Bài giảng Tiết 25: Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thủơ nhỏ: Sinh ra ở Thăng Long.

9 tuổi mồ côi cha, 11 tuổi mồ côi mẹ.

10 năm lưu lạc sống ở quê vợ Thái Bình (1786 - 1796).

Về quê Hà Tĩnh (1796- 1802).

Làm quan cho nhà Nguyễn, đi sứ sang Trung Quốc (1813 - 1814).

1820 mất tại Huế.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 25: Truyện Kiều của Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25: Truyện Kiều của Nguyễn Du I. Tác giả Nguyễn Du 1. Cuộc đời - Em hãy cho biết tên chữ, biệt hiệu và quê quán Nguyễn Du? - Nguyễn Du (1765 -1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. - Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thông hiếu học. - Cuộc đời nhiều thăng trầm: Thủơ nhỏ: Sinh ra ở Thăng Long. 9 tuổi mồ côi cha, 11 tuổi mồ côi mẹ. 10 năm lưu lạc sống ở quê vợ Thái Bình (1786 - 1796). Về quê Hà Tĩnh (1796- 1802). Làm quan cho nhà Nguyễn, đi sứ sang Trung Quốc (1813 - 1814). 1820 mất tại Huế. -Tư chất: Là người học rộng biết nhiều. Am hiểu cả văn hóa dân tộc và văn hóa Trung Hoa. Có vốn sống phong phú, cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của nhân dân bằng tấm lòng nhân đạo lớn lao. 2. Sự nghiệp sáng tác * Thơ chữ Hán: (Gồm 3 tập với 243 bài). - Thanh Hiên thi tập. - Nam trung tạp ngâm. - Bắc hành tạp lục. * Chữ Nôm: - Truyện Kiều. - Văn chiêu hồn. “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi đau đớn đến đứt ruột... Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy” - Lời tựa “Truyện Kiều” - Mộng Liên Đường chủ biên. II. Truyện Kiều Dựa vào cốt truyện: “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) Nguyễn Du sáng tạo nên tác phẩm: “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu mới đứt ruột) sau thường gọi là: “Truyện Kiều”. 1. Nguồn gốc Truyện Kiều: 2. Tóm tắt tác phẩm Gồm 3254 câu lục bát chia thành 3 phần: - Gặp gỡ và đính ước. - Gia biến và lưu lạc. - Đoàn tụ. 3. Giá trị nội dung và nghệ thuật a. Giá trị nội dung: * Giá trị hiện thực: - Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo đương thời. - Số phận bất hạnh của con người đặc biệt là bi kịch người phụ nữ. * Giá trị nhân đạo: - Niềm cảm thương sâu sắc trước những số phận bi thảm của con người. - Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo. - Trân trọng, đề cao vẻ đẹp hình thức, phẩm chất, ước mơ, khát vọng của con người . b. Giá trị nghệ thuật: * Ghi nhớ (SGK Tr.80) - Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. -Nghệ thuật tả cảnh, tả người đạt đến mức độ bậc thầy. “Truyện Kiều là một tập văn chương rất hay, diễn được cả nhân tình thế cố, tả được cả mọi cảnh trong đời, mà chỗ nào văn chương cũng tao nhã, lí thú…là một tập văn chương đại trước tác của nước ta vậy”- Trần Trọng kim “ Ít nhà thơ nào trên thế gới có khả năng tạo được tiếng vang sâu đậm trong dân chúng của mình như Nguyễn Du ở Việt Nam. Truyện Kiều của ông là một cuốn sách kinh điển của văn chương Việt Nam nhưng là một thứ kinh điển mọi người đều biết, không có ai là ngoại lệ” ( Lời tựa Truyện Kiều bằng tiêng Pháp). Hướng dẫn về nhà 1. Tìm đọc tài liệu viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều. 2. Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. 3. Hãy tóm tắt tác phẩm theo 3 phần. 4. Soạn: “Chị em Thúy KIều”. “ … Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa…” Kiều gặp Kim Trọng “ Người quốc sắc, kẻ thiên tài Tình trong như đã mặt ngoài còn e” “ Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung ” Đoàn tụ

File đính kèm:

  • pptTiet 25 TRUYEN KIEU NDU.ppt