực tiếp + Hồi hương ngẫu thư: biểu cảm gián tiếp qua tự sự và miêu tả * Hương dẫn về nhà- Học thuộc bài thơ (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)- Nắm các giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.- Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
File đính kèm:
- NGAU NHIEN VIET NHAN BUOI MOI VE QUE.ppt