Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 62 đến 67 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS xã Khoen On

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh khái quát lại nội dung các kiến thức trọng tâm đã

học từ đầu năm đến nay.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: chăm đọc sách báo; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học

tập; tích cực rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai.

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn, dặn dò

của GV.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chia sẻ, bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của bản

thân trước nhóm/tổ/lớp; tham gia trao đổi, thảo luận để tìm hiểu bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, chọn lọc nguồn thông

tin để tìm ra nội dung bài học; trải nghiệm bản thân.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kiến thức tiếng Việt để đọc-hiểu ngữ liệu -

đoạn/văn bản; biết trình bày trước lớp cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về những vấn

đề được đề cập trong tiết học.

- Năng lực văn học: Tạo lập văn bản (nói, viết) theo yêu cầu.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tài liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập.

2. HS: Hoàn thành nhiệm vụ về nhà của giáo viên giao, sưu tầm tài liệu tham

khảo, tra cứu thông tin; các đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT

1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích

tổng hợp.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi,

trình bày một phút.

pdf16 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 62 đến 67 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS xã Khoen On, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 15/12/2020 – 7a3 (tiết 1) 18/12/2020 – 7a3 (tiết 2) Tiết 62, 63: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp học sinh khái quát lại nội dung các kiến thức trọng tâm đã học từ đầu năm đến nay. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: chăm đọc sách báo; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập; tích cực rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn, dặn dò của GV. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chia sẻ, bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trước nhóm/tổ/lớp; tham gia trao đổi, thảo luận để tìm hiểu bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, chọn lọc nguồn thông tin để tìm ra nội dung bài học; trải nghiệm bản thân... b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kiến thức tiếng Việt để đọc-hiểu ngữ liệu - đoạn/văn bản; biết trình bày trước lớp cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về những vấn đề được đề cập trong tiết học. - Năng lực văn học: Tạo lập văn bản (nói, viết) theo yêu cầu. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tài liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập... 2. HS: Hoàn thành nhiệm vụ về nhà của giáo viên giao, sưu tầm tài liệu tham khảo, tra cứu thông tin; các đồ dùng học tập. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích tổng hợp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới - HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV: Đưa ra mục tiêu của tiết ôn tập - HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI 1. Từ ghép a. Các loại từ ghép Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. VD: bút bi, cái áo, thước kẻ, Tiếng ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). VD: sách vở, quần áo, bàn ghế, b. Nghĩa của từ ghép Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn so với tiếng chính Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghãi của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó 2. Từ láy: a. Các loại từ láy: - Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận - Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra 1 sự hài hoà về âm thanh). VD: the thé, ồm ồm, khàn khàn, - Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. VD: đẹp đẽ, xinh xắn, lấm tấm, lanh chanh, b. Nghĩa của từ láy : - Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh. 3. Đại từ: a. Khái niệm: - Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hạt động tính chất, được nói đến trong một số ngữ cảnh nhát định của lời nói hoặc dùng để hỏi. - Địa từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ, b. Các loại đại từ: - Đại từ dùng để trỏ: + Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô). VD: nó, bác, tôi, + Trỏ số lượng. VD: bấy, bấy nhiêu, + Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. VD: vậy, thế, - Đại từ dùng để hỏi: + Hỏi về người, sự vật. VD: Ai, gì, + Hỏi về số lượng. VD: bao nhiêu, mấy, + Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. VD: sao, thế nào, 4. Quan hệ từ: a. Khái niệm: Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu hãy giữa câu với câu trong đoạn văn. VD: mà, nhưng, giá mà, b. Cách sử dụng: - Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được) - Có một số quan hệ từ được dùng thanh cặp. c. Các lỗi thường gặp: - Thiếu quan hệ từ - Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa - Thừa quan hệ từ - Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết 5. Từ đồng nghĩa: a. Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. VD: phu nhân – bà xã – vợ, b. Các loại từ đồng nghĩa: Từ động nghĩa gồm có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khácnhau) c. Cách sử dụng: Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viêt, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách qua và sắc thái biểu cảm. 6. Từ đồng âm: a. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa lại khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. VD: củ lạc – lạc đường, cái đàn – đàn cò, con sâu – rừng sâu,... b. Cách sử dụng: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. 7. Từ trái nghĩa: a. Khái niệm: - Từ trái nghãi là những từ có nghiã trái ngược nhau - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.VD: giàu – nghèo, tươi – héo. b. Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. 8. Điệp ngữ: a. Khái niệm: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. b. Các dạng điệp ngữ: Có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). 9. Thành ngữ: a. Khái niệm: - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh - Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, - VD: Bảy nổi ba chìm, lời ăn tiếng nói, b. Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao 10. Chơi chữ: a. Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị b. Các lối chơi chữ: - Các lối chơi chữ thường gặp là: + Dùng từ ngữ đồng âm + Dùng lối nói trai âm (gân âm) + Dùng cách điệp âm + Dùng lối nói lái + Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa => Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố, - HĐ3: LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG GV: T/C cho HS làm lại các bài tập trong SGK. - HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về phân môn Tiếng Việt (Em có thích không? Vì sao? Em gặp khó khăn gì?) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - Chuẩn bị : Ôn tập phần Văn bản học kì I + Hệ thống các văn bản (đặc biệt chú ý các văn bản trọng tâm) + Học thuộc lòng các bài thơ trọng tâm ................................................................................. Ngày dạy: 18/12/2020 – 7a3 (tiết 1) 19/12/2020 – 7a3 (tiết 2) Tiết 6,4 65: ÔN TẬP PHẦN VĂN BẢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giúp học sinh khái quát lại nội dung các kiến thức đã học từ đầu năm đến nay về: Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của một số văn bản trọng tâm đã học. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Có ý thức hăng say học tập, có lí tưởng sẵn sàng cống hiến vì mục tiêu phát triển làng bản, quê hương, đất nước. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc, sẵn sàng hoàn thành công việc được giao. - Trung thực: thẳng thắn trong việc thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của bản thân trước các vấn đề. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn, dặn dò của GV. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chia sẻ, bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trước nhóm/tổ/lớp; tham gia trao đổi, thảo luận để tìm hiểu bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, chọn lọc nguồn thông tin để tìm ra nội dung bài học; trải nghiệm bản thân (đặt mình vào trong hoàn cảnh của nhân vật,...). b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kiến thức tiếng Việt để đọc-hiểu văn bản; phân tích những tín hiệu nghệ thuật; biết trình bày trước lớp cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về những vấn đề được đề cập trong tiết học. - Năng lực văn học: Nhận biết được thể loại văn bản; đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản, tư tưởng, tình cảm của tác giả khi sáng tác; trình bày suy nghĩ, cảm nhận, cảm xúc của bản thân II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc, video... 2. HS: Hoàn thành nhiệm vụ về nhà của giáo viên giao, sưu tầm tài liệu tham khảo, tranh ảnh, tra cứu thông tin; các đồ dùng học tập. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích tổng hợp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới - HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV: Nêu mục tiêu bài học - HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI TÊN BÀI TÁC GIẢ TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT Ý NGHĨA Cổng trường mở ra Lí Lan Văn bản nhật dụng - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con. - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. Văn bản thể hiện tấm lòng , tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. Mẹ tôi Ét-môn- đô Đơ A-mi-xi (1846- 1908) là nhà văn I-ta-Li-a . - Những tấm lòng cao cả là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. - Văn bản nhật dụng - Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ. - Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con. - lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con. - Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình, - Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. Cuộc chia tay của những con búp bê Khánh Hoài Cuộc chia tay của những con búp bê là một văn bản nhật dụng theo kiểu văn bản tự sự. - Xây dựng tình huống tâm lí. - lựa chọn ngôi thứ nhất để kể. - Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ. - lời kể tự nhiên theo Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong trình tự sự việc . mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn gia đình hạnh phúc. Ca dao dân ca Những câu hát về tình cảm gia đình Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc. Ca dao là lời thơ của dân ca - So sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp... - Giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm . - Diễn tả tình cảm qua những mô típ. - Thể thơ lục bát và lục bát biến thể... Tình cảm đối với ông bà cha mẹ anh em là những tình cảm sâu nặng thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người. Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người. Là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. - Kết cấu hỏi- đáp thường gợi nhiều hơn tả. - Giọng điệu tha thiết tự hào. - Cấu tứ đa dạng độc đáo. - Thể thơ lục bát và lục bát biến thể... Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người với quê hương đất nước. Những câu hát than thân Phản ánh hiện thực và thể hiện nỗi niềm tâm sự của tầng lớp bình dân. - Sử dụng cách nói thân em, thân cò , con cò, thân phận - Sử dụng thành ngữ - So sánh, ẩn dụ, tượng trưng, điệp ngữ Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo. Những câu hát châm biếm Cách ứng xử và một số nghệ thuật tiêu biểu ở ca dao châm biếm. - Sử dụng hình thức giễu nhại. - Sử dụng cách nói hàm ý. - Tạo nên cái cười châm biếm hài hước. Thể hiện tinh thần phê phán dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình dân. Sông núi nước nam Chưa rõ tác giả -Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta -Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước. - Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên về nghị luận, bày tỏ ý kiến -Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép. -Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta. -Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta. Phò giá về kinh Trần Quang -Thể thơ : Ngũ ngôn tứ -Hình thức diễn dạt cô đọng, dồn nén cảm xúc Thể hiện hào khí chiến thắng và khát Khải tuyệt Đường luật, vào bên trong ý tưởng. - Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào. vọng về một đất nước thái bính thịnh trị của dân tộc ta ở thời Trần. Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến -Sáng tác sau giai đoạn ông cáo quan về quê -Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật - Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà. - lập ý bất ngờ. - Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện. Bài thơ thể hiện quan niệm về tình ban, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay. Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan là nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử văn học Việt Nam - Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật - Đèo Ngang là địa danh nối liền hai tỉnh Quảng Bình & Hà Tĩnh. -Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện -Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình -Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ động âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm -Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm Sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật → bằng chữ Nôm -Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật - Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày -Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng tỏ sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ. Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. - Được viết trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ -Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa có tác dụng nổi mạnh cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện về. - Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận. Cảm nghĩ trong đêm Lí Bạch(70 1-762) là nhà thơ Hoàn cảnh: xa quê, trông trăng nhớ quê -Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị. -Sử dụng phép đối ở câu Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường 3-4 người xa quê. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Hạ Tri Chương Hoàn cảnh: vừa đặt chân về quê cũ - Sử dụng các yếu tố tự sự. - Cấu tứ độc đáo. - Sử dụng biện pháp tiểu đối đối hiệu quả. - Có giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu cuối. Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người. Cảnh khuya, Rằm tháng giêng Hồ Chí Minh Viết ở chiến khu Việt Bức trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) - Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Có nhiều hình ảnh thơ lung linh kì ảo. - Sử dụng so sánh điệp ngữ có hiệu quả. Cảnh khuya: Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người Rằm tháng giêng: Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc. Một thứ quà của lúa non: Cốm Thạch Lam - Thể loại: Tùy bút. - lời văn trang trọng tinh tế đầy cảm xúc giàu chất thơ. - Chi tiết chọn lọc gợi nhiều liên tưởng kỉ niệm. Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng tinh tế mà sâu sắc của Thạch lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội. Mùa xuân của tôi Vũ Bằng - Mùa xuân của tôi được trích từ tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt của tập tùy bút- bút kí Thương nhớ mười hai. - Trình bày nội dung văn bản theo mạch cảm xúc lôi cuốn say mê. - lựa chọn từ ngữ câu văn linh hoạt biểu cảm giàu hình ảnh. - Có nhiều so sánh liên tưởng phong phú độc đáo giàu chất thơ. -Văn bản đem đến cho người đọc cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc. - Sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở- một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước. Hoạt động của GV&HS Nội dung KT trọng tâm ? Kể tên văn bản nhật dụng đã học trong chương lớp 7? 1. Văn bản nhật dụng - Cổng trường mở ra. ? Hãy chỉ ra ý nghĩa của các văn bản trên? Học sinh trả lời- giáo viên khái quát lại. ? Nêu ý nghĩa nghệ thuật của chùm ca dao trên? - Mẹ tôi. - Cuộc chia tay của những con búp bê. 2. Các bài ca dao đã học - Những câu hát về tình cảm gia đình. * Nghệ thuật. + Sử dụng biện pháp so sánh, đối xứng. + Có giọng điệu ngọt ngào và trang nghiêm. + Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể. * Ý nghĩa. + Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em là tình cảm sâu nặng thiêng liêng nhất trong đời sống của mỗi con người. - Những câu hát than thân. * Nghệ thuật. + Sử dụng thể thơ lục bát, có âm điệu than thân, thương cảm. + Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tưởng tượng, phóng đại, vận dụng thành ngữ. * Nội dung. + Diễn tả cuộc đời, thân phận người lao động trong xã hội cũ. + Than thân để tìm sự đồng cảm, phản kháng xã hội phong kiến bất công. * Ý nghĩa. + Một khía cạnh làm nên giá trị nhân đạo của ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ đắng cay, khổ cực. - Những câu hát châm biếm. * Nghệ thuật + Sử dụng điệp từ, đối lập. + Sử dụng cách nói có hàm ý. + Tạo nên cái cười hài hước, châm biếm. * Nội dung. + Phê phán một số hiện tượng thực tế trong xã hội như: lười nhác, dốt nát, mê tín dị đoạn. * Ý nghĩa. + Ca dao châm biếm thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình ? Nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản sau? dân. 3. Các tác phẩm thơ trọng tâm đã học * Sông núi nước Nam - Nghệ thuật + Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước. + Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến. - Ý nghĩa. + Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc. + Bài thơ được xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. * Bánh trôi nước - Nghệ thuật. + Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật. + Sử dụng ngôn từ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, sử dụng thành ngữ, điệp từ, tương phản. + Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều nghĩa. - Nội dung. + Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình của người phụ nữ. Cảm thông xót xa cho số phận chìm nổi bấp bênh của họ. - Ý nghĩa. +BTN là bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học VN dưới thời phong kiến, ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ. * Qua đèo ngang. - Nghệ thuật. + Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú 1 cách điêu luyện. + Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. + Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, gợi cảm. + Sử dụng nghệ thuật đối, đảo trật tự từ. - Nội dung: + Cảnh Đèo Ngang heo hút. Tâm trạng thầm lặng, cô đơn của tác giả. - Ý nghĩa + Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang * Bạn đến chơi nhà - Nghệ thuật + Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng òa ra niềm vui đồng cảm. + Lập ý bất ngờ. +Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện. + Đối, liệt kê. - Ý nghĩa. + Bài thơ thể hiện 1 quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn nguyên nguyên giá trị trong cuộc sống ngày nay. * Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. - Nghệ thuật + Sử dụng phép đối. + Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị. - Nội dung + Tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả. - Ý nghĩa + Tình yêu thiên nhiên và nỗi nhớ quê hương da diết, sâu nặng trong tầm hồn nhà thơ. * Cảnh khuya. - Nghệ thuật. + Sử dụng điệp từ có hiệu quả. + Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm. - Nội dung + Cảnh bầu trời, dòng sông hiện lên lồng lộng, sáng tỏ, tràn ngập ánh trăng đêm rằm tháng giêng. Không gian bát ngát, cao rộng và sắc xuân hòa quyện trong từng sự vật, dòng nước, màu trời. + Hiện thực về cuộc kháng chiến chống Pháp: Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước ta “bàn việc quân” tại chiến khu VB. - Ý nghĩa + Bài thơ toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ HCM trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ. * Rằm tháng riêng. - Nghệ thuật + Sử dụng điệp từ có hiệu quả. + Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm. - Nội dung + Cảnh bầu trời, dòng sông hiện lên lồng lộng, sáng tỏ, tràn ngập ánh trăng đêm rằm tháng giêng. Không gian bát ngát, cao rộng và sắc xuân hòa quyện trong từng sự vật, dòng nước, màu trời. + Hiện thực về cuộc kháng chiến chống Pháp: Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước ta “bàn việc quân” tại chiến khu VB. - Ý nghĩa + Bài thơ toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ HCM trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ. * Tiếng gà trưa. - Nghệ thuật + Sử dụng hiệu quả điệp ngữ „Tiếng gà trưa, có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về. + Bài thơ viết theo thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình. - Nội dung + Tiếng gà trưa gợi nhớ hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ. + Những kỉ niệm về người bà được tái hiện qua nhiều sự việc (bà soi trứng, dành dụm chắt chiu mua áo mới cho cháu ...) + Tâm niệm của người chiến sĩ trẻ trên đường ra mặt trận về nghĩa vụ, trách nhiệm chiến đấu cao cả. - Ý nghĩa + Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường hành quân. - HĐ3: LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG GV: T/C cho HS đọc diễn cảm/thuộc lòng các bài thơ trọng tâm. - HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về phân môn Đọc-hiểu (Em có thích không? Vì sao? Em gặp khó khăn gì?) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - Chuẩn bị : Ôn tập phần Tập làm văn học kì I * Yêu cầu : Hệ thống các kiến thức về văn biểu cảm. ......................................................... Ngày soạn: 6/12/2014 Ngày giảng: 7a1: 8/12/2014 7a2: 9/12/2014 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Giúp học sinh khái quát lại nội dung các kiến thức đã học từ đầu năm đến nay. - Các dạng bài tập trắc nghiệm. - Nội dung của một số bài thơ. 2. Kỹ năng - Củng cố kiến thức cho học sinh từ đầu năm. 3. Thái độ - Có ý thức học và làm bài. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Soạn bài. 2. Học sinh: Chuẩn bị theo các câu hỏi tỏng sách khoa. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: Hoạt động của GV&HS Nội dung KT trọng tâm GV: Cho học sinh biết về một số dạng bài tập mà chúng ta thường gặp. GV: Ghi các bài tập ra bảng phụ cho học sinh làm. I. Các dạng bài tập trắc nghiệm thường gặp. 1. Bài tập lựa chọn phương án đúng để khoanh

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_62_den_67_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf
Giáo án liên quan