Bài giảng Thuật Hoài

Tác giả: (sgk trang 115)

Tác phẩm

Thể văn: Đường luật (Thất ngôn tứ tuyệt)

Văn tự: Chữ Hán

Bố cục: Gồm 2 phần

Phần 1: Hình ảnh con người và quân đội thời Trần

Phần 2: Nỗi lòng của nhà thơ

 

ppt10 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thuật Hoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÃ MANG TIẾNG Ở TRONG TRỜI ĐẤT PHẢI CÓ DANH GÌ VỚI NÚI SÔNG THUẬT HOÀI (TỎ LÒNG) Phạm Ngũ Lão Phiên âm: Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. Dịch nghĩa Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu, Ba quân như hổ báo, khí thế hùng mạnh nuốt trôi trâu. Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh, Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu. I.TÌM HIỂU CHUNG Tác giả: (sgk trang 115) Tác phẩm Thể văn: Đường luật (Thất ngôn tứ tuyệt) Văn tự: Chữ Hán Bố cục: Gồm 2 phần Phần 1: Hình ảnh con người và quân đội thời Trần Phần 2: Nỗi lòng của nhà thơ II. TÌM HIỂU VĂN BẢN Hai câu đầu Hình ảnh con người và quân đội thời Trần Câu 1: hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu sử dụng từ ngữ Hoành sóc: “cầm giáo” là tư thế cầm vũ khí chống giặc (nét nghĩa mà cụm từ múa giáo không thể hiện được) Mở đầu là hình ảnh người lính anh dũng của thời Trần hòa với không gian rộng lớn của núi sông Đại Việt và thời gian trãi rộng mấy mùa thu (Kháp kỉ thu) vô tận. =>Diễn tả người lính vệ quốc cầm ngang ngọn giáo trấn giữ tổ quốc. Ngọn giáo được so sánh với chiều dài núi sông tầm vóc người chiến sĩ ngang bằng non sông, vũ trụ. => Thi dân gian hữu họa con người thời Trần thật cao đẹp. Câu 2: Nếu ở câu 1 con người đất Việt hiện lên thì ở câu 2 thể hiện quân đội nhà Trần. Nghệ thuật: so sánh, phóng đại ba quân như hổ báo với khí thế nuốt trôi trâu (hoặc là át cả sao trời, vũ trụ) Tam quân tì hổ khí thôn ngưu Con người đất Việt thời Trần. Khí thế mạnh mẽ tượng trưng cho sức mạnh dân tộc. Hai câu thơ ngắn gọn hàm súc, tác giả đã nói rất nhiều về con người đất Việt và quân đội nhà Trần,. Hai hình ảnh lồng vào nhau tạo nên bức tranh hoành tráng mang tính sử thi. Bài thơ giản dị chân thực vì xuất phát từ tấm lòng của con người đất Việt mà lòng yêu tổ quốc thường xuyên được tôi luyện vì vậy cảm hứng yêu nước nồng nàn sâu sắc. II.TÌM HIỂU VĂN BẢN 2. Hai câu cuối: Nỗi lòng của tác giả Câu 3: Nam nhi vị liễu công danh trái - Công danh, nam nhi: là quan niệm, lí tưởng sống của trang nam nhi thời phong kiến mang tinh thần tư tưởng tích cực: phải lập công danh. - Nợ công danh là món nợ phải trả của ngưởi làm trai. - Trả xong nợ là hoàn thành nghĩa vụ vời nước với đời. Câu 4: Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu lời thơ không những chứa đựng khát vọng hoài bảo lớn lao mà còn thể hiện ý thức, trách nhiệm cao cả đối với non sông đất nước. nỗi thẹn: thể hiện một nhân cách => Hai câu thơ là cái chí cái tâm của người anh hùng bảo vệ tổ quốc với trái tim yêu nước nồng nàn. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN III. TỔNG KẾT Tỏ lòng là bài thơ Đường luật ngắn gọn đạt tới độ xúc tích cao, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại. Bài thơ động viên con người hôm nay và ngày mai một nhân cách sống có ý chí có lí tưởng.

File đính kèm:

  • pptgiao an ppt.ppt