Bài giảng Tiết 123: Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

Hà nội có cầu Long Biên

Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng

Tàu xe đi lại thong dong

Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi

Có thể nói, cầu Long Biên là hình ảnh thân thuộc của người Hà Nội và là chứng

nhân lịch sử. Để hiểu rõ hơn điều đó, chúng ta hãy tìm hiểu bài Cầu Long Biên

- Chứng nhân lịch sử của Thúy Lan.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 123: Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về đất nước, con người qua các truyện và kí đã học. Yêu cầu trả lời: Mỗi miền quê trên đất nước ta cũng như các quốc gia trên thế giới đều có những cảnh đẹp rất đáng yêu, cần được bảo vệ. Ai cũng có lòng yêu quê hương đất nước, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu. Khi đất nước lâm nguy lại đứng lên đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Đó là những con người có lối sống lành mạnh, trong sáng, có những phẩm chất cao đẹp: ngay thẳng, thủy chung, giàu ân nghĩa rất đáng cho chúng ta học tập và làm theo. Hà nội có cầu Long Biên Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng Tàu xe đi lại thong dong Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi … Có thể nói, cầu Long Biên là hình ảnh thân thuộc của người Hà Nội và là chứng nhân lịch sử. Để hiểu rõ hơn điều đó, chúng ta hãy tìm hiểu bài Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử của Thúy Lan. Tiết 123: CẦU LONG BIÊN – CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ Thực hiện: LÊ ANH CHỚI THCS Phan Chu Trinh, T.P Buôn Ma Thuột,tỉnh Đăk Lăk I/ ĐỌC, HIỂU CHÚ THICH 1/ Tác giả, tác phẩm: chú thích* sách giáo khoa/ 125+126 2/ Hiểu nghĩa từ: chú thích sách giáo khoa trang 126. II/ ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN 1/ Đọc văn bản: Đọc thong thả, rõ ràng, lưu loát. 2/ Hiểu văn bản: Câu hỏi: Bài văn có thểc hia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn. Bố cục. ba đoạn: - Từ đầu … “ Thủ đô Hà Nội”: Nêu vấn đề: Câu Long Biên – Chứng nhân lịch sử. Tiếp … “ vững chắc”: chứng minh cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử. Còn lại: Cảm nghĩ về câu Long Biên. III/ PHÂN TÍCH 1/ Những hiểu biết về câu Long Biên trong đoạn văn từ“ Cầu Long Biên …quá trình làm cầu”: Câu hỏi: Em biết được gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình làm cầu? So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn đọc thêm ( dưới đây ) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm về qui mô và tính chất của cầu Long Biên? Yêu cầu trả lời: Cầu Long Biên dài 2. 990m, nặng 17.000 tấn, được xây dựng theo kĩ thuật tiên tiến nhất cuối thế kỉ XIX bằng mồ hôi và hàng ngàn sinh mạng của người Việt Nam. Cầu Long Biên nhỏ hơn cầu Thăng Long. Cầu Chương Dương hoàn tòa do kĩ sư và công nhân Việt Nam đảm nhiệm. Cầu Đu-me do Pháp xây dựng năm1898 2/ Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử. a/ Những cảnh vật, sự việc gắn liền với cầu Long Biên được ghi lại. Câu hỏi: Đọc đoạn văn từ năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai , vũng chắc. a/ Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những gì về lịch sử? Cảm tử quân đánh xe tăng địch a/ Những cảnh vật, sự việc được ghi lại: Cầu Long Biên được đưa vào sách giáo khoa cùng bài thơ cho học sinh hoc. Cảnh bãi mía,nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm. Cảnh Hà Hội lên đèn gợi bao quyến rủ, khao khát. Sự việc bộ đội, nhân dân Hà Nội bí mật ra đi kháng chiến vào mùa thu 1946 với bản nhạc “ Ngày trở về”. Đế quốc Mỹ ném bom làm cầu rách nát vẫn đứng hiên ngang trên sông. Chiếc cầu như chiếc võng đung đưa vững chắc giữa dòng nước lũ. Cầu Long Biên gắn bó với người Hà Nội trong mọi hoàn cảnh là biểu tượng khí phách hiên ngang của người Hà Nội. Việc trích bài Ngày trở về gợi lại hình ảnh Hà Nội bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946 – 1954 ) với niềm tin chiến thắng mãnh liệt. Tình cảm của tác giả cũng được thể hiện rõ hơn trong lời kể. b/ Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử. câu hỏi: Vì sao tác giả đặt tác giả đặt tên cho bài văn là câu Long Biên là chứng nhân lịch sử?Có thể thay từchứng nhân bằng từ chứng tích được không? Tác giả đặt tên cho bài văn Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử, vì tác giả coi cầu Long Biên như con người: được sinh ra, gắn liền từng giai đoạn lịch sử,chứng giám mọi biến cố của lịch sử.Cách gọi như vậy làm tăng giá trị bài văn, thể hiện tình cảm gắn bó với cầu.Không thể thay bằng từ chứng tích, chứng tích là vết tích để lại. Ý nghĩa của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng. Cầu Long biên cũng như một con người có đời sống sống động, phải trải qua nỗi đau thương nhưng rất anh dũng. Nêu ý nghĩa của các tính từ: sống động,đau thương, anh dũng. c/ Nghệ thuật so sánh ở câu kết bài văn. câu hỏi: Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhip cầu vô hình nối những con tim? Có sự so sánh đó là vì giữa hai sự vật có sự giống nhau là sự nối liền. Từ hình ảnh cụ thể chiếc cầu nối liền hai bờ sông, tác giả liên hệ đến việc nối liền tình cảm của khách tham quan với đất nước ta. Hình ảnh này tăng giá trị biểu cảm cho bài văn. IV/ TỔNG KẾT: ( Ghi nhớ sách giáo khoa trang 128) Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội . Một thời đạn bom, một thời hòa bình... V/ LUYỆN TẬP: Câu hỏi: Tìm ở địa phương em ( phạm vi có thể là xã, huyện, tỉnh ) những di tích nào là chứng nhân lịch sử của địa phương? Các di tích lịch sủ ởđịa phương được xem là chứng nhân lịch sử của Đăk Lăk: Đình Lạc giao Nhà đày Buôn Ma Thuột Cầu 14 Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột Hướng dãn học ở nhà: Đọc lại bài văn, nắm chắc phần phân tích, học thuộc ghi nhớ sgk/128. Soạn bài: Viết đơn. Bức thư của người da đỏ.

File đính kèm:

  • pptNgu van 6(21).ppt