ĐVĐ: Chúng ta đều biết Động vật biết di chuyển và tìm kiếm thức ăn, chạy trốn kẻ thù. Còn Thực vật thì không có khả năng đó. Vậy Thực vật tìm kiếm thức ăn như thế nào ? Phản ứng như thế nào trước các tác nhân từ môi trường ?
27 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng tiết 23: hướng động, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐVĐ: Chúng ta đều biết Động vật biết di chuyển và tìm kiếm thức ăn, chạy trốn kẻ thù. Còn Thực vật thì không có khả năng đó. Vậy Thực vật tìm kiếm thức ăn như thế nào ? Phản ứng như thế nào trước các tác nhân từ môi trường ? A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT Tiết 23: HƯỚNG ĐỘNG Mục tiêu bài học: Học sinh hiểu được rằng tuy thực vật có đời sống ở 1 vị trí cố định trên mặt đất cũng có các hình thức vận động hướng tới các nguồn dinh dưỡng. Nêu và giải thích được cơ chế các hình thức hướng động thường gặp ở Thực vật. Phân biệt được hướng động âm và hướng động dương. Học sinh biết liên hệ thực tế, ứng dụng 1 số biện pháp về hướng động. Rèn luyện 1 số kỹ năng: + Phân tích, so sánh, hoạt động nhóm. + Tư duy tổng hợp, khái quát. + Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. * Hoạt động 1: Tìm hiểu tính hướng động. Quan sát hình vẽ: Em rút ra nhận xét gì qua thí nghiệm trên ? Biểu hiện của cây trong thí nghiệm là gì ? Cây được chiếu sáng từ 1 phía Cây mọc trong tối hoàn toàn Cây được chiếu sáng từ mọi phía Nhận xét: Hiện tượng ở xô thí nghiệm thứ nhất (cây hướng về phía có kích thích) vừa rồi là thể hiện tính hướng động ở Thực vật. Em hiểu thế nào là tính hướng động ? Hướng động là hình thức phản ứng của 1 bộ phận của cây trước 1 tác nhân kích thích theo 1 hướng xác định. * Khái niệm: * Đặc điểm: Ở Thực vật không có hệ thần kinh, vậy sự vận động sinh trưởng là do yếu tố nào chi phối?Quá trình vận động nhanh hay chậm? - Vận động hướng động chậm và được điều tiết nhờ hoóc môn Thực vật. Nghiên cứu SGK: Phân biệt hướng động âm và hướng động dương ? - Vận động về phía tác nhân kích thích gọi là hướng động dương. - Vận động tránh xa tác nhân kích thích gọi là hướng động âm. Khi có bão, gió to Cây bị nghiêng về 1 phía. Đó có phải là hướng động hay không? Trả lời: Cây bị nghiêng khi có gió bão không phải là hướng động mà chủ yếu là do sức gió hoặc cây bị bật gốc thân nghiêng theo. Vậy tại sao lại có sự sinh trưởng không đồng đều ở 2 phía của cơ thể Thực vật trước các tác nhân kích thích ? 1 - Tính hướng đất (Hướng trọng lực) 2 - Tính hướng sáng 3 - Tính hướng nước 4 - Tính hướng hoá Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu hướng động Tuỳ theo tác nhân kích thích mà có kiểu hướng động tương ứng. Thực vật có nhiều kiểu hướng động, Trong bài hôm nay chỉ tìm hiểu 4 kiểu hướng động. Đó là: Em hãy nêu tên các kiểu hướng động ở Thực vật ? Căn cứ vào đâu lại được chia làm các kiểu hướng động đó ? (Ngoài ra còn: Hướng tiếp xúc, tính hướng nhiệt ...) 1. Tính hướng đất và hướng sáng: Nghiên cứu SGK – T.91,92 và hình vẽ 23.1; 23.2. Hoàn thành phiếu học tập sau: Phiếu học tập Đáp án phiếu học tập: Nguyên nhân gây ra sự phân bố auxin Về nguyên tắc điện sinh học phía khuất sáng tích điện dương còn phía chiếu sáng tích điện âm Phân tử auxin trong tế bào là ion mang điện âm phân bố về phía tích điện dương 2. Hướng nước: Quan sát hình 23.3: Trình bày thí nghiệm và nêu hiện tượng của rễ đối với sự có mặt của nước ? * TN: Gieo hạt vào chậu thủng lỗ hay trên lưới thép có bông ẩm, treo nghiêng. * Kết quả: Rễ có hình lượn sóng. Tại sao rễ có hình lượn sóng ? + Bình thường rễ, thân mọc đúng hướng khi hạt nẩy mầm. + Do bề mặt chậu và lưới thép có chỗ thủng nên rễ len qua để tìm nguồn nước sau đó rễ vẫn mọc đúng hướng. * Giải thích: Kết luận: Rễ Cây có tính hướng nước dương: Là phản ứng sinh trưởng của cây theo nguồn nước. + Nước đóng vai trò như tác nhân kích thích của môi trường dẫn đến phản ứng hướng nước. + Trong đất rễ vươn khá xa len lỏi vào các khe hở của đất hướng về phía nguồn nước để lấy nước. 3. Hướng hoá: TN: Đặt hạt nẩy mầm trên lưới sát mặt đất của 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1: Đặt vào giữa 1 bình xốp đựng phân bón. (Đạm, lân, kali ...) Chậu 2: Đặt vào giữa 1 bình xốp đựng hoá chất độc (arsenat, fluorua ..) * Kết quả: Chậu 1: Rễ phát triển và hướng về phía bình xốp chứa phân bón. Chậu 2: Rễ phát triển tránh xa các hoá chất độc hại. Em hãy rút ra kết luận về tính hướng hoá của Thực vật ? Kết luận: Rễ hướng tới nguồn chất cần thiết cho sự sống tế bào (hướng hoá dương). Rễ tránh xa hoá chất gây độc hại cho tế bào (hướng hoá âm). Tính hướng tiếp xúc - Thigmotropism Tính hướng tiếp xúc là những chuyển động, sinh trưởng của thực vật đáp ứng kích thích tiếp xúc Tua cuốn leo bám để cây sinh trưởng Lá của cây bắt mồi Như vậy thực vật có khả năng hướng động dương hoặc âm đối với 1 kích thích nhất định. Vậy khả năng trên có ý nghĩa gì đối với đời sống của cơ thể Thực vật ? * Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò hướng động trong đời sống Thực vật. Các kiểu hướng động có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống Thực vật ? Trong sản xuất cần có biện pháp kỹ thuật nào để cây trồng phát triển ? Vai trò: Các kiểu hướng động giúp cây thích ứng với sự thay đổi của điều kiện môi trường để sinh trưởng và phát triển. Ứng dụng trong sản xuất: + Tưới nước và bón phân hợp lý tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển. + Mật độ cây trồng phù hợp. + Không lạm dụng hoá chất độc hại với cây trồng. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Hướng động của cây có liên quan tới: A. Các nhân tố môi trường. Sai Đúng D. Sự phân giải sắc tố. C. Sự đóng khí khổng. B. Thay đổi hàm lượng axít Nuclêíc. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Tốc độ cảm ứng của động vật so với cảm ứng của thực vật như thế nào ? C. Diễn ra chậm hơn nhiều. Sai Đúng D. Diễn ra ngang bằng. A. Diễn ra chậm hơn 1 chút. B. Diễn ra nhanh hơn. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Hướng sáng dương của thân, cành cây có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây ? C. Giúp cây hút được nước cùng các chất khoáng. Sai Đúng D. Giúp cho rễ mọc vào trong đất. A. Giúp cây tìm đến nguồn sáng để QH B. Giúp cây hô hấp tốt. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Vận động định hướng xẩy ra có sự tham gia của ? C. Auxin. Sai Đúng D. Etylen. A. Giberelin B. Xitôkinin. Bài tập về nhà: Học bài theo câu hỏi SGK. Đọc phần đóng khung (SGK) Xem trước bài: ỨNG ĐỘNG
File đính kèm:
- huong dong(1).ppt