Bài giảng Tiết 31: Văn bản: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
Kiểm tra bài cũ
1. Đọc thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
2. Hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan?
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 31: Văn bản: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Đặng Thị Hiền Môn Ngữ văn 7 PHÒNG GD&ĐT TX ĐỒNG XỒI TRƯỜNG THCS TÂN XUÂN NĂM HỌC: 2013-2014 KIỂM TRA BÀI CŨ: 1. Đọc thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang”. 2. Hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan? Tiết 31: Văn bản: Bạn đến chơi nhà(Nguyễn Khuyến) NGUYỄN KHUYẾN (Lúc làm quan) Hòm sắc phong do nhà vua ban cho Hòm sách, ống quyển thi Đình, thi Hương Mé NguyƠn KhuyÕn ®Ỉt trªn nĩi Ph¬ng Nhi, huyƯn ý Yªn, tØnh Nam §Þnh. Cổng vào Từ Đường Nguyễn Khuyến I. ĐỌC-TÌM HIỂU CHÚ THÍCH: Tác giả: - Nguyễn Khuyến (1835-1909) - Quê ở Hà Nam. - Ông đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. - Ông là nhà thơ kiệt xuất của dân tộc. BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, (1) Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. (2) Ao sâu nước cả, khôn chài cá, (3) Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. (4) Cải chửa ra cây, cà mới nụ, (5) Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.(6) Đầu trò tiếp khách, trầu không có, (7) Bác đến chơi đây, ta với ta. (8) (Nguyễn Khuyến) 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: Bài thơ ra đời khi tg cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. b. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, (1) Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. (2) Ao sâu nước cả, khôn chài cá, (3) Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. (4) Cải chửa ra cây, cà mới nụ, (5) Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.(6) Đầu trò tiếp khách, trầu không có, (7) Bác đến chơi đây, ta với ta. (8) Phần 2 Phần 3 Phần 1 3. Bố cục: 3p - P1: Giới thiệu sự việc. - P2: Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi. - P3: Tình bạn thắm thiết, chân thành. Câu hỏi thảo luận:Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” có điểm nào giống và khác so với bài thơ “Qua Đèo Ngang”? Giống Số câu, số chữ, cách hiệp vần, đối thanh, đối ý. Khác Phá bỏ ràng buộc về bố cục (2/2/2/2) Đề–Thực–Luận–Kết Tạo ra một kết cấu độc đáo gồm 3 phần (1/6/1) II. ĐỌC – TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Giới thiệu sự việc: Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, ->Tiếng reo vui, -> xưng hô thân mật. Thái độ niềm nở, thân mật, kính trọng của tác giả đối với bạn tri âm. 2. Hoàn cảnh tiếp đãi bạn: - Trẻ đi vắng - Chợ ở xa Muốn tiếp đãi bạn thật hậu hĩnh nhưng không có người để sai bảo. - Cá: ao sâu khơn chài - Gà: vườn rộng, rào thưa khĩ đuổi. - Cải: chửa ra cây, cà: mới nụ - Bầu: vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Những thứ sản vật ở nhà đều cĩ nhưng chưa ăn được, chưa lấy được. - Trầu không có -> Muốn tiếp đãi bạn bằng phong tục thông thường cũng không thành. + Phép đối, liệt kê, nói quá, ngôn ngữ thuần Việt. + Cách nĩi hĩm hỉnh, vui đùa Bày tỏ cuộc đời thanh bạch, nếp sống dân dã, bình dị giữa xóm làng. 3. Quan niệm về tình bạn: Bác đến chơi đây, ta với ta, + Đại từ. + Trào lộng. + Giọng thơ hóm hỉnh. -> Tình bạn đẹp, tri kỉ vượt lên trên những lề thĩi xã giao thơng thường, vật chất tầm thường- Niềm vui trọn vẹn. Nhân cách cao đẹp, tâm hồn trong sáng của nhà thơ. Câu hỏi thảo luận:So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. “Ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả. “Ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách, giữa tác giả và bạn tri âm. 4.Ý nghĩa vb : Bài thơ đã thể hiện quan niệm về tình bạn: Tình bạn tri âm vượt qua mọi điều kiện của vật chất. Quan niệm đó vẫn còn mãi ý nghĩa, gía trị lớn trong cuộc sống con người hơm nay. III. TỔNG KẾT: 1. Nội dung: Ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết giữa tác giả và bạn tri âm. 2. Nghệ thuật: - Sáng tạo nên tình huốn đặc biệt -> cuối cùng ịa ra niềm vui đồng cảm. - Lập ý bất ngờ: cĩ tất cả nhưng lại khơng cĩ gì. - Vận dụng ngơn ngữ, thể loại điêu luyện. - Giọng thơ hóm hỉnh đùa vui. IV. LUYỆN TẬP: Ngôn ngữ ở bài thơ Bạn đến chơi nhà có gì khác so với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia ly mà chúng ta đã học? Ngôn ngữ thơ ở bài “Bạn đến chơi nhà” - Ngôn ngữ đời thường, mộc mạc, giản dị. - Ngôn ngữ đùa vui, hóm hỉnh. - Sử dụng từ thuần Việt. Ngôn ngữ thơ ở đoạn trích “Sau phút chia ly” - Ngôn ngữ bác học, uyên bác. - Sử dụng từ Hán Việt với các điển tích điển cố mang ý nghĩa tượng trưng. V. DẶN DÒ: - Học thuộc lòng bài thơ “Bạn đến chơi nhà”. - Soạn bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư”. Xin tr©n träng c¶m ¬n c¸c thÇy c« gi¸o vµ c¸c em!
File đính kèm:
- NGU VAN 7TIET 30 BAN DEN CHOI NHA NGUYEN KHUYEN.ppt