Bài giảng Tiết 25: Ca dao hài hước

Qua hai bài ca dao giúp học sinh thấy được tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh.

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao

ppt22 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 25: Ca dao hài hước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CA DAO HÀI HƯỚC * TIẾT 25 – ĐỌC VĂN MỤC TIÊU BÀI HỌC - Qua hai bài ca dao giúp học sinh thấy được tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh. - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao. I. Vài nét về ca dao hài hước. II. Đọc- hiểu văn bản. 1. Đọc 2. tìm hiểu văn bản a) Bài số 1 b) Bài số 2 3. Tổng kết III. Luyện tập củng cố. IV. Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới. CẤU TRÚC BÀI HỌC Cái cò lặn lội bờ ao, Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng? Chú tôi hay tửu hay tăm, Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. Ngày thì ước những ngày mưa, Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. - Bà già đi chợ Cầu Đông Hỏi thăm thầy bói lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. - Bống bồng cưỡi chồng đi chơi đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng. ………… Qua lời dẫn cưới, em hãy nêu nhận xét của mình về chàng trai trong bài ca dao này? Nêu nhận xét của em về vật thách cưới của cô gái? Vì sao cô lại thách cưới như thế? THÁCH THẾ MỚI THOẢ Em là con gái nhà giàu Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao Cưới em trăm tấm lụa đào Một trăm hòn ngọc, hai tám ông sao trên trời Tráp tròn dẫn đủ trăm đôi Ống thuốc bằng bạc ống vôi bằng vàng Sắm xe tứ mã đem sang Để quan viên họ nhà nàng đưa dâu Ba trăm nón Nghệ đội đầu Mỗi người một cái quạt Tàu xinh xinh Anh về sắm nhiễu Nghi Đình May chăn cho rộng ta, mình đắp chung Cưới em chín chỉnh mật ong Mười cót xôi trắng, mười nong xôi vò Cưới em tám vạn trâu bò Bảy ban dê lợn, chín vò rượu tăm Lá đa mặt nguyệt đêm rằm Răng nanh thằng Cuội, râu cằm Thiên Lôi Gan ruôi, mỡ muỗi cho tươi Xin chàng chín chục con dơi goá chồng Thách thế mới thoả tấm lòng Chàng mà lo được, thiếp cùng theo chân. Qua lời thách cưới, em hãy nêu nhận xét của mình về cô gái trong bài ca dao? Ý NGHĨA BÀI CA DAO Bài ca dao là tiếng cười tự trào thể hiện bản lĩnh, quan niệm sống của người bình dân: không mặc cảm với cái nghèo, tìm thấy niềm vui trong cái nghèo, vượt lên cái nghèo bằng cách thi vị hoá nó. - Làm trai cho đáng nên trai Một trăm đám cổ chẳng sai đám nào. - Làm trai cho đáng nên trai Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu. Làm trai cho đáng nên trai Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên Làm trai cho đáng nên trai Cửu Long đã trải, Đồng Nai đã từng GHI NHỚ Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao- tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào (tự cười mình) và tiếng cười châm biếm, phê phán- thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của người bình dân. III. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ 1. Bài tập 1: Nêu cảm nhận về lời thách cưới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”. Qua đó em thấy tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào? Tiếng cười tự trào của người lao động đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ: Người lao động xưa dù có cuộc sống nghèo nàn nhưng không đòi hỏi gì trong việc cưới hỏi. Điều đó chứng tỏ tình duyên của người bình dân không chỉ dựa trên sự giàu có mà ở lòng chung thuỷ, sự thông cảm với cảnh sống nghèo của nhau. Bài tập 2: Tại sao chàng trai không dẫn cưới bằng “ trâu, bò” mà lại dẫn cưới bằng “con chuột béo”: A. Vì chúng đều là “ thú bốn chân”. B. Vì họ nhà gái kiêng ăn “ trâu, bò”. C. Vì chàng trai nghèo. D. Cả A, B và C đều đúng. Bài tập 3: Chàng trai đã sử dụng lối nói nào để tạo nên tiếng cười hài hước? A. Lối nói khoa trương, phóng đại. B. Lối nói giảm dần , đối lập. C. Chi tiết hài hước. D. Cả A, B và C đều đúng. Bài tập 4: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng với ca dao hài hước: A. Tiếng cười tự trào trong ca dao vui vẻ, hồn nhiên. B. Tiếng cười châm biếm, phê phán trong ca dao sắc sảo, sâu rộng. C. Ca dao hài hước nói lên sự thông minh, hóm hỉnh và tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động cho dù cuộc sống của họ thời xưa còn nhiều vất vả, lo toan. D. Ca dao hài hước là những bài học về đối nhân xử thế. IV. Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới *Học thuộc lòng và nắm nộ dung, nghệ thuật của hai bài ca dao trên. Đặc biệt qua đó cần nêu được ý nghĩa của chúng. *Chuẩn bị: đọc thêm : Lời Tiễn Dặn - Tâm trạng của chàng trai diễn biến như thế nào trên đường tiễn người yêu về nhà chồng? - Tâm trạng cô gái( trong cảm nhận của chàng trai) diễn biến ra sao? -Phân tích những câu thơ, những chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ, hành động của chàng trai đối với cô gái khi anh ở lại nhà chồng cô? - Nêu ý nghĩa của văn bản? XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐẾN THĂM LỚP! KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ ĐẾN THĂM LỚP!

File đính kèm:

  • pptngu van(21).ppt
Giáo án liên quan