I. Bài học :
1. Công dụng của dấu gạch ngang:
Ví dụ:
a. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – Mùa xuân của Hà Nội thân yêu.
(Vũ Bằng)
b. Có người khẽ nói:
– Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt gắt rằng:
– Mặc kệ!
(Phạm Duy Tốn)
c. Dấu chấm lửng được dùng để:
– Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết;
– Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
– Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
(Tiếng Việt7, tập hai)
d. Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.”
(Nguyễn Ái Quốc)
19 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 122: dấu gạch ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN : NGỮ VĂN GV : Trần Thị Nhật Linh KIỂM TRA BÀI CŨ Hãy nêu rõ công dụng của dấu chấm lửng trong những câu sau : a) Gần cuối bưa ăn, Nguyên bảo tôi : - Chị ơi, em … em. ( Thùy Linh) b) Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục, … đều do nó tự chế. ( Tạ Duy Anh) KIỂM TRA BÀI CŨ Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong những trường hợp sau : a) Ngôn ngữ của người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê ; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. b) Những cu li kéo xe phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng ; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm ; Những xâu lạp xưởng lửng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm ; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời ; … ( Nguyễn Ái Quốc) Tiết 122: DÊu g¹ch ngang I. Bài học : 1. Công dụng của dấu gạch ngang: Ví dụ: a. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – Mùa xuân của Hà Nội thân yêu... (Vũ Bằng) b. Có người khẽ nói: – Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mặt gắt rằng: – Mặc kệ! (Phạm Duy Tốn) c. Dấu chấm lửng được dùng để: – Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết; – Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; – Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. (Tiếng Việt7, tập hai) d. Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.” (Nguyễn Ái Quốc) I.Bài học : 1. Công dụng của dấu gạch ngang: Ví dụ: a. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – Mùa xuân của Hà Nội thân yêu […] (Vũ Bằng) => Đứng giữa câu đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích. Ví dụ: b. Có người khẽ nói: – Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mặt gắt rằng: – Mặc kệ! (Phạm Duy Tốn) => Đứng đầu dòng, đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. I.Bài học : 1. Công dụng của dấu gạch ngang: Ví dụ: c. Dấu chấm lửng được dùng để : – Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết; – Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; – Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. ( Ngữ văn 7, tập hai) => Đứng đầu dòng, đặt đầu các ý liệt kê. I.Bài học : 1. Công dụng của dấu gạch ngang: Ví dụ: d. Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể. ( Nguyễn Ái Quốc) => Nối các từ nằm trong một liên danh (tên ghép). I.Bài học : 1. Công dụng của dấu gạch ngang: Dấu gạch ngang có những công dụng sau: – Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; – Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhận vật hoặc để liệt kê; – Nối các từ nằm trong một liên danh. I.Bài học : 1. Công dụng của dấu gạch ngang: Bài tập áp dụng : Nêu tác dụng của dấu gạng ngang trong các ví dụ sau: a. Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa. b. -Thưa cô, em không dám nhận… em không được đi học nữa. - Sao vậy ? Cô Tâm sửng sốt. c. Nơi nhận: - Các giáo viên chủ nhiệm - Các lớp. - Lưu văn phòng. d. - Liên doanh Việt – Nga. - Thời kì 1930 – 1945. 2. Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối: Ví dụ: “Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.” ( Nguyễn Ái Quốc) Ra-đi-ô, Vi-ô-lông... => Là dấu chính tả, viết ngắn hơn. =>Là dấu câu, viết dài hơn. 2. Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối: Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối: – Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. – Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. a.Mùa xuân của tôi – mùa xuân của Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... (Vũ Bằng) b. – Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! – Một chú bé con thầm thì. – Ồ! Cái áo dài đẹp chửa! – Một chị con gái thốt ra. (Nguyễn Ái Quốc) c. Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ. d. Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. II. Luyện tập: Bài 1: Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong các câu sau: Bài 1: Công dụng của dấu gạch ngang : a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân của Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... (Vũ Bằng) => Đặt giữa câu đánh dấu bộ phận chú thích. b. – Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! – Một chú bé con thầm thì. – Ồ! Cái áo dài đẹp chửa! – Một chị con gái thốt ra. (Nguyễn Ái Quốc) => Đánh dấu lời nói của nhân vật và bộ phận chú thích trong câu. c. Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ. => Nối các từ trong một liên danh. d. Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. => Nối các liên số. II. Luyện tập: Bài 2: “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren...” (An-phông-xơ Đô-đê) III. Luyện tập: Nêu công dụng của dấu gạch nối trong ví dụ sau: => Nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài Cho đoạn văn sau: “ Bà cụ Lềnh - mẹ bác Năm - chạy ra săn đón hỏi công việc làm ăn ra sao. Bác chán nản đáp: - Thì cũng như ở nhà chứ gì mà bu phải hỏi rối.” ( Theo Đinh Hiếu) a.Dấu gạch ngang trong đoạn văn trên dùng để làm gì? b.Có thể thay dấu gạch ngang bằng dấu phẩy không? Vì sao? III. Luyện tập III.Luyện tập: a. Cụng dụng của dấu gạch ngang: + Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. + Đặt đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. b.Thay dấu gạch ngang bằng dấu phẩy : “ Bà cụ Lềnh, mẹ bác Năm, chạy ra săn đón hỏi công việc làm ăn ra sao. Bác chán nản đáp : – Thì cũng như ở nhà chứ gì mà bu phải hỏi rối.” => Không nên dùng dấu phẩy để đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích vì có thể khiến người đọc hiểu lầm là có hai người (bà cụ Lềnh và mẹ bác Năm) chạy ra săn đón hỏi công việc làm ăn. Phân biệt sự khác nhau giữa dấu gạch ngang và dấu gạch nối ? - Học thuộc ghi nhớ. - Làm bài tập còn lại. - Soạn ôn tập Tiếng Việt: + Các kiểu câu đơn. + Các loại dấu câu. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
File đính kèm:
- Tiet122Dau gach ngang nhat linh.ppt