Bài giảng Tiếng Việt, tiết 41 Bài: Danh từ (tiếp theo)

Dựa vào những kiến thức đã học ở tiểu học hãy điền các

danh từ trong câu sau vào bảng phân loại?

Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên

Vương và lập đền thờ ngay ở làng Gióng, nay thuộc

xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

(Theo Thánh Gióng)

 

ppt7 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiếng Việt, tiết 41 Bài: Danh từ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt, tiết 41 Bài: Danh từ (tiếp theo) A. Bài cũ Trong các từ: Tranh, ảnh, đi, chạy, cười, nói, ếch, giếng, nón, lá, miếng, tấm, cái, con, chiếc từ nào là danh từ? Hãy phân nhóm các danh từ đó? Đáp án Danh từ sự vật: tranh, ảnh, ếch, giếng, nón, lá. B. Bài mới: I. Danh từ chung và danh từ riêng: Danh từ đơn vị: miếng, tấm, cái, con, chiếc Bài: Danh từ (tiếp theo) 1. Ví dụ: Dựa vào những kiến thức đã học ở tiểu học hãy điền các danh từ trong câu sau vào bảng phân loại? Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. (Theo Thánh Gióng) Bảng phân loại: Những danh từ trong bảng phân loại đó thuộc loại danh từ gì? Các danh từ đó là danh từ chỉ sự vật. Từ việc tìm hiểu những ví dụ, hãy cho biết danh từ chỉ sự vật bao gồm những loại nào? Bài: Danh từ (tiếp theo) * Danh từ chỉ sự vật bao gồm danh từ chung và danh từ riêng Từ việc tìm hiểu ví dụ, em hiểu thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Hãy cho ví dụ minh hoạ? Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật. Ví dụ: người, cá, nhà, cây, đất, đá, nước…. Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng địa phương, từng sự vật. Ví dụ: Vân Anh, Hà Giang, Việt Nam, Cu Ba… Bài: Danh từ (tiếp theo) Hãy nhận xét về cách viết các danh từ chung và danh từ riêng trong các ví dụ trên? Danh từ chung: viết thường. Danh từ riêng: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Hãy nhận xét cách viết các từ: Ma-ry Quy-ry, ép-phen, Oa-sinh-tơn, Mát-cơ-va…? Tên người, địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua phiên âm Hán Việt): viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó; nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có dấu gạch nối. Tên người và địa lí Việt Nam được viết hoa như thế nào? Tên người và địa lí Việt Nam: viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng. Tên người và địa lí nước ngoài được viết hoa như thế nào? Tên người và địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng. Ví dụ: Nã Phá Luân, Hoa Thịnh Đốn… Bài: Danh từ (tiếp theo) Dựa vào những hiểu biết của em về quy tắc viết hoa đã học ở tiểu học, hãy cho biết các từ sau đây viết đã đúng quy tắc viết hoa chưa? huân chương lao động hạng ba, uỷ ban nhân dân, liên hiệp quốc, nhà giáo nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú…. Cần phải sửa thành: Huân chương lao động Hạng ba, Uỷ ban nhân dân, Liên hiệp quốc, Nhà giáo nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú…. Bài: Danh từ (tiếp theo) Từ đó em hãy rút ra cách viết hoa danh từ riêng chỉ tên các cơ quan, tổ chức, giải thưởng, danh hiệu, huân chương…? Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, huân chương, danh hiệu … thường là các cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa. 2. Ghi nhớ. Bài: Danh từ (tiếp theo)

File đính kèm:

  • pptTiet 41 Danh tu.ppt
Giáo án liên quan