Những tình cảm, những thái độ được thể
hiện trong các bài ca dao đã học là:
Tình cảm gia đình: yêu kính, biết ơn ông,
bà, cha, mẹ, tình cảm anh em ruột thịt.
Tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Thương cho số phận người nghèo khổ,
phê phán xã hội phong kiến bất công.
Châm biếm thói hư, tật xấu, hủ tục lạc hậu.
16 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 120+ 121: Ôn tập văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 120+ 121: ÔN TẬP VĂN HỌC Lê Anh Chới - THCS Phan Chu Trinh- BMT I/ ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁC LOẠI VĂN BẢN ĐÃ HỌC Ca dao, dân ca Chú thích* trang 35.T1 Thơ Trữ tình Ghi nhớ Bài 16 Tr.182 Tập1 Thơ Thất ngôn tứ tuyệt Chú thích* sgk/63 Tập 1 Thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt Chú thích* sgk/63 Tập1 Thơ Thất ngôn bát cú Chú thích* sgk/ 102 Tập1 Thơ Lục bát Chú thích* sgk Tr.156 Tập1 Thơ Song thất lục bát Chú thích* Tr. 92 Tập1 Tục ngữ Chú thích* sgk/3 Tập2 Phép tương phản Sgk Tr.81 Tập2 Tăng cấp Tả từ thấp lên cao. II/ TÌNH CẢM, THÁI ĐỘ THỂ HIỆN TRONG CÁC BÀI CA DAO Câu hỏi: Những tình cảm,những thái độ thểhiện trong cácbài ca dao, dân ca đã học là gì? Những tình cảm, những thái độ được thể hiện trong các bài ca dao đã học là: Tình cảm gia đình: yêu kính, biết ơn ông, bà, cha, mẹ, tình cảm anh em ruột thịt. Tình yêu quê hương, đất nước, con người. Thương cho số phận người nghèo khổ, phê phán xã hội phong kiến bất công. Châm biếm thói hư, tật xấu, hủ tục lạc hậu. III/ KINH NGHIỆM, THÁI ĐỘ CỦA NHÂN DÂN TRONG TỤC NGỮ Câu hỏi: Các câu tục ngữ đã được học thể hiện những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất,con người và xã hội như thế nào? Kinh nghiệm, thái độ của nhân dân thể hiện qua các câu tục ngữ: Nhìn hiện tượng thiên nhiên để dự báo thời tiết, chủ động trong cuộc sống; phòng chống thiên tai, bảo vệ tính mạng, tài sản. - Y+êu quí đất, yêu quí lao động, yêu quí con người. Ý chí xây dựng bảo vệ và xây dựng quốc gia đôc lập, tự chủ, vững bền. Đề cao giá trị con người và những truyền thống tốt đẹp của toàn dân tộc. IV/ TƯ TƯỞNG TÌNH CẢM TRONG THƠ TRỮ TÌNH ĐÃ HỌC Câu hỏi: Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc ( thơ Đường ) đã được học là gì? Lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước,con người. 2. Ý chí bảo vệ và xây dựng quốc gia tự chủ vững bền. 3. Lòng nhân đạo cao cả, phê phán tội ác chiến tranh. 4. Tình bạn trong sáng, cao cả. 5. Khao khát tự do. 6. Ước mơ về một thế giới đại đồng. …….. V/ GIÁ TRỊ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TÁC PHẨM Hãy lập bảng thống kê về giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi theo mẫu sau: VI/ PHÁT BIỂU VỀ SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp – đẹp từ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày đến các tác phẩm văn học nghệ thuật: Ví dụ: “ Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”. ( Ca dao ) “ Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng” ( Kiều - Nguyễn Du ) Tiếng Việt đẹp vì có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu, khiến người Việt nói mà nghe như hát. Dựa vào bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt kết hợp với việc học các tác phẩm văn học Việt, hãy phát biểu suy nghĩ về tiếng Việt. Tiếng Việt là một thứ tiếng hay có khả năng giúp con người diễn tả mọi điều suy nghĩ, mọi tâm tư tình cảm bằng nhiều cách nói khác nhau và ngày càng phát triển: Ví dụ: - Khi bày tỏ nỗi nhớ ông bà: “ Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”. ( Ca dao ) - Lúc thể hiện thân phận đắng cay của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, người ta có thể sử dụng nhiều cách diễn dạt khác nhau: “ Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?” ( Ca dao ) Có khi lại diễn đạt bằng hình tượng chiếc bánh trôi nước trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương hay bằng một vở chéo như Quan Âm Thị Kính, hoặc bằng tác phẩm văn xuôi như truyện Người con gái Nam Xương ( Nguyễn Dữ ). …………… VII/ PHÁT BIỂU VỀ Ý NGHĨA CỦA VĂN CHƯƠNG Nguồn gốc của văn chương là lòng thương người, rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. Ví dụ: - Những câu hát than thân ra đời là xuất phát từ lòng yêu thương những con người nghèo khổ trong xã hội phong kiến. “ Thương thay con cuốc giữa trời Dẫu kêu ra máu có người nào nghe” ( Ca dao ) - Xuất phát từ lòng yêu thương những trẻ thơ vô tội, anh em phải chia lìa nhau mà Khánh Hoài viết nên truyện ngắng Cuộc chia tay của những con búp bê. …………………….. Dựa vào bài Ý nghĩa của văn chương, kết hợp với việc học các tác phẩm văn học, hãy phát biểu về ý nghĩa của văn chương. Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng: Không khí ngày khai trường trong tâm trạng người mẹ trẻ ( Cổng trường mở ra – Lí Lan ) Cảnh Bác Hồ đang làm việc dưới trăng để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở núi rừng Việt Bắc ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng – Hồ Chí Minh ). Cảnh lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và tinh thần đoàn kết chống lũ, bảo vệ xóm làng của người xưa ( Sơn Tinh, Thủy Tinh) Lòng yêu nước, quyết tâm tiêu diệt giặc để bảo vệ quốc gia độc lập ( Thánh Gióng, Sông núi nước Nam ) Cảnh trẻ thơ vô tội phải chia lìa nhau ( Cuộc chia tay của những con búp bê ) Nỗi khổ của những thân phận nghèo khổ trong xã hội phong kiến ( Những câu hát than thân, bánh trôi nước ) Chiến tranh phong kiến và nỗi đau của người chinh phụ ( Sau phút chia li ). Nỗi cô đơn, buồn vắng giữa núi đèo hoang vu của Bà Huyện Thanh Quan ( Qua Đèo Ngang ) ……………………. Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. - Văn chương rèn cho ta những tình cảm ta sẵn có: + Tình cảm gia đình: Những câu hát về tình cảm gia đình, Cổng trường mở ra, Mẹ tôi … + Tình yêu quê hương, đất nước, con người: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người, lòng yêu nước, Buổi học cuối cùng … + Lòng kính yêu lãnh tụ: Đêm nay Bác không ngủ + Tình cảm bạn bè trong sáng không vụ lợi ( Bạn đến chơi nhà ) + Lòng yêu thương những con người nghèo khổ ( Những câu hát than thân, Bánh trôi nước, cuộc chia tay của những con búp bê. Quan Âm Thị Kính …). + Căm ghét cái xấu, cái ác, đề cao cái thiện, cái đẹp: Thạch Sanh,Cây bút thần,Những câu hát châm biếm …) Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có như ước mơ về một thế giới đại đồng: Bài học đường đời đầu tiên, Ngôi nhà tranh bị gió thu phá. - …. …….. VIII/ HỌC VĂN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Không tách riêng văn bản, tiếng Việt, Tập làm văn mà kết hợp giữa các phân môn trong môn Ngữ văn.Học tốt các văn bản để nắm được cách tạo lập các loại văn bản trong phân Tập làm văn và các ngữ liệu được sử dụng để phân tích rút ra các khái niệm trong phần tiếng Việt. Học tốt phần Tập làm văn và tiếng Việt lầm công cụ phân tích văn bản. Ví dụ: - Vận dụng kiến thức, kĩ năng tạo lập văn bản tự sự được học ở lớp 6 để phân tích các truyện được học ở lớp 7. - Học tốt các văn bản thuộc thể loại chứng minh để làm cơ sở cho việc làm một bài văn nghị luận chứng minh trong phần Tập làm văn ở lớp 7 …. Trên cơ sở kiến thức được học ở bài trước, lớp trước để học bài mới ở mức độ kiến thức cao hơn. Ví dụ: Trên cơ sở kiến thức đã học về văn bản tự sự ở lớp 6 để phân tích, đánh giá các văn bản tự sự ở lớp 7; trên cơ sở các kiến thức về từ câu được học ở bậc Tiểu học để học các kiến thức về từ, câu ở lớp 6 … HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: Lập bảng thống kê tên các văn bản, tên tác giả được học trong chương trình lớp 7. Thuộc các định nghĩa về các thể loại. Nắm chắc phần đã được ôn tập. Tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán – Việt trong bảng các yếu tố Hán – Việt sgk/ 151 – 156. Soạn bài dấu gạch ngang và bài ôn tập tiếng Việt. Chúc các em thành công
File đính kèm:
- Ngu van 7(33).ppt