Bài giảng Ngữ văn khối 11 - Chí phèo

B. PHẦN II: TÁC PHẨM
I. Giới thiệu chung
1. Hoàn cảnh ra đời:
Dựa trên câu chuyện về người thực, việc thực ở làng Đại Hoàng mà Nam Cao đã được nghe kể lại nhiều lần, cùng với ngòi bút luôn hướng về người dân lao khổ để “vạch khổ”, để ca ngợi những con người khổ “cùng đường” nhưng có thiên chất trong sáng. Truyện ngắn Chí Phèo đã ra đời trong hoàn cảnh ấy.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn khối 11 - Chí phèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ChÝ PhÌoNam CaoCHÍ PHÈO (TIẾT 2) - Nam Cao -B. PHẦN II: TÁC PHẨM I. Giới thiệu chung 1. Hoàn cảnh ra đời: Dựa trên câu chuyện về người thực, việc thực ở làng Đại Hoàng mà Nam Cao đã được nghe kể lại nhiều lần, cùng với ngòi bút luôn hướng về người dân lao khổ để “vạch khổ”, để ca ngợi những con người khổ “cùng đường” nhưng có thiên chất trong sáng. Truyện ngắn Chí Phèo đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. B. PHẦN II: TÁC PHẨM 1. Hoàn cảnh ra đời 2. Nhan đề tác phẩm: + “Cái lò gạch cũ”: biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của “hiện tượng Chí Phèo” thể hiện sự luẩn quẩn, bế tắc trong cuộc đời, số phận người nông dân bị tha hóa trước Cách mạng. + “Đôi lứa xứng đôi” (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941): Nhan đề do NXB đặt dựa vào mối tình giữa Chí Phèo – con quỷ dữ của làng Vũ Đại – và thị Nở - mụ đàn bà “xấu ma chê quỷ hờn”  tên gọi mang tính thương mại không hợp với chủ đề tư tưởng của tác phẩm. + “Chí Phèo” (1946, in trong tập Luống cày): nhan đề khái quát, súc tích và cũng đầy đủ nhất về tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. B. PHẦN II: TÁC PHẨM 1. Hoàn cảnh ra đời 2. Nhan đề tác phẩm3. Tóm tắt tắc phẩm: - Đoạn 1: Chí Phèo say rượu vừa đi vừa chửi. - Đoạn 2: CP trở về làng sau mấy năm đi tù. Ngoại hình hắn đã thay đổi hoàn toàn, trông đặc như thằng lưu manh. CP đến nhà BK chửi bới, rạch mặt ăn vạ và gây sự nhưng lão BK cáo già đã xử rẩ êm vụ này. - Đoạn 3: Những biến đổi, thức tỉnh của CP sau đêm gặp TN và trận ốm: CP tỉnh rượu  xúc động khi TN mang cháo hành đến  muốn thị giúp hắn hoàn lương  bị TN từ chối, CP định đến nhà thị để đâm chết bà cô TN nhưng trong cơn say hắn đã đến nhà BK, đòi lương thiện, giết chết lão cường hào rồi tự sát. - Đoạn cuối: Chứng kiến cái chết của CP, TN nhìn nhanh xuống bụng và trong đầu thoáng nghĩ đến cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại.II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢNNghệ thuật xây dựng nhân vật Chí Phèo a. Nam Cao miêu tả tiếng chửi của Chí Phèo:Ngôn ngữ kể chuyện, trần thuật, dựng chân dung nhân vật cũng hết sức đặc sắc. Đoạn văn đa giọng điệu.Hé mở một số phận, một cuộc đời bất hạnh: cô độc, trơ trọi ngay chính giữa đồng loại của mình. Cách vào truyện độc đáo, gây ấn tượng, tạo sự băn khoăn, thắc mắc, tò mò đối với người đọc.b. Nam Cao giới thiệu nguồn gốc xuất thân, chân dung, tính cách nhân vật: Qua Chí Phèo, Nam Cao đã khẳng định một sự thật đau đớn ở làng quê Việt Nam trước CM: hiện tượng người nông dân lương thiện bị chà đạp về tinh thần và thể xác, bị xã hội phi nhân tính cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính  giá trị hiện thực sâu sắc. Hình tương Chí Phèo có ý nghĩa điển hình – tiêu biểu cho một một bộ phận cố nông bị lưu manh hóa.CỦNG CỐCâu 1: Khi in lần đầu, tác phẩm Chí Phèo có tên là gì?a/ Đôi lứa xứng đôi b/ Cái lò gạch cũ c/ Cái lò gạch bỏ không d/ Chí Phèo Câu 2: Trong truyện ngắn Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo... đều là nạn nhân của bá Kiến và xã hội làng Vũ Đại, nhưng chỉ có Chí Phèo mới thật sự là một tính cách bi kịch. Bởi vì:a/ Chí Phèo là nhân vật chịu nhiều thiệt thòi, khốn khổ nhất.b/Chí Phèo là người tự ý thức được tình cảnh, số phận bi đát của mình.c/ Chí Phèo là kẻ bị từ chối quyền làm người phũ phàng nhất.d/ Chí Phèo là người có số phận kết cục bi thảm nhất.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI+ Nắm lại cốt truyện, giá trị hiện thực của tác phẩm qua phần phân tích trên.+ Tìm hiểu giá trị nhân đạo trong tác phẩm: - Nhóm 1:Tìm hiểu quá trình thức tỉnh của Chí Phèo (diễn biến tâm lí và hành động của CP kể từ sau khi gặp TN) - Nhóm 2: Bi kịch bị cự tuyệt làm người của CP (diễn diến tâm lí và hành động của CP kể từ sau khi bị TN từ chối)XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ GIÁO ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP.

File đính kèm:

  • pptTIẾT 53 -CHÍ PHÈO - VĂN LỚP 11- NGHĨA.ppt