Bài giảng Tiết 101: Hoán dụ

Câu 1: Ẩn dụ là gì? Có những kiểu ẩn dụ nào? Cho ví dụ?

Câu 2: Hãy phát hiện ra phép ẩn dụ trong câu thơ sau, chỉ ra tác dụng của nó?

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.”

 

ppt26 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 101: Hoán dụ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài cũ: Câu 1: Ẩn dụ là gì? Có những kiểu ẩn dụ nào? Cho ví dụ? Câu 2: Hãy phát hiện ra phép ẩn dụ trong câu thơ sau, chỉ ra tác dụng của nó? “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.” Tiết 101 HOÁN DỤ I. Hoán dụ là gì? Ví dụ: “Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên” ( Tố Hữu) ? Áo nâu và áo xanh, nông thôn và thị thành gợi cho em liên tưởng đến những ai? 2. Nhận xét: áo nâu chỉ người nông dân áo xanh chỉ người công nhân - nông thôn chỉ những người sống ở nông thôn thị thành chỉ những người sống ở thành thị ? So sánh cách diễn đạt ở ví dụ 1 với cách diễn đạt sau: “Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở các thành phố đều đứng lên.” ? Vậy, hoán dụ là gì? Tác dụng của nó?  Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. II. Các kiểu hoán dụ: 1. Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. ( Hoàng Trung Thông) b) Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. ( Ca dao ) c) Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè. ( Tố Hữu ) ? Bàn tay gợi cho em liên tưởng đến sự vật nào? Đó là mối quan hệ gì? 2. Nhận xét: a) Bàn tay ta: bộ phận cơ thể người, công cụ đặc biệt để lao động ( khả năng sáng tạo của sức lao động ) bộ phận và toàn thể ? Một và ba gợi cho em liên tưởng đến cái gì? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào? b) Một ( số lượng ít ) và ba ( số lượng nhiều )  số lượng cụ thể và số lượng vô hạn. ? Đổ máu gợi cho em liên tưởng đến sự kiện gì? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào? c) Đổ máu: dấu hiệu thay cho sự hi sinh mất mát nói chung, đây là ngày Huế nổ ra chiến sự quan hệ dấu hiệu của sự vật - sự vật. ? Trở lại ví dụ mục I, những ví dụ đó thuộc kiểu hoán dụ nào? - áo nâu chỉ người nông dân áo xanh chỉ người công nhân  lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật nông thôn chỉ những người sống ở nông thôn thị thành chỉ những người sống ở thành thị  lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng Bài tập nhanh: Xác định và chỉ rõ phép hoán dụ trong khổ thơ: “Em đã sống bởi vì em đã thắng! Cả nước bên em, quanh giường nệm trắng, Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa, Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa…” ( Tố Hữu ) Phép hoán dụ: Cả nước Quan hệ: vật chứa đựng ( cả nước) và vật bị chứa đựng (nhân dân Việt Nam sống trên đất nước Việt Nam) III. Luyện tập: BT1: Xác định các phép hoán dụ và kiểu quan hệ được sử dụng: a) Làng xóm: chỉ nhân dân sống trong làng xóm Quan hệ: lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. b) Mười năm: thời gian trước mắt, cụ thể. Trăm năm: thời gian lâu dài, trừu tượng hơn mười năm. Quan hệ: lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. c) Áo chàm: chỉ người dân Việt Bắc. Quan hệ: lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d) Trái Đất: chỉ loài người sống trên Trái Đất. Quan hệ: lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. BT2: So sánh hoán dụ với ẩn dụ: Dặn dò: - Về nhà học bài, làm bài tập 3. - Chuẩn bị tiết sau tập làm thơ bốn chữ. BUỔI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC, CHÚC CÁC EM HỌC GIỎI, CÁC THẦY CÔ GIÁO CÔNG TÁC TỐT!

File đính kèm:

  • pptHoan du(4).ppt
Giáo án liên quan