Bài giảng Tiếng Việt: Chơi chữ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

Hiểu được thế nào là chơi chữ.

-Hiểu được một số cách chơi chữ thường dùng.

Bước đầu cảm thụ được cái hay, cái đẹp của chơi chữ.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiếng Việt: Chơi chữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN NGỮ VĂN 7 (PHẦN:TIẾNG VIỆT) GIÁO ÁN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: -Hiểu được thế nào là chơi chữ. -Hiểu được một số cách chơi chữ thường dùng. -Bước đầu cảm thụ được cái hay, cái đẹp của chơi chữ. II .CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1.ỔN ĐỊNH: 2 .KIỂM TRA BÀI CŨ: -Đọc thuộc lòng một đoạn văn trong bài: “Một thứ qùa của lúa non:Cốm” khoảng 5,6 dòng thơ. Đọc những câu thơ, ca dao sưu tầm có nói đến cốm. -Giới thiệu về THẠCH LAM, cho biết gía trị đặc biệt của Cốm qua bàihọc. 3 .BÀI MỚI: GIỚI THIỆU BÀI: Trong cuộc sống, đôi lúc để tăng sắc thái dí dỏm, hài hước , tăng thêm phần hấp dẫn, thú vị người ta dùng lối chơi chữ. Vậy chơi chữ không chỉ là công việc của văn chương mà còn mang lại điều thú vị. Chúng ta sẽ tìm hiểu phép chơi chữ qua tiết học hôm nay. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: *HOẠT ĐỘNG 1: THẾ NÀO LÀ CHƠI CHỮ? Đọc bài ca dao: Bà già đi chợ cầu đông, Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn. CÂU HỎI 1: Em có nhận xét gì về nghĩa của từ lợi trong bài ca dao? (Câu 2, câu 4) (Bà già: thuận lợi, lợi lộc ; Thầy bói:bộ phận nằm trong khoang miệng.) Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về câu trả lời của thầy bói ở cuối bài? (Đượm chất hài hước mà không cay độc) Câu hỏi 3: Từ lợi trong bài ca dao đã vận dụng hiện tượng gì của từ? (Dựa trên hiện tượng đồng âm.) Câu hỏi 4: Việc vận dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì? (Gây cảm giác bất ngờ, thú vị.) Học sinh đọc ghi nhớ/sgk/ 80 & ghi vào vở) . * HOẠT ĐỘNG 2: Các lối chơi chữ Câu hỏi 5: Em hãy chỉ rõ các lối chơi chữ trong các đoạn văn thơ trong SGK/ 181.  (HS Đọc ghi nhớ/SGK/ 182_Ghi vào vở Lưu ý: Ngoài ra, còn một số lối chơi chữ khác: -Chơi chữ bằng từ đồng nghĩa. (Chuồng gà kê sát chuồng vịt) -Chơi chữ bằng các từ trường nghĩa. (Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.. Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé. Ngàn vàng khuôn chuốc dấu bôi vôi). -Chơi chữ bằng cách tách & ghép các yếu tố trong câu theo các quan hệ ngữ pháp khác nhau: (Có tôn có tổ,có tổ có tôn, tôn tổ tổ tôn, tôn tổ cũ. Còn nước còn non, còn non còn nước, nước non non nước, nước non nhà). *HOẠT ĐỘNG 3: Trường hợp sử dụng Câu hỏi 6: (Trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, câu đối, câu đố) Lưu ý: -Hoàn cảnh giao tiếp. -Tránh đùa giỡn vô ý thức, thiếu văn hóa. *Hoạt động 4: LUYỆN TẬP Bài tập 1: Sưu tầm một số cách chơi chữ. Bài tập 2: Chơi trả lời câu đố, câu đối có vận dụng phép chơi chữ: 1.Trên trời rớt xuống mau co là gì? (Mo cau) 2. Ngả lưng cho thế gian ngồi Rồi ra mang tiếng con người bất trung ( Cái phản). 4. CỦNG CỐ: 1.Chơi chữ là gì? 2. Kể các lối chơi chữ? 5. DẶN DÒ: -Học thuộc ghi nhớ. Làm BT 1 . 

File đính kèm:

  • pptbaiCHOI CHU.ppt
Giáo án liên quan