Dùng 2 vi điện cực nối với 1 điện kế cực nhạy.
Đặt 1 điện cực gần mặt ngoài của màng nơron.
Điện cực thứ 2 đâm xuyên qua màng vào trong tế bào, gần mặt trong của màng.
* Kim điện kế lệch đi 1 khoảng chứng tỏ có sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng.
18 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 27: điện thế nghỉ và điện thế hoạt động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Đoàn Khánh Duy Tổ Sinh-Lý-Hoá-Công nghệ SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO SƠN LA TRƯỜNG THPT Cò nòi GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ- LỚP 11 BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN §iÖn thÕ nghØ §iÖn thÕ ho¹t ®éng Néi dung 1. Khái niệm 2. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ 1. Khái niệm 2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao Miêlin 3. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao Miêlin Hoạt động 1 Tìm hiểu về điện thế nghỉ Quan sát hình vẽ sau, mô tả cách đo điện thế nghỉ ? Cách đo điện thế nghỉ trên nơron Mực ống * Cách đo điện thế nghỉ trên nơron: - Dùng 2 vi điện cực nối với 1 điện kế cực nhạy. Đặt 1 điện cực gần mặt ngoài của màng nơron. Điện cực thứ 2 đâm xuyên qua màng vào trong tế bào, gần mặt trong của màng. * Kim điện kế lệch đi 1 khoảng chứng tỏ có sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng. Quan sát trên hình vẽ . Em có nhận xét gì về dấu điện tích giữa trong và ngoài màng ? Mặt ngoài luôn tích điện (+), mặt trong tích điện (-). Vậy em hiểu thế nào là Điện thế nghỉ ? 1. Khái niệm: Điện thế nghỉ là khi ở trạng thái không bị kích thích, mặt trong màng nơron tích điện (-), mặt ngoài màng tích điện (+). Trị số điện thế nghỉ ở tế bào thần kinh mực ống là: -70 mV 2. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ: Vậy tại sao màng nơron luôn tồn tại 1 điện thế như vậy ? Quan sát hình 28.2 (SGK). Giải thích cơ chế hình thành điện thế nghỉ ? 2. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ: Do 3 yếu tố sau đây: + Sự phân bố ion không đều 2 bên màng tế bào. + Tính thấm chọn lọc của màng tế bào đối với các ion (Thể hiện qua cổng ion mở hay đóng). Màng tế bào có tính thấm cao đối với ion K+, nên ion K+ di chuyển qua màng từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp. + Bơm Na-K giúp duy trì nồng độ ion K+ bên trong tế bào luôn cao hơn trong dịch ngoại bào (Cứ 3 ion Na+ được chuyển ra ngoài dịch mô thì có 2 ion K+ được chuyển trở lại dịch bào). Hoạt động 2 Tìm hiểu Điện thế hoạt động Quan sát đoạn phim sau: Em hiểu thế nào là điện thế hoạt động ? 1. Khái niệm: Khi bị kích thích tới ngưỡng, tính thấm của màng bị thay đổi, màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động. Cửa Na+ mở trong khoảnh khắc (1ms) Na+ tràn ồ ạt qua màng vào dịch bào gây mất phân cực rồi đảo cực: Trong tích điện (+) ; ngoài tích điện (-) Tiếp sau đó cửa K+ mở K+ tràn qua màng ra ngoài gây tái phân cực: Trong tích điện (-) ; ngoài tích điện (+). Quá trình biến đổi trên là quá trình hình thành điện động hay xung điện (Xung thần kinh). Lập lại trật tự ban đầu bằng cách phân phối lại ion Na+ và K+ giữa trong và ngoài màng nhờ bơm Na-K. Bơm Na - K Quan sát đồ thị Hình 28.3. Giải thích đồ thị ? Đồ thị điện thế hoạt động Lan truyền xung TK trên sợi trục không có bao Miêlin Lan truyền xung TK trên sợi trục có bao Miêlin Quan sát hình vẽ sau: So sánh về quá trình lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao Miêlin và sợi trục không có bao Miêlin ? Dọc theo sợi thần kinh Theo lối “Nhẩy cóc” Chậm (1m/s) Nhanh (100m/s) Nhiều ( Cho hoạt động của bơm Na-K) Ít (Do Bơm Na-K chỉ hoạt động ở eo Ranvie) Hoàn thành phiếu học tập sau Chú ý: Khi xung vừa đi qua thì màng bước vào giai đoạn trơ tuyệt đối, nên không tiếp nhận kích thích. Nếu kích thích ở giữa sợi thần kinh thì xung thần kinh truyền đi theo cả 2 chiều kể từ điểm xuất phát. Giải thích tại sao xung chỉ truyền theo 1 chiều trong hệ thần kinh ? Hoạt động 3 CỦNG CỐ Bài tập về nhà: Học bài theo câu hỏi sách giáo khoa. Đọc trước bài: Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.
File đính kèm:
- dien the nghi va dien the hoat dong.ppt