Chuyên đề Ứng dụng công nghệ thông tin trong một tiết ôn tập phần văn

Thời gian gần đây, việc ứng dụng CNTT vào dạy học không còn là điều xa lạ với đội ngũ thầy cô giáo chúng ta. Hầu hết các trường học đều đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ GV có trình độ về tin học và nối mạng Internet để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy trong nhà trường. Điều đó chứng tỏ tính ưu việt của CNTT trong việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

ppt26 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Ứng dụng công nghệ thông tin trong một tiết ôn tập phần văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG HÀ TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG Năm học 2008-2009 A- Đặt vấn đề Thời gian gần đây, việc ứng dụng CNTT vào dạy học không còn là điều xa lạ với đội ngũ thầy cô giáo chúng ta. Hầu hết các trường học đều đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ GV có trình độ về tin học và nối mạng Internet để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy trong nhà trường. Điều đó chứng tỏ tính ưu việt của CNTT trong việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Ở trường THCS Nguyễn Tri Phương, từ năm học 2003-2004, nhà trường đã ứng dụng CNTT vào giảng dạy một số môn học như: Lịch sử, Địa lí, Anh văn, Mĩ thuật, Âm nhạc, HĐNGLL .v.v. có hiệu quả cao. Và từ đó đến nay, nhà trường vẫn tiếp tục động viên, khuyến khích các thầy cô giáo tham gia giảng dạy giáo án điện tử cho các môn học còn lại. Năm học 2008-2009, Bộ GD&ĐT đã chọn chủ đề năm học là “Năm ứng dụng CNTT”. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng VỪA là thách thức đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là đối với các thầy cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn. Môn Văn, với đặc thù vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật- nghệ thuật sử dụng ngôn từ, cho nên nhiều người quan niệm dạy- học Văn chủ yếu là dùng ngôn ngữ, nếu dạy bằng thiết bị, máy móc CNTT sẽ làm mất đi chất văn vốn là đặc trưng riêng biệt của bộ môn này. Bên cạnh đó, lại có nhiều quan điểm cho rằng để cảm nhận đầy đủ và sâu sắc một tác phẩm, cần biết rõ bối cảnh lịch sử- xã hội, đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán của một dân tộc; cuộc đời và sự nghiệp của một tác giả; cảnh vật thiên nhiên ở nơi này, nơi khác, nước này, nước khác… được mô tả trong tác phẩm mà học sinh chưa hình dung rõ nét, thì sử dụng phương tiện nghe nhìn, soạn bài giảng điện tử đề chèn âm thanh, hình ảnh, tư liệu có liên quan đến tác phẩm một cách hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ là rất cần thiết để làm bài học sinh động hơn, thu hút được sự hứng thú của học sinh. Trên cơ sở đó, tổ Văn chúng tôi mạnh dạn chọn tiết dạy ôn tập phần Văn có ứng dụng CNTT làm chuyên đề để các thầy cô giáo dạy văn các trường cùng tham gia thảo luận về việc có hay không nên ứng dụng CNTT vào giảng dạy Ngữ văn B- Nội dung I- Quy trình thực hiện: Trước khi xây dựng chuyên đề “Ứng dụng CNTT trong một tiết ôn tập phần Văn”, tổ Văn chúng tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm một số tiết có ứng dụng CNTT như: tiết “Tổng kết về ngữ pháp” (Chuyên đề cấp trường năm học 2007-2008) do thầy giáo Hoàng Văn Niệm thể hiện; tiết thi GV dạy giỏi cấp Trường- bài “Em bé thông minh” của cô giáo Trần Thị Thanh Chung; và xây dựng tiết dạy thi GV dạy giỏi cấp Thị cũng của cô giáo Trần Thị Thanh Chung- bài “Lục Vân Tiên gặp nạn”. Sau các tiết dạy thử nghiệm đó, tổ chúng tôi đã bàn bạc, rút kinh nghiệm, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Ngữ văn. Với các phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn thì việc đưa các phần mềm PowerPoint và Violet vào bài dạy là có tác dụng rõ rệt và dễ ứng dụng. Riêng với phần Văn, thì việc ứng dụng CNTT gặp nhiều khó khăn hơn vì nó đòi hỏi người thầy ngoài năng lực sử dụng thành thạo vi tính, còn phải linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ truyền cảm của mình để giảng, để bình, tạo điểm nhấn cho tiết dạy, không bị sa vào một bài giảng điện tử thông thường. Từ thực tế đó, tổ Văn trường chúng tôi chỉ xin chọn một tiết ôn tâp văn học dân gian phần truyện để thể hiện. Bài dạy minh họa là tiết 1 của bài “Ôn tập truyện dân gian”- tiết 54, lớp 6 do cô giáo Trần Thị Thanh Chung thực hiện. Bài dạy này được thiết kế hoàn toàn bằng giáo án điện tử. Nếu một tiết dạy bình thường, người thầy dùng bảng đen phấn trắng để lưu nội dung kiến thức, dùng bảng phụ để làm các bài tập bổ trợ kiến thức, dùng tranh ảnh để minh họa thì trong tiết dạy bằng giáo án điện tử, tất cả những cái đó đều được thể hiện trên màn chiếu Ở bài dạy này, người dạy sau khi khởi động tiết học theo cách thông thường là ổn định HS, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, thì vừa dùng lời để dẫn dắt HS đi vào bài học, vừa click chuột vào các slide của phần mềm PowerPoint để nội dung từng phần của bài học được thể hiện trên màn hình, thay cho việc ghi bảng trước đây, vừa đỡ mất thời gian, vừa bao quát lớp dễ dàng hơn. Ví dụ khi dạy phần sơ đồ khái quát về các thể loại VHDG, GV trình chiếu sơ đồ để HS quan sát và nêu ý kiến bổ sung thể loại trong truyện dân gian như truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười Khi dạy phần ôn tập khái niệm về 2 thể loại truyện truyền thuyết và truyện cổ tích, GV vừa cho HS nhắc lại khái niệm,kể tên các truyện đã học (gồm 9 truyện) vừa trình chiếu trên màn hình phần kiến thức ghi bảng. Nếu dạy theo cách thông thường thì sẽ mất rất nhiều thời gian ghi bảng nhưng với giáo án điện tử thì sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Máy móc, phương tiện CNTT không phải để thay thế người thầy mà là người thầy sử dụng nó như một phương tiện công cụ trợ giúp cho bài giảng thêm linh hoạt và sinh động. Khi dạy phần “Những đặc điểm tiêu biểu của truyện truyền thuyết và truyện cổ tích”, GV yêu cầu HS thảo luận, phát phiếu học tập, phân công công việc cho từng nhóm đồng thời trình chiếu sơ đồ để sau khi học sinh thảo luận, từng nhóm trình bày, GV sẽ cho từng đặc điểm của mỗi thể loại hiện ra nhanh , gọn. Tiếp đó, đưa ra các slide minh họa cho các truyện đã học để HS nhận xét theo hướng dẫn của GV như: “Bánh chưng, bánh giầy”, “Thánh gióng”, “Cây bút thần”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh” Đến phần bài tập củng cố “Vui học-Học vui”, GV đưa ra các Slide phần mềm Violet làm BTTN rất sinh động khiến HS hết sức hứng thú, sôi nổi. Với một hệ thống tranh minh họa và BTTN phong phú như vậy, nếu không sử dụng các phần mềm vi tính thì không thể đưa hết vào bài dạy mà vẫn đảm bảo thời lượng được. Nhưng nếu không đưa vào thì bài giảng sẽ rất khô khan, kém hấp dẫn HS. II- Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện : 1/ Thuận lợi: Tiết kiệm được thời gian khi tiến hành các thao tác trên lớp. Đưa được một dung lượng kiến thức phong phú vào bài dạy mà vẫn đảm bảo được thời lượng trong một tiết học Hoạt động của người thầy nhẹ nhàng hơn, có nhiều thời gian để bao quát lớp. Nội dung kiến thức cơ bản vẫn được lưu ở màn chiếu và dễ dàng phóng to, thu nhỏ, cất đi hoặc đưa ra lại khi cần. HS có thái độ tích cực, say mê khi được học những tiết học này. 2/ Khó khăn: CSVC chưa đủ đảm bảo cho GV đưa vào giảng dạy tất cả các tiết học bình thường. Không phải tất cả các GV đều có thể sử dụng thành thạo vi tính. Mất nhiều thời gian và công sức để soạn bài. Nếu quá lạm dụng CNTT, tiết học sẽ biến thành một giờ biểu diễn máy, làm mất đi chất văn là nghệ thuật ngôn từ, như thế hiệu quả giảng dạy sẽ không còn. HS chưa quen với cách học mới, lúng túng trong việc ghi bài. C- Kết luận Nói tóm lại, ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ giúp GV tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc ghi bảng. Ngoài ra nó còn giúp GV sử dụng tốt các tư liệu bằng hình ảnh minh họa, tạo điều kiện để GV tổ chức cho HS học tập một cách hứng thú, chủ động. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy Văn. Hình thức dạy học này là một trong những cách hỗ trợ GV đổi mới PPDH song cũng không thể thay thế hoàn toàn vai trò chủ động, sáng tạo của GV trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức của HS. Đặc biệt, việc thiết kế nội dung bài dạy bằng PowerPoint tuy không quá khó đối với GV nhưng phải đòi hỏi một sự chuẩn bị công phu và mất nhiều thời gian. Việc sử dụng các ưu thế của CNTT là cần thiết nhưng phải kết hợp linh hoạt với PPDH truyền thống sao cho phù hợp vỚi điều kiện cụ thể, có hiệu quả và phát huy tốt tính tích cực, độc lập học tập của HS là giải pháp tốt nhất. Người thực hiện chuyên đề NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÀ

File đính kèm:

  • pptNGUVAN(52).ppt
Giáo án liên quan