Bài giảng Ngữ văn khối 10 - Phú sông Bạch Đằng (bạch đằng giang phú - Trương Hán Siêu)

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả;

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, phân biệt được những nét đặc sắc của bài Phú sông Bạch Đằng.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Kiến thức

- Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.

- Sử dụng lối “chủ - khách đối đáp”, cách dùng hình ảnh, điển cố chọn lọc, câu văn tự do phóng túng.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

 a) Tác giả

- Trương Hán Siêu (? – 1354) là người có học vấn uyên thâ, từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Mông – Nguyên, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng.

 

doc28 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn khối 10 - Phú sông Bạch Đằng (bạch đằng giang phú - Trương Hán Siêu), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
————& —–—– PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Bạch Đằng giang phú - TRƯƠNG HÁN SIÊU) I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả; - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, phân biệt được những nét đặc sắc của bài Phú sông Bạch Đằng. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc. - Sử dụng lối “chủ - khách đối đáp”, cách dùng hình ảnh, điển cố chọn lọc, câu văn tự do phóng túng. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung a) Tác giả - Trương Hán Siêu (? – 1354) là người có học vấn uyên thâ, từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Mông – Nguyên, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng. b) Tác phẩm - Thể loại: phú cổ thể. - Hoàn cảnh ra đời: khi vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại. 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - Hình tượng nhân vật “Khách”. + “Khách” xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao. Tráng chí bốn phương của “khách” được gợi lên qua hai loại địa danh (lấy trong điển cố Trung Quốc và những địa danh của đất Việt). + Cảm xúc vừa vui sướng, tự hào, vừa buồn đau, nuối tiếc. - Hình tượng các bô lão (có thể là nhân dân địa phương, có thể là hư cấu). + Các bô lão đến với “khách” bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính khách. Sau một câu hồi tưởng về việc “Ngô Chúa phá Hoằng Thaoi”, các bô lão kể cho “khách” nghe về chiến tích “Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã” (kể theo trình tự diễn biến của sự kiện với thái độ, giọng điệu đầy nhiệt huyết, tự hào). Lời kể ngắn gọn, cô đọng, súc tích, + Sau lời kể về trận chiến là suy ngẫm, bình luận của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng: chỉ ra nguyên nhân ta thắng, địch thua; khẳng định vị trí, vai trò của con người. Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc. + Cuối cùng là lời ca của các bô lão mang ý nghĩa tổng kết, có giá trị như một tuyên ngôn về chân lí: bất nghĩa thì tiêu vong,có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ. - Lời ca và cùng là lời bình luận của “khách”: Ca ngợi sự anh minh của “hai vị thánh quân”, đồng thời ca ngợi chiến tích của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng. Hai câu cuối vừa biện luận vừa khẳng định chân lí: trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt, nhân kiệt là yếu tố quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở “đất hiểm” mà quan trọng hơn là bởi nhân tài có “đức cao”. b) Nghệ thuật - Sử dụng thể phú tự do, không bị gò bó vào niêm luật,kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú, đa dạng, - Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm, lối diễn đạt khoa trương, c) Ý nghĩa văn bản Thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia, dân tộc. 3. Hướng dẫn tự học Bình luận về ý nghĩa triết lí trong lời ca của nhân vật “khách” ở cuối bài phú: “Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”. ————& —–—– ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ (Bình Ngô đại cáo – NGUYỄN TRÃI) I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Thấy rõ đây là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trong chiến tranh chống xâm lược; - Nhận thức được vẻ đẹp của áng “thiên cổ hùng văn” với sự kết hợp hài hòa của sức mạnh lĩ lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt. - Bản tuyên ngôn độc lập vừa chói sáng tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình. - Nghệ thuật mang đậm chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục. 2. Kĩ năng - Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Hoàn cảnh ra đời: đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi, giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho dân nước. - Thể loại cáo và lối văn biền ngẫu (SGK). 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - Luận đề chính nghĩa: nêu cao tư tưởng nhân nghĩa yêu nước, thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc. - Bản cáo trạng tội ác được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa và lập trường dân tộc, vì dân mà lên án tội ác của giặc, nên lời văn gan ruột, thống thiết; chứng cứ đầy sức thuyết phục. - Quá trình kháng chiến và chiến thắng: hình ảnh đạo quân nhân nghĩa từ dân mà ra, vì dân mà chiến đấu, chiến đấu bằng sức mạnh của dân mà làm nổi bật hình ảnh lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn với những đặc điểm của người anh hùng mang đầy đủ phẩm chất và sức mạnh của cộng đồng trong cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh. - Lời tuyên ngôn độc lập và hòa bình trang trọng, hùng hồn trong không gian, thời gian mang chiều kích vũ trụ vĩnh hằng. b) Nghệ thuật Bút pháp anh hùng ca đậm chất sử thi với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, tương phản, liệt kê: giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh sinh động, hoành tráng. c) Ý nghĩa văn bản Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt; bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hòa bình. 3. Hướng dẫn tự học - Học thuộc lòng bản dịch bài cáo (những đoạn chữ to trong SGK). - Chứng minh rằng Đại cáo bình Ngô là một bản tuyên ngôn nhân nghĩa. ————& —–—– TÍNH CHUẨN XÁC,HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu thế nào là tính chuẩn xác hấp dẫn của VBTM. - Biết viết VBTM có tính chuẩn xác, hấp dẫn. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Yêu cầu về tính chuẩn xác hấp dẫn của VBTM. - Một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn của VBTM 2. Kĩ năng - Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của VBTM qua các vd cụ thể. - Bước đầu biết viết VBTM có tính chuẩn xác, hấp dẫn. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Cần rút ra những kiến thức về tính chuẩn xác, hấp dẫn của VBTM qua việc tìm hiểu, phân tích các vd cụ thể: + Tính chuẩn xác: các nội dung trình bày cần khách quan, khoa học, đáng tin cậy. + Tính hấp dẫn: VBTM cần phải hấp dẫn để thu hút sự chú ý theo dõi của người đọc, người nghe. + Một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác của VBTM: cần tìm hiểu thấu đáo vấn đề trước khi viết, cần thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các ý kiến của chuyên gia và cơ quan có thẩm quyền về vấn đề TM, các số liệu, cứ liệu cần cập nhật, + Một số biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn của VBTM: đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động; so sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu trí nhớ người đọc; câu văn biến hóa, tránh đơn điệu, phối hợp nhiều loại kiến thức để soi rọi đối tượng từ nhiều mặt. - Mức độ nắm bắt kiến thức của bài học: thông qua việc tìm hiểu tính chuẩn xác,hấp dẫn của VBTM, tăng cường rèn luyện cách viết VBTM đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn. 2. Luyện tập - Nhận diện và phân tích tính chuẩn xác, hấp dẫn của một số VBTM được giới thiệu trong sgk (hoặc lấy bên ngoài). - Viết đoạn văn, bài văn TM đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn. Ví dụ: viết đoạn văn, bài văn TM về một thể loại VH, tác giả, TPVH. 3. Hướng dẫn tự học Sưu tầm và tìm hiểu một số VBTM có tính chuẩn xác, hấp dẫn. ————& —–—– TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP” (“Trích diễn thi tập” tự – HOÀNG ĐỨC LƯƠNG) I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý nghĩa trách nhiệm của tác giả trong việc bảo tồn di sản văn học của dân tộc; - Nắm được nghệ thuật lập luận của tác giả. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân và lời nhắc nhở các thế hệ sau hãy biết trân trọng và yêu quý di sản văn học của dân tộc mình. - Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm của người viết một cách thuyết phục. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Hoàng Đức Lương là một trí thức giàu lòng yêu nước, coi nền văn hiến dân tộc như là một bộ phận cấu thành của ý thức độc lập dân tộc. Sưu tầm, biên soạn Trích diễm thi tập (tuyển tập những bài thơ hay) là một trong những minh chứng cụ thể và tiêu biểu nhất cho ý thức dân tộc. Việc biên soạn Trích diễm thi tập nằm trong trào lưu phục hưng dân tộc, phục hưng văn hóa của các nhà văn hóa nước ta ở thế kỉ XV. - Lời tựa cho tập thơ này được viết vào năm 1497. 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - Phần một: lí do biên soạn Trích diễm thi tập. + Không do ý muốn chủ quan của tác giả mà là yêu cầu của thời đại. + Những nguyên nhân để thơ văn không lưu hành hết ở đời (bốn nguyên nhân chủ quan và hai nguyên nhân khách quan). - Phần hai: thuật lại quá trình hình Trích diễm thi tập, nội dung và kết cấu tác phẩm. + Động cơ làm Trích diễm thi tập: đau xót trước thực trạng văn bản thơ ca của dân tộc, thấy lòng tự tôn dân tộc bị tổn thương. + Những khó khăn khi biên soạn: thư tịch cũ không còn, tác giả phải nhặt nhạnh, hỏi quanh, rồi phân loại, chia quyển. + Nội dung và kết cấu gồm sáu quyển, chia hai phần: phần chính là thơ cả của tác gia thời Trần, đầu Lê; phần phụ lục là thơ ca của Hoàng Đức Lương. b) Nghệ thuật - Cách lập luận chặt chẽ. - Sự hòa quyện giữa chất trữ tình và nghị luận. c) Ý nghĩa văn bản Niềm tự hào sâu sắc, lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm cao trong việc trân trọng bảo tồn di sản văn học của dân tộc. 3. Hướng dẫn tự học Nhận xét nào dưới đây là chính xác nhất về sức thuyết phục của bài “Trích diễm thi tập”? A. Văn phong sắc sảo, tỉnh táo. B. Sự kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình và nghệ thuật nghị luận. C. Dẫn chứng sinh động. D. Tình cảm chân thành, sôi nổi. ————& —–—– ĐỌC THÊM HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA (Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – THÂN NHÂN TRUNG) I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Thấy được quan niệm đúng đắn về vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh đất nước và ý nghĩa của việc khắc bia biểu dương họ; - Hiểu được cách viết văn chính luận sắc sảo, lập luận, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục người đọc, người nghe. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, mối quan hệ giữa hiền tài và vận mệnh nước nhà. - Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ. - Cách lập luận, kết cấu chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận. 2. Kĩ năng Đọc – hiểu văn chính luận theo đặc trưng thể loại. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung Vài nét về Thân Nhân Trung và bài văn bia (SGK). 2. Đọc – hiểu a) Nội dung - Vai trò của hiền tài đối với đất nước. + Hiền tài là người tài cao, học rộng, có đạo đức, được mọi người tín nhiệm suy tôn. + Hiền tài có vai trò quyết định sự hưng thịnh của đất nước, góp phần làm nên sự sống còn của quốc gia và xã hội. - Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ + Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương “Khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”. Để kẻ ác “lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng”. + Là lời nhắc nhở mọi người, nhất là trí thức nhận rõ trách nhiệm với vận mệnh dân tộc. b) Nghệ thuật Lập luận chặt chẽ, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu lí, đạt tình. c) Ý nghĩa văn bản Khích lệ kẻ sĩ đương thời luyện tài, rèn đức, nêu những bài học cho muôn đời sau; thể hiện tấm lòng của Thân Nhân Trung với sự nghiệp xây dựng đất nước. 3. Hướng dẫn tự học Phát hiện những luận điểm, luận cứ của văn bản. {{{ & {{{ KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được các khái niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung và trong TV nói riêng; hiểu được quan niệm về nguồn gốc, các thời kì phát triển của TV, hệ thống hóa chữ viết của TV cùng những đặc điểm của chữ quốc ngữ; - Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm quý trọng TV, di sản lâu đời và qúy giá DT. - Có kĩ năng viết đúng các quy định hiện hành của chữ quốc ngữ, kĩ năng phát hiện và sửa chữa những sai sót về chữ viết (chính tả). II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Khái niệm về nguồn gốc ngôn ngữ, về quan hệ họ hàng, dòng nhánh ngôn ngữ nói chung và TV nói riêng: họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn – Khmer, nhánh Việt Mường. Một số biểu hiện về quan hệ gần gũi giữa TV với tiếng Mường và những ngôn ngữ khác cùng họ, dòng, nhánh. - Những điểm chủ yếu trong tiến trình phát triển LS của TV qua các thời kì: dựng nước, Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, ĐL tự chủ, Pháp thuộc và SCMT8/1945. - Chữ viết của TV: chữ Nôm, chữ quốc ngữ (những nét chính trong LS hình thành, nguyên tắc cấu tạo, ưu điểm cơ bản của chữ quốc ngữ). 2. Kĩ năng - Phối hợp kiến thức cơ bản về LSTV và LS chữ viết của TV với kiến thức về tiến trình VHVN và những thành tựu VH chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ. - Vận dụng đặc điểm của chữ quốc ngữ vào việc rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả trong VB. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Thông qua quan hệ giữa con người trong một họ, một gia đình để hình thành khái niệm về quan hệ nguồn gốc, quan hệ họ hàng, cùng các khái niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ. - Dùng ngữ liệu cụ thể để làm rõ vấn đề TV thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn – Khmer, nhánh Việt – Mường, nhất là khi dạy, học bài này ở vùng song ngữ. Dùng bản đồ châu Á để minh họa cho địa bàn của họ ngôn ngữ Nam Á. - Liên hệ đến kiến thức về LS: các thời kì chủ yếu trong LS VN. - Thông qua một số ví dụ cụ thể, chỉ rõ ưu điểm cùng một số hạn chế của chữ quốc ngữ và một số sai sót thường gặp khi viết chữ quốc ngữ. 2. Luyện tập - Nhận biết và phân tích ưu điểm của chữ quốc ngữ. Cần căn cứ vào nguyên tắc ghi âm, nhất là ghi âm của chữ quốc ngữ để thấy chữ quốc ngữ dễ học, dễ đọc, dễ sử dụng. Ở chữ quốc ngữ có sự thống nhất khá cao giữa âm và chữ (có thể so sánh với chữ trong tiếng Anh, nơi có sự khác biệt khá xa giữa chữ với âm và cách đọc). - Sưu tầm thêm ngữ liệu về Việt hóa từ ngữ Hán. Có thể tìm ở bảng từ Hán Việt cuối sách Ngữ văn 10 và dựa vào các ví dụ mẫu trong bài. - Tìm hiểu thêm ví dụ về ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học nêu trong bài: phiên âm, vay mượn, đặt thuật ngữ bằng cách dịch ý hay sao phỏng. Có thể tìm ở các môn học thuộc ngành khoa học khác như toán, lí, hóa , sinh, sử, địa, 3. Hướng dẫn tự học - Tìm các ví dụ tiêu biểu về các tác phẩm văn học VN viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. - Nhận thức thêm về sự phát triển của TV thông qua quá trình mở rộng các chức năng: thời xưa, TV chỉ có chức năng làm công cụ giao tiếp trong sinh hoạt và chức năng sáng tạo văn chương, đến thời kì hiện đại mới hình thành và phát triển dần các các chức năng trong các lĩnh vực báo chí, khoa học, chính luận, hành chính. ————& —–—– HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (Trích Đại Việt sử kí toàn thư – NGÔ SĨ LIÊN) I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cho đất nước qua ứng xử của bề tôi đối với vua, của con đối với cha; - Thấy được cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ và hành động; nghệ thuật kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu tính kịch. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Nhân cách và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cho đất nước. - Cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ và hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu tính kịch. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu sử kí trung đại. - Đặt đoạn trích trong tương quan với tác phẩm Hịch tướng sĩ và các đoạn sử kí Thái sư Trần Thủ Độ, Thái phó Tô Hiến Thành. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Trần Quốc Tuấn là một vị tướng có đủ đức, nhân, trí, nghĩa, dũng, được nhân dân phong thánh thờ phụng ở các đền trong nước. - Về Đại Việt sử kí toàn thư và giải nghĩa các chủ thích (SGK). 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung Phân tích nhân vật Trần Quốc Tuấn qua các sự kiện: - Đề xuất kế sách giữ nước với vua Trần Anh Tông: thiên hạ trên dưới một lòng, dân không lìa, vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước đóng góp, tùy thời tạo thế. - Việc giữ tiết bề tôi được thể hiện qua các chi tiết tiêu biểu: + Ghi để lời cha trong lòng nhưng không cho là phải. + Khii quyền quân, quyền nước ở trong tay, ông dùng chuyện cũ để thử lòng gia nô và các con, - Dặn con cách chôn cất mai táng khi mình qua đời. - Tiến cử người hiền tài cho đất nước. - Soạn sách để khích lệ tướng sĩ: sưu tập binh pháp các nhà làm thành bát quái cửu cung đồ, đặt tên là Vạn kiếp tông bí truyền thư. - Uy lực của Trần Quốc Tuấn sau khi chết, sự hiển linh của bậc đại thánh. + Châu huyện Lạng Giang, hễ có bệnh dịch mọi người cầu đảo ông. + Khi có giặc vào, đến lễ ở đền ông hễ tráp dựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng. b) Nghệ thuật - Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, có sức khái quát cao. - Cách dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chi, hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính. c) Ý nghĩa văn bản Ca ngợi nhân cách cao đẹp và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương cho đất nước. 3. Hướng dẫn tự học - Tìm đọc những tư liệu lịch sử về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn . - Thử lí giải việc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được dân gian thờ phụng và coi là thánh nhân với hiệu “Đức thánh Trần”. ————& —–—– ĐỌC THÊM THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ (Trích Đại Việt sử kí toàn thư – NGÔ SĨ LIÊN) I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nhận thức được vẻ đẹp nhân cách của con người luôn trọng nghĩa yêu nước hơn tình nhà qua cách ứng xử củaTrần Thủ Độ; - Thấy được đặc điểm của ngòi bút sử kí Ngô Sĩ Liên trong nghệ thuật kể chuyện, khắc họa tính cách nhân vật, kết cấu, diễn đạt, II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Bốn sự kiện và cách ứng xử của Trần Thủ Độ. - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, khắc họa tính cách nhân vật sắc sảo, kết cấu rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn, hành văn mạch lạc. 2. Kĩ năng Tóm tắt sự kiện và đánh giá nhân vật lịch sử một cách đúng đắn. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung Vài nét về tác giả và bộ Đại Việt sử kí toàn thư (SGK). 2. Đọc – hiểu a) Nội dung Ứng xử của Trần Thủ Độ trước bốn sự kiện trong cuộc đời hoạt động chính trị - xã hội của ông. - Với người hặc tội mình: thẳng thắn và nghiêm khắc với bản thân; khích lệ cấp dưới trung thực và dũng cảm, vạch sai lầm của người khác, cho dù đó là bề trên. - Với người lính quân hiệu giữ thềm cấm: khích lệ người giữ nghiêm phép nước, không vì người vợ yêu quý của mình mà vi phạm kỉ cương phép nước. - Đối với kẻ cậy nhờ xin chức tước: răn đe kẻ không đủ tư cách, hay luồn lọt nhờ cậy; khéo nhắc nhở vợ không được dựa vào quyền thế của chồng để làm bậy. - Gạt bỏ ý định của Trần Thái Tông muốn đưa người anh của Trần Thủ Độ làm tướng: thẳng thắn, cương trực, không vì quyền lợi cá nhân mình mà phá bỏ kỉ cương phép nước. Bốn sự kiện làm rõ nhân cách của Trần Thủ Độ. b) Nghệ thuật - Lối viết sử hấp dẫn, tạo được yếu tố bất ngờ, có kịch tính. - Rất kiệm lời, không miêu tả nhiều mà nhân cách nhân vật vẫn hiện lên rõ nét. c) Ý nghĩa văn bản Nêu bật nhân cách cao cả, trọng nghĩa nước hơn tình nhà của Trần Thủ Độ. Văn bản có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. 3. Hướng dẫn tự học Phân tích một trong bốn sự kiện và nhân cách của Trần Thủ Độ. ————& —–—– PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu tầm quan trọng của PPTM và những yêu cầu đối với việc vận dụng PPTM. - Nắm được một số PPTM cụ thể. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Tầm quan trọng của các PPTM trong VBTM. - Các PP được sử dụng trong VBTM. - Các yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các PPTM. 2. Kĩ năng - Nhận diện và phân tích hiệu quả của mỗi PPTM qua các ví dụ cụ thể. - Lựa chọn, vận dụng và phối hợp các PPTM phù hợp với đối tượng, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng và tăng sức hấp dẫn cho VBTM. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung Kiến thức về PPTM đã học ở THCS. Trên cơ sở củng cố kiến thức, rèn luyện cách vận dụng các PPTM phù hợp trong việc tạo lập VBTM. - Các PP được sử dụng trong VBTM: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại, liệt kê, giảng giải nguyên nhân – kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu, - Các yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các PPTM: không xa rời mục đích TM, làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc, người nghe tiếp nhận dễ dàng, hứng thú. 2. Luyện tập - Tìm hiểu PPTM được sử dụng trong một số VB đã học. - Lựa chọn PPTM phù hợp trong việc tạo lập VBTM. 3. Hướng dẫn tự học Sưu tầm một số VBTM và tìm hiểu các PPTM được sử dụng trong các VB đó. ————& —–—– CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Tản Viên từ phán sự lục, trích Truyền kì mạn lục – NGUYỄN DỮ) I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường, trọng công lí, chính nghĩa và tinh thần dân tộc của nhân vật Ngô Tử Văn; - Thấy được cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì. - Vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho người trí thức nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ. - Niềm tin chính nghĩa luôn thắng gian tà và lời nhắn nhủ: phải đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái ác, cái xấu. - Cốt truyện giàu kịch tính; kết cấu truyện chặt chẽ, lô gic; cách dẫn truyện khéo léo, kể chuyện linh hoạt, miêu tả sinh động, hấp dẫn. 2. Kĩ năng - Đọc, tóm tắt được tác phẩm tự sự trung đại. - Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung a) Tác giả - Nguyễn Dữ (? - ?), sống vào khoảng thế kỉ XVI. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng đi thi và đã từng làm quan, nhưng không lâu thì lui về ẩn dật. b) Tác phẩm - Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua các yếu tố thần kì, hoang đường. Tuy nhiên, đằng sau các chi tiết có tính chất kì lạ, phi hiện thực, người đọc vẫn có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm của tác giả. - Tác phẩm rút ra từ Truyền kì mạn lục – một “thiên cổ kì bút” viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - Nhân vật Ngô Tử Văn + Cương trực, yêu chính nghĩa: Ngô Tử Văn là người rất khảng khái, “Thấy sự gian tà thì không thể chịu được” nên đã đốt đền, trừ hại cho dân; sẵn sàng nhận chứ phán sự đền Tản Viên để thực hiện công lí. + Dũng cảm, kiên cường: không hề run sợ trước lời đe dọa của hồn ma tướng giặc, chàng vạch mặt tên hung thần; cãi lại quỷ và tên hung thần họ Thôi, dùng lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường để tâu trình Diêm Vương + Giàu tinh thần dân tộc: đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc, làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh dự cho thổ thần nước Việt. Chiến thắng của Ngô Tử Văn – một kẻ sĩ nước Việt – là sự khẳng định chân lí chính sẽ thắng tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa. - Ngụ ý của tác phẩm: vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi; phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời và nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng để chống lại cái ác, cái xấu. - Lời bình cuối truyện đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ. b) Nghệ thuật - Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ. - Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn. - Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn. - Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực. c) Ý nghĩa văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao những người trung trực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc, đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta. 3. Hướng dẫn tự học - Bình luận chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức Phán sự ở đền Tản Viên. - Xác định những chi tiết kì ảo trong truyện và cho biết tác dụng của chúng. - Suy nghĩ của anh (chị) về lời bình của tác giả ở cuối truyện. {{{ & {{{ LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Biết vận dụng những kiến thức đã học về đoạn văn, VBTM để viết được đoạn văn TM có đề tài quen thuộc, gần gũi. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức - Đoạn văn, các yêu cầu viết một đoạn văn nói chung. - Các yêu cầu viết đoạn văn TM. 2. Kĩ năng - So sánh để nhận ra điểm khác nhau giữa đoạn văn TS và đoạn văn TM. - Vận dụng những kiến thức, kĩ năng về đoạn văn, về văn TM để viết đoạn văn TM có đề tài gần gũi, quen thuộc trong học tập, đời sống. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Ôn tập và củng cố những kiến thức về đoạn văn TM qua những câu hỏi, gợi ý của sgk, từ đó nắm vững các kiến thức và kĩ năng về đoạn văn và viết đoạn văn TM; có kiến thức cần thiết về đối tượng TM; sắp xếp các kiến thức theo một trật tự hợp lí; vận dụng các PPTM hợp lí để đoạn văn sinh động, hấp dẫn. - Rèn kĩ năng viết đoạn văn TM, nhận ra và sửa các lỗi thông dụng khi viết đoạn văn. 2. Luyện tập Tăng cường các bài luyện tập phù hợp với mỗi đối tượng. Ví dụ: viết đoạn văn TM về một danh lam thắng cảnh, một TPVH. 3. Hướng dẫn tự học Kết hợp luyện tập tại lớp và luyện tập thêm ở nh

File đính kèm:

  • docHK2.doc