là nhà văn Anh, sinh ở thủ đô Luân
Đôn trong một gia đình theoThanh
giáo. Cha ông mới đầu làm nghề sản
xuất nến, sau chuyển sang nghề bán
thịt. Đefoe mới đầu được gia đình
chạy chọt cho vào một trường dòng
để trở thành mục sư. Nhưng chẳng
bao lâu ông chọn cho mình con đường
kinh doanh. Ông đã kinh qua nhiều
nghề, khi buôn bán, lúc làm chủ
xưởng và đặt chân lên nhiều vùng
đất khác nhau. Có thời kì buôn bán
thua lỗ ông phải bỏ trốn các chủ nợ.
Hoàn cảnh sinh sống ấy đã ảnh hưởng
đến quan điểm sống, để lại dấu vết
trong các sáng tác văn học của ông.
12 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Rô- Bin- Xơn ngoài đảo hoang (Trích Rô-Bin-Xơn Cru- Xô), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rô- Bin- Xơn ngoài đảo hoang (Trích Rô-Bin-Xơn Cru- Xô) 1. Về tác giả Daniel Defoe (1660-1731) là nhà văn Anh, sinh ở thủ đô Luân Đôn trong một gia đình theoThanh giáo. Cha ông mới đầu làm nghề sản xuất nến, sau chuyển sang nghề bán thịt. Đefoe mới đầu được gia đình chạy chọt cho vào một trường dòng để trở thành mục sư. Nhưng chẳng bao lâu ông chọn cho mình con đường kinh doanh. Ông đã kinh qua nhiều nghề, khi buôn bán, lúc làm chủ xưởng…và đặt chân lên nhiều vùng đất khác nhau. Có thời kì buôn bán thua lỗ ông phải bỏ trốn các chủ nợ. Hoàn cảnh sinh sống ấy đã ảnh hưởng đến quan điểm sống, để lại dấu vết trong các sáng tác văn học của ông. Tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-Xô có nhan đề đầy đủ là Cuộc đời và Những chuyện phiêu lưu kì lạ của Rô-bin-xơn Cru-Xô. Tác phẩm Viết dưới hình thức tự truyện. Rô-bin-xơn kể chuyện đời mình. Chàng sinh năm 1632 ở Yoóc-sai, là người ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu. Cha mẹ ngăn cản cũng không thay đổi được quyết định của chàng. Sau nhiều lần thất bại, Rô-bin-xơn vẫn quyết tâm đi tàu đến Ghi-nê, thực hiện một chuyến buôn bán đổi chác lớn. Tàu gặp bão, bị đắm, các thủy thủ trên tàu chết hết, chỉ mình Rô Sống sót và dạt vào một hoang đảo.Lúc ấy Rô 27 tuổi. Trơ trọi ngoài đảo hoang chẳng có dấu chân người, Rô vẫn không Nản lòng, không thất vọng. Chàng tìm hiểu hòn đảo và dần dần Tự mình dựng lều, trồng trọt, chăn nuôi sống qua 25 năm. Sau khi cứu được một thổ dân là Thứ Sáu và cha anh Ta, cuộc sống trên đảo của Rô thêm đông vui. Sau, nhờ Cứu được một thuyền trưởng, Rô được trở về Quê hương sau hơn 28 năm xa cách. II, Đọc hiểu văn bản Bố cục Phần 1: mở đầu Phần 2: Trang phục của Rô (Đoạn 2,3 của văn bản) Phần 3: Trang bị của Rô (Từ “Quanh người tôi” đến “bên khẩu súng của tôi”. Phần 4: Diện mạo của Rô 1. Ngoại hình của Rô-bin-xơn Trang phục Em hãy tìm các chi tiết trong đoạn văn nói về trang phục của Rô(mũ, quần áo, giày dép). Thử tìm hiểu xem nhân vật “tôi” kể về trang phục với giọng như thế nào? Trang bị Rô đã trang bị cho mình những gì? Tại sao Rô lại phải trang bị cho mình những vật dụng như vậy khi đang sống trên đảo? Diện mạo Bộ ria mép của Rô có gì đặc biệt? Tại sao lại được đặc tả kĩ đến vậy? Thông thường trong các bức họa chân dung, gương mặt chiếm vị trí quan trọng nhất, được họa sĩ quan tâm trước hết, sau đó mới đến trang phục và các thứ khác. Tại sao ở đây nhà văn lại sắp xếp sau cùng và chiếm dòng văn ít ỏi? Trên bộ mặt, ngoài một câu nói thoáng qua về nước da, Rô lại đặc tả về bộ ria mép của chàng. Ta không biết về các bộ phận khác như mắt, mũi, mồm, tai… Điều này là do Rô muốn giới thiệu về cách ăn mặc kì khôi và những đồ lề lỉnh kỉnh mang theo người của chàng là chính. Có lẽ một phần cũng là do hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất. Rô chỉ có thể kể về những gì chàng nhìn thấy được. Bộ ria mép to tướng của chàng quả thật rất ấn tượng và trở thành trung tâm của sự chú ý. 2. Cuộc sống gian nan sau bức chân dung Đoạn nói về cái mũ với mảnh da dê thòng xuống che sau gáy, lại còn phải có cái dù trên đầu- điều đó cho thấythời tiết ở đảo thật là khắc nghiệt đối với một người Anh ( nằm ở miền ôn đới trên bắc bán cầu) phải sống trên một đảo hoang thuộc vùng xích đạo. Hầu hết các trang phục của Rô đều bằng da dê do thời gian và thời tiết khắc nghiệt đã làm cho giày, mũ và quần áo rách tan cả. Ta cũng hình dung được ở đảo hoang này có rất nhiều dê rừng và nhiều loại thú dữ khác, may mà Rô có súng, thuốc súng và đạn ghém để săn bắn thú dữ làm thức ăn và trang phục, duy trì cuộc sống. 3. Tinh thần của Rô-bin-xơn ở ngoài đảo hoang. Cuộc sống của Rô gay go như vậy nhưng khi khắc họa chân dung của mình, chàng không lần nào thốt ra lời than phiền đau khổ. Trang phục kì dị của chàng trông có vẻ gớm ghiếc nhưng nó cho thấy chàng như một vị chúa đảo trị vì trên đảo quốc của mình. Giọng kể hài hước của Rô thể hiện rõ tinh thần lạc quan của chàng. Thời kì khó khăn đã qua đi, chàng đã vượt qua và bây giờ đang có một cuộc sống yên ổn, đáng tự hào biết bao! Rô đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn, tưởng như không thể sống sót nổi, thế nhưng chàng bám chắc lấy cuộc sống, không phải chỉ để sống lay lắt mà luôn phấn đấu để cuộc sống tốt hơn. Chàng đã bắt thiên nhiên khuất phục minh. Đó là một bài học của đáng để suy ngẫm. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là một đoạn trích nhỏ trong cả một tiểu thuyết dài nhưng đã để lại một bài học không nhỏ về cách sống của ở đời. Lạc quan và kiên cường là điều không bao giờ thiếu trong cuộc sống này.
File đính kèm:
- Ro bin son ngoai dao hoang.ppt