Bài giảng Tiết 20: Tập làm văn- Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Khi nào con người ta có nhu cầu biểu cảm?

Khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được

ppt23 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 20: Tập làm văn- Tìm hiểu chung về văn biểu cảm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 20 Tìm hiểu bài. B. Bài học. Nhu cầu biểu cảm của con người và văn biểu cảm. 1. Nhu cầu biểu cảm. - Khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được. Khi nào con người ta có nhu cầu biểu cảm? Người ta thường biểu cảm bằng cách nào? Có nhiều cách biểu cảm khác nhau (ca, hát, vẽ tranh, nhảy múa, đánh đàn, thổi sáo, sáng tác văn nghệ….). Văn biểu cảm chỉ là một trong vô vàn những cách biểu cảm của con người. Tìm hiểu bài. 1. Ví dụ 1 (trang 71 –sgk) B. Bài học. Nhu cầu biểu cảm của con người và văn biểu cảm. 1. Nhu cầu biểu cảm. 2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm. Đọc câu ca dao sau: Thương thay con cuốc giữa trời Dẫu kêu ra máu có người nào nghe. Tìm hiểu bài. Ví dụ 1 (trang 71 –sgk) Tiếng than về nỗi khổ cực oan trái của người dân trong xã hội cũ. => Người đọc đồng cảm, xót thương …và căm ghét XH PK xấu xa… 2. Ví dụ 2: (trang 72- sgk). - Đoạn 1: Trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ qua thư. - Đoạn 2: Mượn tiếng hát để bày tỏ TY quê hương B. Bài học. Nhu cầu biểu cảm của con người và văn biểu cảm. 1. Nhu cầu biểu cảm. 2. Văn biểu cảm. a. Khái niệm: Là văn bản biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người về một thế giới xung quanh => khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. b. Các thể loại: Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình gồm nhiều thể loại: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, văn xuôi, tuỳ bút…. c. Cách biểu cảm: 2 cách - Trực tiếp: dùng những từ ngữ trực tiếp gọi ra tình cảm ấy như tiếng kêu, lời than. Gián tiếp: thông qua tự sự và miêu tả. Đọc bài ca dao sau: Anh đi anh nhớ quê nhà. Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương, Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Tìm hiểu bài. Ví dụ 1 (trang 71 –sgk) Tiếng than về nỗi khổ cực oan trái của người dân trong xh cũ. => Người dọc đồng cảm, xót thương …và căm ghét XH PK xấu xa… 2. Ví dụ 2: (trang 72- sgk). - Đoạn 1: Trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ qua thư. Đoạn 2: Mượn tiếng hát để bày tỏ TY quê hương Tình cảm chân thành, lời văn giàu cảm xúc, gợi sự liên tưởng. B. Bài học. Nhu cầu biểu cảm của con người và văn biểu cảm. 1. Nhu cầu biểu cảm. 2. Văn biểu cảm. a. Khái niệm: Là văn bản biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người về một thế giới xung quanh => khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. b. Các thể loại: Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình gồm nhiều thể loại: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, văn xuôi, tuỳ bút…. c. Cách biểu cảm: 2 cách - Trực tiếp: dùng những từ ngữ trực tiếp gọi ra tình cảm ấy như tiếng kêu, lời than. - Gián tiếp: thông qua tự sự và miêu tả. d. Yêu cầu:- Biểu cảm là chính. - Tình cảm đẹp, mang tính nhân văn - Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh. II. GHI NHỚ - Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc. Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình; bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút…. Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác…) Ngoài cách biểu hiện trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm. C. LUYỆN TẬP Bài 1: Đoạn a: Định nghĩa về hoa hải đường dưới góc độ khoa học nên không có sắc thái biểu cảm => Không phải là văn biểu cảm. Đoạn b: Kể và tả về hoa hải đường nhằm biểu hiện và khêu gợi tình cảm yêu hoa. Yêu hoa hải đường cũng là yêu những cái quen thuộc, dân dã, đằm thắm trong cuộc sống của con người Đoạn văn vừa biểu cảm trực tiếp lại vừa gián tiếp (thông qua tự sự và miêu tả). Bài 2: - Hai bài thơ đều biểu cảm trực tiếp tư tưởng, tình cảm của tác giả mà không thông qua một phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện nào cả. - Nội dung biểu cảm của từng bài thơ: + “Phò giá về kinh”: Cảm xúc dồn nén trong ý tưởng thể hiện niềm tự hào và khát vọng hoà bình. + “ Nam quốc sơn hà”: Cảm xúc được thể hiện qua giọng thơ đanh thép khẳng định chủ quyền lãnh thổ và quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. 1. Bài ca dao trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm 2. Nếu phương thức biểu đạt chính là biểu cảm thì nội dung biểu cảm của bài ca dao trên được thể hiện theo cách nào? Trực tiếp B. Gián tiếp C. Vừa trực tiếp vừa gián tiếp. 3. Hãy nêu nội dung biểu cảm trong bài ca dao trên. 4. Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca này. 5. Tìm những câu ca dao hoặc những vần thơ có nội dung tương tự với bài ca dao trên. Trả lời câu hỏi HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Học thuộc phần ghi nhớ (sgk) Ghi lại những cảm xúc của con sau khi xem đoạn phim về Sa Pa Sưu tầm 1 số đoạn thơ, đoạn văn biểu cảm hay. Soạn bài: Đặc điểm văn biểu cảm. Nạn nhân còn sống sót sau thảm hoạ bom nguyên tử tại Hiroshima - Nhật Bản năm 1945 Áo dài và nón Huế Tình riêng xứ Huế

File đính kèm:

  • pptTim hieu chung ve van bieucam.ppt
Giáo án liên quan