Bài giảng Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ

1. Trong câu:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

( Ca dao)

Có sử dụng quan hệ từ nào? Quan hệ từ đó biểu thị ý nghĩa gì ?

2. Cách sử dụng quan hệ từ như thế nào ? Cho ví dụ cụ thể?

 

ppt20 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MOÂN NGệế VAấN Lụựp 7A GV: NGUYEÃN THề NGOẽC CHUNG * Kiểm tra bài cũ: 1. Trong câu: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra ( Ca dao) Có sử dụng quan hệ từ nào? Quan hệ từ đó biểu thị ý nghĩa gì ? 2. Cách sử dụng quan hệ từ như thế nào ? Cho ví dụ cụ thể? Tiết 33: Ví dụ 1: a. Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác. b. Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng. (?) 2 câu trên thiếu quan hệ từ ở chỗ nào ? Hãy chữa lại cho đúng ? a. Đừng nên nhìn hình thức .....đánh giá kẻ khác. b. Câu tục ngữ này chỉ đúng.............xã hội xưa, còn ........... ngày nay thì không đúng. => Thiếu quan hệ từ : mà đối với đối với => Thêm quan hệ từ: để Bài tập 1 –sgk/tr.107 (?) Thêm quan hệ từ thích hợp (có thể thêm hoặc bớt một vài từ khác) để hoàn chỉnh các câu sau đây: a. Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến cuối. => Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối. b. Con xin báo một tin vui cha mẹ mừng. => Con xin báo một tin vui để (cho) cha mẹ mừng. Ví dụ 2: a. Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ. b. Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng. (?) Các quan hệ từ “và”, “để” trong hai câu trên có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không ? Nên thay “và”, “để” ở đây bằng quan hệ từ nào? => Quan hệ đối lập, tương phản. => Quan hệ nguyên nhân – kết quả. a. Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ. b. Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng. => Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa: Bài tập nhanh: (?) Phát hiện lỗi về sử dụng quan hệ từ trong những câu sau đây và chữa lại cho đúng. a. Vì gió thổi mạnh nhưng hàng cây mới trồng vẫn đứng vững, không bị đổ. b. Gía trời mưa, con đường này sẽ rất trơn. => Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. a. Mặc dù gió thổi mạnh nhưng hàng cây mới trồng vẫn đứng vững, không bị đổ. => Quan hệ tương phản, đối lập. => Quan hệ giả thiết – kết quả. b. Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn. Ví dụ 3: a. Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. b. Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung. (?) Vì sao các câu trên thiếu chủ ngữ ? Hãy chữa lại cho câu văn được hoàn chỉnh. => Dùng thừa quan hệ từ. a. Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. b. Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung. Bài tập 3 – SGK/tr. 108 (?) Chữa lại các câu văn sau cho hoàn chỉnh. Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa. Với câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác. Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi. Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác. => Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi. Ví dụ 4: a. Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn Văn. Thầy giáo rất khen Nam. b. Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị. (?) Các câu (in đậm) trên sai ở đâu ? Hãy chữa lại cho đúng. a. Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán và môn Văn mà còn giỏi về nhiều môn khác nữa. Cho nên thầy giáo rất khen Nam. b. Nó thích tâm sự với mẹ nhưng không thích tâm sự với chị. => CHữa lại: Bài tập nhanh: (?) Hãy chữa lại các lỗi về quan hệ từ trong các câu sau: a. Nếu chúng ta không biết cách học, nếu chúng ta học không đúng cách nên chúng ta không tiến bộ. => Nếu chúng ta không biết cách học và học không đúng cách thì chúng ta không tiến bộ. b. Sở dĩ cuối năm học lớp 6 em được khen thưởng về kết quả các môn học đều đạt điểm cao. Em có nhiều thành tích tham gia hoạt động văn nghệ- thể thao. => Sở dĩ cuối năm học lớp 6 em được khen thưởng là vì kết quả các môn học đều đạt điểm cao. Em lại còn có nhiều thành tích tham gia hoạt động văn nghệ - thể thao. => Chữa lại: Ghi nhớ Trong việc sử dụng quan hệ từ, cần tránh các lỗi sau: Thiếu quan hệ từ. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. Thừa quan hệ từ. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. Bài tập 2 - sgk/tr.10 Thay các quan hệ từ dùng sai trong các câu sau đây bằng những quan hệ từ thích hợp. a. Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm với cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng => Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm giống (như) cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng. b. Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được. => Dù nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không bền được. c. Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ. => Không nên chỉ đánh giá con người về (qua) hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người về (qua) những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ. Bài tập 4 - sgk/tr.108 a. Nhờ có cố gắng học tập nên nó đạt thành tích cao. b. Tại nó không cẩn thận nên nó đã giải sai bài toán. c. Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hoà với mọi người. d. Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. e. Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi bản thân của mình. g. Sống trong xã hội của phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo. h. Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn. i. Giỏ trời mưa, con đường này sẽ rất trơn. Cho biết các quan hệ từ in đậm dưới đây được dùng đúng hay sai ? Nếu sai, hãy chữa lại cho đúng? Đ Đ S Đ S S Đ S Bài tập 5 - sgk/tr.108 Thảo luận: Phát hiện và sửa lại các lỗi về sử dụng quan hệ từ trong các đoạn văn sau: Đoạn văn 1 (1) Đoạn trích “Côn Sơn ca” vẽ nên cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp, nên thơ của Côn Sơn và thể hiện sự giao hoà trọn vẹn giữa con người thiên nhiên. (2) Điều đó bắt nguồn từ nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. (3) Hình ảnh nhà thơ thật an nhàn mà lịch lãm trong khung cảnh thiên nhiên. (4) Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn thật nên thơ, hấp dẫn làm sao! => (1) Đoạn trích “Côn Sơn ca” vẽ nên cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp, nên thơ của Côn Sơn và thể hiện sự giao hoà trọn vẹn giữa con người với thiên nhiên. (2) Điều đó bắt nguồn từ nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. (3) Hình ảnh nhà thơ thật an nhàn mà lịch lãm trong khung cảnh thiên nhiên. (4) Hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn thật nên thơ, hấp dẫn làm sao! Đoạn văn 2 (1) Học xong đoạn trích “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi, em rất thích. (2) Từ đó, em hiểu được tấm lòng cao cả, vì dân, vì nước của ông. (3) Tuy nhiên, đoạn trích này,hình ảnh Nguyễn Trãi hiện lên là một con người hoàn toàn khác, yêu thiên nhiên, gắn bó, chan hoà và thiên nhiên. (4) Tất cả mọi vật như ngừng lại để chỉ còn Nguyễn Trãi - một thi sĩ với cảnh trí Côn Sơn tươi đẹp. (5) Tâm hồn thi sĩ, cái “ ta” của Nguyễn Trãi đang giao hoà cảnh vật Côn Sơn. => (1) Học xong đoạn trích “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi, em rất thích. (2) Từ đó, em hiểu được tấm lòng cao cả, vì dân, vì nước của ông. (3) Tuy nhiên, qua đoạn trích này,hình ảnh Nguyễn Trãi hiện lên là một con người hoàn toàn khác, yêu thiên nhiên, gắn bó, chan hoà với thiên nhiên. (4) Tất cả mọi vật như ngừng lại để chỉ còn Nguyễn Trãi - một thi sĩ với cảnh trí Côn Sơn tươi đẹp. (5) Tâm hồn thi sĩ, cái “ ta” của Nguyễn Trãi đang giao hoà cùng cảnh vật Côn Sơn. Đoạn văn 3 (1) Qua đoạn thơ, em thấy rõ ở Nguyễn Trãi tình yêu thiên nhiên và một nhân cách thanh cao không màng danh lợi, thực sự vui thú. (2) Nhà thơ nhìn thấy sự hoà hợp tuyệt đối của tâm trí với cái đẹp vĩnh hằng thiên nhiên. (3) Thiên nhiên ở đây là thiên nhiên phóng khoáng nhưng rộng lớn, nó chứa đựng tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên và mang cốt cách thanh cao của thi sĩ Nguyễn Trãi. => (1) Qua đoạn thơ, em thấy rõ ở Nguyễn Trãi tình yêu thiên nhiên và một nhân cách thanh cao không màng danh lợi, thực sự vui thú. (2) Nhà thơ nhìn thấy sự hoà hợp tuyệt đối của tâm trí với cái đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên. (3) Thiên nhiên ở đây là thiên nhiên phóng khoáng, rộng lớn, nó chứa đựng tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên và mang cốt cách thanh cao của thi sĩ Nguyễn Trãi. Đoạn văn 4 (1) Nét nổi bật và bao trùm ở con người Nguyễn Trãi là tấm lòng ưu ái, là hoài bão giúp đời, thờ vua, vì nước, cứu dân. (2) Vì thế tấm lòng ưu ái và những tình cảm yêu thiên nhiên được thể hiện trong đoạn trích Côn Sơn ca không có gì là trái ngược cả, mà nó vẫn thống nhất. (3) ông không chỉ là người yêu nước, không chỉ là người thương dân, ông yêu thiên nhiên sâu sắc. (4) Tâm hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng thiên nhiên đất nước. => (1) Nét nổi bật và bao trùm ở con người Nguyễn Trãi là tấm lòng ưu ái, là hoài bão giúp đời, thờ vua, vì nước, cứu dân. (2) Vì thế tấm lòng ưu ái và những tình cảm yêu thiên nhiên được thể hiện trong đoạn trích Côn Sơn ca không có gì là trái ngược cả, mà nó vẫn thống nhất. (3) ông không chỉ là người yêu nước, thương dân mà ông còn yêu thiên nhiên sâu sắc. (4) Tâm hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng thiên nhiên đất nước. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc ghi nhớ. Hoàn chỉnh các bài tập. - Chuẩn bị bài: Từ đồng nghĩa. Tiết học kết thúc Xin cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh!

File đính kèm:

  • pptChua loi ve quan he tu.ppt
Giáo án liên quan