Bài giảng Tiết 78: Ôn tập phần tập làm văn

Câu 3: Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả , tự sự khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào ? (Thảo luận tổ-3 phút)

 

* Gợi ý:

 

a/ Giống :

- Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả giống với văn bản miêu tả ở điểm nào ?

- Văn bản thuyết minh có yếu tố tự sự giống với văn bản tự sự ở điểm nào ?

 

b/ Khác :

Phương pháp làm bài của 3 kiểu văn bản này?

 

 

ppt14 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 78: Ôn tập phần tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2012 Tiết 78 Thuyết minh: Tự sự: + Miêu tả + Miêu tả nội tâm + Nghị luận + Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm + Người kể chuyện Câu 1: Phần tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1 có những nội dung lớn nào? Nội dung nào là trọng tâm? + Yếu tố miêu tả + Biện pháp nghệ thuật Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2012 Tiết 78 Xuân qua, hè tới, cây phượng trổ bông : Hoa phượng nở thành chùm lớn, có năm cánh (bốn cánh màu đỏ tươi và một cánh màu đỏ lốm đốm trắng) . Nhụy phượng thường được làm để chơi chọi gà, là một túi phấn hình bầu dục, dài và cong . Khi tiếng ve kêu ra rả , mùa thi sắp tới cũng là lúc hoa phượng nở nhiều nhất . Cả một màu đỏ nồng nàn như lửa bao phủ khắp ngọn cây, làm rực sáng cả một khoảng trời bừng bừng sức sống , cây phượng già như trẻ lại . ( Phạm Hương Sơn – Văn mẫu 9) Câu 2: Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho một ví dụ? Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2012 Tiết 78 Câu 3: Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả , tự sự khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào ? (Thảo luận tổ-3 phút) * Gợi ý: a/ Giống : - Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả giống với văn bản miêu tả ở điểm nào ? - Văn bản thuyết minh có yếu tố tự sự giống với văn bản tự sự ở điểm nào ? b/ Khác : Phương pháp làm bài của 3 kiểu văn bản này? Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2012 Tiết 78 Câu 3: Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả , tự sự khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào ? (Thảo luận tổ-3 phút) a/ Giống : - Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả giống với văn bản miêu tả: Tái hiện sự vật, sự việc, cảnh vật và con người - Văn bản thuyết minh có yếu tố tự sự giống với văn bản tự sự: Hình thức kể chuyện ( Tự thuật ) có sử dụng các BPNT b/ Khác: Phương pháp làm bài - Thuyết minh: So sánh, phân tích, nêu định nghĩa, số liệu…. Quan sát, tìm hiểu đối tượng, đọc tài liệu … - Miêu tả: Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng… Sử dụng các biện pháp tu từ, các từ ngữ gợi tả, gợi cảm... - Tự sự: Xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình huống … Có thể hư cấu, tưởng tượng Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2012 Tiết 78 I. VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. ĐẶC ĐIỂM: - Cung cấp cho người đọc người nghe những tri thức khoa học, khách quan về đối tượng . - Tri thức trong văn bản thuyết minh phải đảm bảo tính chính xác - Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh phải rõ ràng, đơn nghĩa . 2. VAI TRÒ, VỊ TRÍ, TÁC DỤNG CỦA YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT : Làm nổi rõ đặc điểm của đối tượng thuyết minh, giúp bài văn thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn . * Lưu ý: Khi làm bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật: Cần sử dụng phù hợp. tránh làm lu mờ đối tượng thuyết minh . Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2012 Tiết 78 Câu 4: Sách Ngữ văn 9 tập 1 nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? Cho ví dụ? VĂN TỰ SỰ Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. (Cổng trường mở ra – Lí Lan) Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu, ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi… (Làng – Kim Lân)  Miêu tả nội tâm trực tiếp  Miêu tả nội tâm gián tiếp Dế Choắt bị chị Cốc mổ cho, nằm thoi thóp, sắp chết. Trước sự ân hận của Dế Mèn, Dế Choắt đã nói: “Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. … Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết …Một con người như thế ấy !... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !.... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn . (Ngữ văn 8 – tập I) Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2012 Tiết 78 Câu 5: Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Cho ví dụ? Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trơn tròn mắt, giương cánh lên như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi: - Đứa nào cạnh khóe gì tao thế? Đứa nào cạnh khóe gì tao thế? Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!” (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2012 Tiết 78 Câu 6: Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu. Những lời giới thiệu trước ấy làm nhà họa sĩ già xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ. Ông không chú ý cô con gái cũng víu chặt vào vai ông, nửa vì tò mò, nửa để tự vệ chống lại một cái gì đó. (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)  Ngôi kể thứ ba  Ngôi kể thứ nhất Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2012 Tiết 78 I. VĂN BẢN THUYẾT MINH: II. VĂN BẢN TỰ SỰ: 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN TỰ SỰ: - Hệ thống chuỗi các chi tiết, hành động, sự việc . - Ngôn ngữ phong phú, sinh động… 2. VAI TRÒ, VỊ TRÍ, TÁC DỤNG CỦA YẾU TỐ MIÊU TẢ, MIÊU TẢ NỘI TÂM, NGHỊ LUẬN: - Miêu tả: làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động - Miêu tả nội tâm: là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động - Nghị luận: làm cho câu chuyện thêm phần triết lý 3. NGÔN NGỮ NHÂN VẬT: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm 4. NGƯỜI KỂ CHUYỆN : Ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba . SƠ ĐỒ TƯ DUY Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2012 Tiết 78 I. VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. ĐẶC ĐIỂM: 2. VAI TRÒ, VỊ TRÍ, TÁC DỤNG CỦA YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT : II. VĂN BẢN TỰ SỰ: 1. ĐẶC ĐIỂM : 2. VAI TRÒ, VỊ TRÍ, TÁC DỤNG CỦA YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM, NGHỊ LUẬN, ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI, ĐỘC THOẠI NỘI TÂM: 3. NGÔN NGỮ NHÂN VẬT: 4. NGƯỜI KỂ CHUYỆN : HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: BÀI VỪA HỌC: Nắm vững đặc điểm, vai trò, vị trí, tác dụng của hai kiểu văn bản trên BÀI SẮP HỌC: Kiểm tra Tiếng Việt 1 tiết: - Các phương châm hội thoại - Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ? - Sự phát triển từ vựng - Các biện pháp tu từ

File đính kèm:

  • pptTiet 78 on tap tlv.ppt
Giáo án liên quan